Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích, yêu cầu thiết kế bảng hỏi
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên ở các trường Tiểu học tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, đề tài xây dựng công cụ nghiên cứu chính là một bảng khảo sát ý kiến dành cho CBQL và bảng khảo sát ý kiến dành cho GV (nhóm khách thể bổ trợ).
Công cụ nghiên cứu này dựa trên ba nguyên tắc: đảm bảo giá trị về mặt nội dung; đáng tin cậy về mặt thống kê; sử dụng các hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu.
b. Quy trình thiết kế bảng hỏi
Công cụ nghiên cứu là một phiếu thăm dò được thực hiện qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Điều tra thử bằng bảng thăm dò mở
Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi thiết kế bảng hỏi mở về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên. Sau đó tiến hành phát thăm dò ý kiến ngẫu nhiên để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Thiết kế bảng hỏi
Từ kết quả thu được sau khi khảo sát bằng bảng thăm dò mở, cùng với những lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi thử. Sau đó bảng hỏi thử được đi khảo sát ý kiến để chỉnh sửa về hình thức và ngôn ngữ cho phù hợp với
khách thể khảo sát. Cuối cùng, bảng hỏi được hoàn thiện dựa trên các góp ý của các khách thể khảo sát, đảm bảo về các phương diện hình thức, số lượng, nội dung, ngôn ngữ.
- Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức
Tiến hành khảo sát chính thức trên nhóm khách thể chính (CBQL) và nhóm khách thể bổ trợ (GV) ở các trường Tiểu học tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
c. Nội dung bảng hỏi
c.1. Bảng hỏi dành cho nhóm khách thể cán bộ quản lý
Bảng hỏi chính thức được cấu trúc gồm 2 phần:
Phần A: Thông tin cá nhân của người trả lời: giới tính, vị trí đang đảm nhận, bằng cấp chuyên môn và thâm niên công tác.
Phần B: Phần nội dung chính gồm 2 phần.
- Phần 1 gồm có 5 câu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng về hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH: câu 1 - Tìm hiểu nhận thức của CBQL về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH; câu 2 - Tìm hiểu mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực chung, NLSP và năng lực giáo dục cho GVTH; câu 3 - Tìm hiểu hiệu quả thực hiện các hình thức bồi dưỡng; câu 4 - Tìm hiểu hiệu quả thực hiện các phương pháp bồi dưỡng; câu 5 - Tìm hiểu hiệu quả thực hiện các hình thức đánh giá bồi dưỡng NLSP cho GVTH;
Phần 2 gồm có 4 câu hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH: câu 1 - Tìm hiểu nhận thức của CBQL về tính cần thiết của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH; câu 2 - Tìm hiểu mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các thao tác trong 4 chức năng quản lý bồi dưỡng NLSP cho GVTH; câu 3 - Tìm hiểu mức độ phù hợp của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể; câu 4 - Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH.
c.2. Bảng hỏi dành cho nhóm khách thể giáo viên
Bảng hỏi cũng được cấu trúc gồm 2 phần:
và thâm niên công tác.
Phần B: Phần nội dung gồm có 6 câu hỏi: câu 1 - Tìm hiểu nhận thức của GV về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH; câu 2 - Đánh giá của GV về mức độ CBQL thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực chung, NLSP và năng lực giáo dục cho GVTH; câu 3 - Đánh giá của GV về hiệu quả thực hiện các hình thức bồi dưỡng của CBQL; câu 4 - Đánh giá của GV về hiệu quả thực hiện các phương pháp bồi dưỡng của CBQL; câu 5 - Đánh giá của GV về hiệu quả thực hiện các hình thức đánh giá bồi dưỡng NLSP cho GVTH; câu 4 - Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH.
d. Cách cho điểm
- Đối với các câu hỏi có 5 mức độ lựa chọn. Mỗi câu có 05 mức độ lựa chọn: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức theo khoảng biến thiên liên tục.
ĐTB của câu = Tổng điểm của các nội dung câu hỏi có trong câu chia cho số các nội dung khảo sát trong câu trong câu.
ĐTB của các biểu hiện thành phần = Tổng điểm của các các câu chia cho tổng số câu.
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 22.0 xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp trên. Cụ thể: Sử dụng một số phép tính như: thống kê mô tả: tính tần số, thứ hạng, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình,...; thống kê phân tích: so sánh giá trị trung bình, các phép kiểm nghiệm thang đo, kiểm nghiệm mẫu,.. làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
e. Cách quy điểm các mức độ cho thang đo
Bảng 2.1. Quy ước thang định khoảng các mức độ của phiếu hỏi
Thang điểm Mức độ cần thiết Mức độ phù hợp Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện Mức dộ ảnh hưởng 1 < ĐTB ≤ 1,8 Không cần thiết Không phù hợp Không bao giờ Kém Rất thấp
1,8 < ĐTB ≤ 2,6 Ít cần thiết Ít phù hợp Hiếm khi Yếu Thấp 2,6 < ĐTB ≤ 3,4 Bình thường Trung bình Thỉnh
thoảng Trung bình Trung bình 3,4 < ĐTB ≤ 4,2 Cần thiết Phù hợp Thường xuyên Khá Cao
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích phỏng vấn
Khẳng định kết quả của phương pháp điều tra; khai thác sâu hơn thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên ở các trường Tiểu học tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
b. Nguyên tắc phỏng vấn
- Phỏng vấn được tiến hành trong không khí thoải mái, cởi mở, tin cậy. - Khách thể trình bày vấn đề một cách tự do, thoải mái.
- Người phỏng vấn cần khéo léo trong việc đặt câu hỏi, bắt đầu bằng những câu hỏi chung, khái quát, dễ trả lời để kích thích tư duy của đối tượng; kết hợp cả câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin; cần có sự linh hoạt, mềm dẻo trong trình tự và nội dung phỏng vấn đã chuẩn bị theo tình huống cụ thể.
c. Nội dung phỏng vấn
Đề tài tiến hành phỏng vấn cả CBQL và GV.
- Phỏng vấn GV các vấn đề sau: 1) những NLSP cần thiết đối với GVTH trong giai đoạn hiện nay; 2) những khó khăn khi tham gia hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH; 3) cách thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng; 4) đề xuất của GV để tăng cường hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH; 5) nguyện vọng về nội dung cần được nhà trường tổ chức bồi dưỡng
- Phỏng vấn CBQL các vấn đề sau: 1) thực trạng việc phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV tại các trường Tiểu học hiện nay; 2) những khó khăn khi thực hiện hoạt động quản lý bồi dưỡng NLSP cho GVTH; 3) đề xuất của CBQL để tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý bồi dưỡng NLSP cho GVTH; 4) những hoạt động phối hợp nào đã được thực hiện để quản lý bồi dưỡng NLSP cho GVTH; 5) nguyện vọng về những nội dung cần tổ chức bồi dưỡng thêm cho GVTH; mong muốn được hỗ trợ thêm những điều kiện gì để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVTH.
d. Cách thực hiện
- Chuẩn bị dàn ý nội dung cần phỏng vấn ra giấy, các phương tiện cần thiết cho quá trình phỏng vấn.
- Hẹn gặp khách thể và dự kiến nơi phỏng vấn khách thể.
- Tiến hành phỏng vấn theo kế hoạch, đảm bảo nguyên tắc phỏng vấn.