Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tại trường Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường tiểu học tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng​ (Trang 30)

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm

Cung cấp cho GV kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu dạy học và đổi mới giáo dục trong tình hình hiện nay. Qua hoạt động bồi dưỡng, hình thành ở GV khả năng nhìn nhận rõ vấn đề, suy nghĩ, phán đoán và giải quyết vấn đề một cách hợp lý và hiệu quả.

Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, nâng cao trình độ giáo viên. Bồi dưỡng GV nhằm tạo cơ hội cho GV hiểu rõ NLSP của bản thân, phát huy khả năng của mình, giúp GV biết cách tự học, tự tìm tòi, chủ động nắm bắt tri thức và học tập liên tục.

Tạo môi trường học tập lành mạnh, liên tục, hình thành văn hoá trường học, trường học phát huy khả năng tự học của tất cả các thành viên trong trường.

Hình thành năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

1.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học

Bồi dưỡng các năng lực chung nhằm cung cấp cho GV kiến thức và kỹ năng cần thiết để GV thực hiện tốt quá trình dạy học và giáo dục, thực hiện đổi mới giáo dục, chuẩn bị nền tảng thực hiện Chương trình giáo dục tổng thể mới như: năng lực phân phân tích chương trình, lập mục tiêu dạy học: theo năm, tháng, tuần, bài dạy; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, năng lực dạy học các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, năng lực phát huy khả năng tự học của học sinh,...

Bồi dưỡng các năng lực dạy học và giáo dục gồm: năng lực thiết kế hoạt động, năng lực tiến hành hoạt động dạy học/giáo dục và năng lực kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục.

Các nội dung bồi dưỡng chú trọng phát huy khả năng của người được bồi dưỡng, nhằm hướng người được bồi dưỡng phát huy năng lực bản thân, phấn đấu rèn luyện liên tục.

1.3.2.Yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Gồm một số nội dung trọng tâm sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017)

* Phẩm chất

Nhận thức tư tưởng chính trị đúng đắn; chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước; Chấp hành quy chế của ngành, quy định của trường

Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, có ý thức phấn đấu vươn lên; trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp.

* Kiến thức

Kiến thức cơ bản: nắm vững mục tiêu, chương trình; có kiến thức chuyên sâu; có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp, bồi dưỡng, giúp đỡ HS; Kiến thức về tâm lý, sinh lý HS

Lựa chọn phương pháp giảng dạy, ứng xử; giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất; kiến thức về kiểm tra, đánh giá.

Thực hiện đổi mới trong kiểm tra, đánh giá; soạn được đề kiểm tra đạt yêu cầu; đảm bảo xếp loại chính xác, mang tính giáo dục;

Kiến thức bổ sung: thực hiện bồi dưỡng đúng quy định; cập nhật kiến thức mới về giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ,...;

Kiến thức địa phương: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi GV công tác.

* Kỹ năng

Lập kế hoạch năm học, tháng, tuần; soạn giáo án theo hướng đổi mới; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh tự học;

Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm; quản lý thông tin hai chiều; hành vi trong giao tiếp, ứng xử văn hoá; sử dụng hiệu quả hồ sơ giảng dạy và giáo dục.

1.3.3. Hệ thống các năng lực sư phạm cần bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học theo hướng tiếp cận Năng lực thực hiện ( NLTH) học theo hướng tiếp cận Năng lực thực hiện ( NLTH)

“Trong những thập kỷ qua, ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, việc đào tạo GV theo định hướng phát triển năng lực nghề đã được triển khai, với mục đích bảo đảm chất lượng đào tạo GV.” (http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?ID=305, 2018).

Tiếp cận theo năng lực thực hiện (NLTH) trong bồi dưỡng đội ngũ GV là việc xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng dựa theo các công việc mà người GV thực hiện trong một chỉnh thể thống nhất của NLTH - sự tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Khi người GV có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ, công việc của nghề dạy học theo chuẩn đặt ra, nghĩa là họ có năng lực thực hiện.

Qua phân tích hoạt động dạy học và giáo dục của GVTH theo tiếp cận NLTH ta thấy rằng trong mỗi nhóm năng lực thành phần lại được phân thành các năng lực khác.

Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, NLSP được cụ thể hoá thành 2 nội dung: 1 - Năng lực chung; 2 - NLSP và năng lực giáo dục.

a. Năng lực chung:

1 - Xác định mục tiêu, thiết kế hoạt động dạy học và giáo dục theo định hướng

“lấy người học làm trung tâm” (https://123doc.org/document, 2007).

Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình, kiến thức tâm lý lứa tuổi, thiết kế nội dung phù hợp tình hình HS,...

Coi trọng giáo dục học sinh, dạy học lấy đạo đức làm nền tảng, dạy học sinh cách học, hướng dẫn học sinh tự học, hiểu vai trò môn học, rèn các em kĩ năng đọc sách, cách tìm kiếm thông tin,...

