Phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường tiểu học tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng​ (Trang 39 - 40)

Nhằm đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV được diễn ra đúng mục tiêu kế hoạch, đúng tiến độ và mang lại hiệu quả. Xử lý những tính huống phát sinh và có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp.

Giúp các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường có được các số liệu, thông tin về NLSP của đội ngũ trong đơn vị. Biết được khả năng của đội ngũ báo cáo viên: khả năng lựa chọn nội dung, thiết kế hoạt động, khả năng tổ chức từng hoạt động bồi dưỡng, sử dụng phương pháp, hình thức, phương tiện, kiểm tra - đánh giá người học,... Từ đó phân công công việc phù hợp, đúng người, đúng việc và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ kế thừa. Đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVTH, có kế hoạch cho GV học tập nâng chuẩn.

Quản lý cơ sở vật chất, tài liệu, kinh phí phục vụ cho công tác bồi dưỡng NLSP cho GV tại trường. Quản lý được công tác phối hợp trong quá trình thực hiện từng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV và công tác phối hợp chung trong cả năm học.

Đánh giá được chất lượng tổ chức từng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV và từng nội dung của hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV như chương trình, nội dung bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng,... Tuyên dương, khen thưởng kịp thời. Nâng cao khả năng tự học của GV, xây dựng nhà trường thành môi trường học tập liên tục.

1.4.2. Phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tại trường tiểu học viên tại trường tiểu học

Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tại trường Tiểu học được thực hiện dưới sự điều hành của người Hiệu trưởng và phân thành các cấp độ quản lý như sau:

Phó Hiệu trưởng, quản lý hoạt động chuyên môn chung của nhà trường, bao gồm các hoạt động như: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề sư phạm, thao giảng, dự giờ giữa các giáo viên trong trường, hoàn thành hồ sơ sổ sách bồi dưỡng

chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đột xuất,...

Tổ trưởng chuyên môn: quản lý các thành viên trong tổ như hồ sơ, trình độ, năng lực sư phạm của tổ viên, hoạt động bồi dưỡng của các thành viên trong tổ như dự giờ, thao giảng, chuyên đề, hồ sơ dạy học, sáng kiến kinh nghiệm, kiểm tra và nhận xét bồi dưỡng thường xuyên,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường tiểu học tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)