2 - Áp dụng hợp lý phương pháp: dạy học tích cực, trải nghiệm, tình huống, tích hợp, phân hoá, đặt và giải quyết vấn đề, tình huống, sử dụng bản đồ tư duy

Mindmap,...; đa dạng hình thức tổ chức như: cá nhân, nhóm, lớp,.. (Trần Thị Hương, 2012).

Thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục mới vào chương trình giảng dạy như: lồng ghép bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, tiết kiệm năng lượng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phòng chống thương tích HS Tiểu học,...

3 - Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, ứng dụng thành thạo CNTT, soạn bài giảng PowerPoint để giảng dạy, báo cáo chuyên đề, sử dụng hiệu quả các phần mềm khác vào các khâu của quá trình dạy học, giáo dục; ứng dụng CNTT vào việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách; rèn năng lực sử dụng ngoại ngữ (Jef Peeraer, Trần Nữ Mai Thy, 2010).

4 - Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh bao gồm đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, soạn đề kiểm tra định kỳ theo 4 mức độ.

Thực hiện và sử dụng hiệu quả hồ sơ, sổ sách như giáo án, bảng tổng hợp đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS, bảng tham chiếu về đánh giá các môn học, đánh giá năng lực, phẩm chất của HS, sổ chủ nhiệm lớp,...

5- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá khác như lao động, thể thao, văn nghệ, tham quan khu di tích,...

Qua tổ chức hoạt động, giáo dục HS biết ý nghĩa của từng hoạt động từ đó giúp HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ, biết yêu lao động, biết ơn tổ tiên, biết ơn các vị anh hùng dân tộc, hình thành ý thức sống vì tập thể, vì cộng đồng xung quanh,...

6 - Sinh hoạt sư phạm chuyên đề, xây dựng dự án giáo dục, tích cực trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp.

7 - Có năng lực tự học và rèn luyện liên tục, suốt đời; thể hiện giao tiếp ứng xử sư phạm và các kỹ năng mềm như: hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề, hợp tác, thuyết trình, tư duy sáng tạo,...

8- Nghiên cứu khoa học giáo dục và ứng dụng những thành tựu của nghiên cứu khoa học vào thực tế.

b. Năng lực dạy học và năng lực giáo dục:

DACUM (Develop A Curriculum), năng lực dạy học và năng lực giáo dục được biểu hiện cụ thể qua 3 năng lực thành phần (Lawrence, 2015).

Hệ thống năng lực này được thể hiện qua sơ đồ sau

HỆ THỐNG NĂNG LỰC DẠY HỌC NĂNG LỰC GIÁO DỤC Năng lực thiết kế hoạt động

Chuẩn bị thiết kế hoạt động (hiểu HS, nghiên cứu tài liệu, bài dạy,...

Viết mục tiêu, hệ thống hoạt động sẽ tổ chức

Dự kiến ứng dụng CNTT Dự kiến phương pháp, hình thức Năng lực tiến hành hoạt động

Phổ biến mục tiêu/ tiến trình Đa dạng phương pháp/ hình thức Tổ chức lớp học, xử lý tình huống sư phạm Ứng dụng CNTT, đồ dùng, ngôn ngữ, tương tác Năng lực đánh giá hoạt động

Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá

Xác định cách kiểm tra, soạn bộ công cụ đánh giá

Hoàn thành hồ sơ đánh giá Tiến hành kiểm tra

Soạn giáo án, lập kế hoạch bồi dưỡng HS

Nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy học/ giáo dục

Hình 1.2. Cấu trúc Năng lực dạy học và năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học

1.3.4. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học viên tiểu học

1.3.4.1. Về hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học

* Bồi dưỡng tập trung theo hình thức liên kết: Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch từng đợt do các cấp quản lý triệu tập GV tham gia lớp học, khoá tập huấn, bồi dưỡng theo kế hoạch định kì hoặc đột xuất tại một cơ sở bồi dưỡng trong huyện, tỉnh hay tại các trường sư phạm,.. ((Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).

* Bồi dưỡng thường xuyên: Đây là hình thức bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho GV học tập thường xuyên, liên tục trong suốt năm học. Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện, hướng dẫn GV tải các tài liệu học tập, GV tự nghiên cứu học tập sau đó nộp kết quả đã học để nhà quản lý nhận xét (Hồ Văn Liên, 2006).

* Bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến: Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin hoặc tài liệu học tập để hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV.

* Bồi dưỡng bằng hình thức tự học của GV: Hoạt động bồi dưỡng GV chỉ có thể đạt hiệu quả tốt nhất khi mỗi người GV có ý thức tự giác học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp theo phương châm “học tập thường xuyên, học tập suốt đời” (Viện nghiên cứu Giáo dục, 2013).

Đối với nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực giáo dục, có các hình thức bồi dưỡng cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực giáo dục

TT NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ NĂNG LỰC GIÁO DỤC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG 1 Năng lực thiết kế hoạt động

- Xem và nhận xét giáo án dạy học theo tuần, tháng, giáo án dự giờ, thao giảng, thanh tra hoạt động sư phạm, giáo án trong các hội thi,...

dục HS trong sổ chủ nhiệm.

- Tập huấn hướng dẫn soạn giáo án dạy học/ giáo dục. - Trao đổi qua Sinh hoạt chuyên môn, họp tổ chuyên môn, trò chuyện cùng GV,..

2

Bồi dưỡng năng lực tiến hành hoạt động dạy học/ giáo dục

- Dự giờ, thao giảng tại lớp, hội thi; Thanh tra hoạt động sư phạm GV.

-Tổ chức sinh hoạt Sư phạm chuyên đề, qua đó quan sát cách tổ chức lớp học của GV.

- Tập huấn hướng dẫn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học/ giáo dục; đổi mới kiểm tra, đánh giá HS; dạy thử nghiệm trong buổi tập huấn.

- Trao đổi qua Sinh hoạt chuyên môn, họp tổ chuyên môn, trò chuyện cùng GV,..

3 Kiểm tra- đánh giá hoạt động

- Tập huấn để GV cập nhật được cách thực hiện các văn bản đánh giá HS mới (Trần Thị Hương, 2017).

- Tập huấn ra đề kiểm tra theo 4 mức

- Kiểm tra cách nhận xét, đánh giá HS trong giờ dạy - Kiểm tra hồ sơ, sổ sách

- Trao đổi qua sinh hoạt chuyên môn, họp tổ chuyên môn, trò chuyện cùng GV,..

1.3.4.2. Về phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học

Áp dụng quan điểm “lấy người học làm trung tâm” trong quá trình bồi dưỡng, tạo điều kiện cho người học phát huy năng lực bản thân. Thầy không chỉ dạy học, mà còn phải từng bước dạy cho người học biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điều mới, và ở bậc đại học hay nghiên cứu thì tập dượt sáng tạo ra tri thức mới, nghĩa là phát huy tích cực nội lực của mình để thông qua tri thức mà phát triển trí tuệ, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, chứ không phải chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, dù là tri thức tiên tiến (http://vietsciences.free.fr, 2005).

Khi thực hiện bồi dưỡng cần đa dạng các phương pháp, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại, trong đó phương pháp tổ chức các hoạt động cho người học thực hành là quan trọng nhất. Từ việc người học thụ động chấp nhận kiến thức từ người dạy chuyển sang người học tự tìm hiểu kiến thức, phân tích, khám phá với sự trợ giúp của người dạy.

Phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phù hợp, khuyến khích và tạo điều kiện phát huy phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Tạo điều kiện cho người học học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Vận dụng những ưu điểm của phương pháp tích cực hoá học tập trong giảng dạy vào hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV như: dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của người học, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học (Trần Thị Hương, 2012).

Khai thác tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả phương tiện thông tin trong bồi dưỡng (http://hcmup.edu.vn/tt, 2017).

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học viên tiểu học

Đánh giá cần chú trọng cả quá trình GV tham gia trong hoạt động bồi dưỡng chứ không phải chỉ đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần xuất phát từ mục tiêu giúp GV tiến bộ, chỉ ra những biện pháp nâng cao năng lực dạy học/giáo dục của GV. Nhà quản lý cần căn cứ vào cở sở khoa học, chuẩn đánh giá, nội dung, kết quả công việc và cần thực hiện đánh giá khách quan, chính xác kết quả thì mới biết được thực chất trình độ NLSP của GV.

Đánh giá kết quả dự giờ, thao giảng, chất lượng giáo án, chất lượng hồ sơ sổ sách, kết quả tham gia các hội thi,... Đánh giá và xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp: Phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng; Kiến thức; và Kỹ năng sư phạm. Sử dụng kết quả đánh giá bồi dưỡng NLSP cho GV để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng năm học tiếp theo. “Mục đích đánh giá là làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản

lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với GV” (Bộ Nội vụ, 2006).

Nội dung kiểm tra năng lực dạy học và năng lực giáo dục của GVTH được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 1.2. Các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực giáo dục

TT NĂNG LỰC DẠY HỌC NĂNG LỰC GIÁO DỤC

NỘI DUNG KIỂM TRA

1 Năng lực thiết kế hoạt động

- Cách viết mục tiêu có theo hướng đổi mới không?

- Cách lựa chọn phương pháp, cách dự kiến tổ chức các hoạt động có lấy học sinh làm trung tâm không?

- Có cập nhật những tài liệu mới không?

- Nội dung trình bày trong giáo án có hợp lý và logic không,..? 2 Bồi dưỡng năng lực tiến hành hoạt động dạy học/giáo dục

- Cách tổ chức hoạt động có lấy học sinh làm trung tâm không? Có đổi mới phương pháp không?

- Cách đánh giá HS như thế nào? Cách quản lý lớp học ra sao?

- Tác phong sư phạm của GV, cách xử lý tình huống sư phạm ra sao?

- Cách sử dụng đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT như thế nào?

- Kiểm tra, đánh giá HS có vì sự tiến bộ của HS không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường tiểu học tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)