1.2.1. Khái niệm về kỹ năng sống
Để có thể sống, học tập và lao động con người cần đến những kỹ năng. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể liệt kê ra hết những kĩ năng cần thiết của một con người. Ngoài ra, nếu hiểu theo nghĩa hẹp của KNS thì sống có nghĩa là tồn tại nên KNS được phân tích ở đây là những kĩ năng giúp con người “tồn tại”.
Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới): KNS là các kỹ năng mang tính tâm lý xã hội, là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày [6].
Theo UNESCO: KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kỹ năng tâm lí xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả [7 ].Tổ chức này quan niệm kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục:
- Học để biết gồm các kĩ năng tư duy: Giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả,…
- Học để làm người gồm các kĩ năng cá nhân: Ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin.
- Học để sống chung với người khác gồm các kĩ năng xã hội: Giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định mình, hợp tác, làm việc nhóm…
- Học để làm việc gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ: Kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
Theo UNICEP: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng [6].
Tác giả X.Kommi thì cho rằng: KNS là khả năng con người thích ứng những hành vi thích ứng với những thách thức và những đòi hỏi của cuộc sống.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: Là những kĩ năng tinh thần hay kĩ năng tâm lý- xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng với cuộc sống, tác giả cho rằng kĩ năng sống nhìn dưới gốc độ năng lực tâm lý là những kĩ năng giúp con người tồn tại về mặt thể chất và tâm lý [31],[32],[33].
Từ góc độ tâm lý tác giả Nguyễn Quang Uẩn khẳng định: Là một tổ chức phức tạp của một hệ thống kĩ năng nói lên năng lực sống của con người giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hằng ngày có kết quả trong những điều kiện xác định của cuộc sống [42], [43].
Theo tác giả Mai Hiền Lê: KNS chính là những kĩ năng tâm lý- xã hội nhắm giúp cá nhân giải quyết một cách có hiệu quả những yêu cầu, thách thức của cuộc sống đặt ra và thích nghi với yêu cầu, thách thúc đó [22], [23].
Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng: KNS là khả năng cá nhân được thể hiện thông qua hành động làm chủ bản thân, hành động ứng xử tích cực với mọi người xung quanh và ứng phó, giả quyết có hiệu quả các tính huống, vấn đề trong cuộc sống dựa trên những tri thức, thái độ và giá trị mà chủ thể có được [14].
Theo quan niệm của tác giả, kỹ năng sống là những năng lực tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân thích ứng và tồn tại trong cuộc sống. Và, cũng chính những kỹ năng này giúp cá nhân thể hiện năng lực của mình thích nghi với những thách thức trong cuộc sống và phát triển.
1.2.2. Phân loại kỹ năng sống
Tùy theo quan niệm khác nhau về kỹ năng sống mà số lượng và tên gọi của những kỹ năng sống sẽ khác nhau. Có thể đề cập đến những cách phân loại sau.
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)[8].
Theo WHO, danh sách kỹ năng sống có thể rất dài, nhưng các kỹ năng có thể được chấp nhận ở những nền văn hóa khác nhau được xác định là các kỹ năng cơ bản sau: Lấy quyết định; Giải quyết vấn đề; Suy nghĩ sáng tạo; Suy nghĩ có phán đoán; Truyền thông có hiệu quả; Giao tiếp giữa người và người; Ý thức về bản thân; Khả năng thấu cảm; Ứng phó với cảm xúc; Ứng phó với stress.
Kỹ năng sáng tạo góp phần vào việc lấy quyết định và giải quyết vấn đề, bằng cách giúp chúng ta xem xét tất cả các biện pháp khác nhau và suy nghĩ về các hậu quả khác nhau của việc chúng ta hành động hay không hành động.
Kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta chọn những quyết định tích cực liên quan đến cuộc sống của chúng ta.
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp ta xử lý những khó khăn gặp phải một cách tích cực nhất. Những vấn đề gặp phải nếu không quan tâm giải quyết sẽ gây ra stress, dẫn theo những xáo trộn về cuộc sống và sức khoẻ.
Truyền thông có hiệu quả là khi chúng ta diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời nói hay không bằng lời nói, một cách phù hợp với hoàn cảnh hay bối cảnh văn hóa.
Kỹ năng giao tiếp giúp ta quan hệ một cách tích cực với những ai tương tác với chúng ta. Có nghĩa là kết bạn, gìn giữ tình bạn vì điều này có thể rất quan trọng
cho sức khỏe tinh thần và xã hội của ta. Nó cũng có nghĩa là giữ mối quan hệ tốt với gia đình, nguồn hỗ trợ quan trọng. Nhưng cũng có ý nghĩa cắt đứt các mối quan hệ một cách xây dựng.
Ý thức về bản thân bao gồm sự nhìn nhận về bản thân, tính tình, mặt mạnh, mặt yếu, ước muốn của chúng ta cũng như những điều mà chúng ta không thích. Ý thức về bản thân giúp chúng ta nhận ra stress hay tình trạng bị áp lực để ứng phó kịp thời. Ý thức về bản thân là một tiền đề quan trọng để truyền thông và giao tiếp có hiệu quả cũng như để thấu cảm với người khác.
Khả năng thấu cảm là khả năng hình dung hoàn cảnh sống của người khác mà có khi họ còn xa lạ với ta. Thấu cảm giúp ta chấp nhận người kia dù họ rất khác với chúng ta. Điều này sẽ giúp cải thiện các mối tương tác xã hội. Đồng thời, thấu cảm còn giúp chúng ta có thái độ phù hợp với những người cần sự giúp đỡ, chăm sóc của chúng ta.
Ứng phó với cảm xúc, đó là nhìn nhận các cảm xúc nơi ta và người khác, ý thức rằng cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi như thế nào và có khả năng ứng phó với
cảm xúc một cách phù hợp.
Ứng phó với stress, đó là biết nhận ra các nguyên nhân gây stress trong đời sống chúng ta, nhận ra stress tác động đến chúng ta như thế nào và hành động để giảm
bớt các nguồn gây stress, giữ stress ở mức độ chấp nhận được, hoặc học cách thư giãn để giữ sự căng thẳng không hại đến sức khỏe.
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO)
Theo UNESCO thì kỹ năng phải được phân chia dựa trên những kỹ năng cơ
bản cũng như những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực khác nhau. Theo đó, có thể có những nhóm kỹ năng sống như sau:
Nhóm kỹ năng chung
Nhóm chung này bao gồm những kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với cuộc sống chung bao gồm các kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội.
Nhóm kỹ năng chuyên biệt
Nhóm kỹ năng chuyên biệt gồm các kỹ năng được thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể khác nhau của đời sống xã hội như: Các kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, kỹ năng về các vấn đề xã hội như ma túy, HIV- AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các vấn đề bạo lực, rủi ro, những kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, môi trường cộng đồng, hòa bình và giải quyết xung đột, phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
Tổ chức này nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân. Theo đó, các kỹ năng phân loại theo các mối quan hệ như sau:
Nhóm những kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân - Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống - Kỹ năng bảo vệ bản thân
- Kỹ năng kiên định
- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc - Kỹ năng đương đầu với căng thẳng.
- Kỹ năng thiết lập quan hệ - tương tác liên nhân cách - Sự cảm thông – thấu cảm (Empathy)
- Giao tiếp có hiệu quả - Kỹ năng thương lượng
- Kỹ năng đứng vững trước những áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác.
Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả, bao gồm những kỹ năng sau:
- Tư duy phê phán - Tư duy sáng tạo - Ra quyết định - Giải quyết vấn đề
Tổ chức ESCAP (Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên
Hợp Quốc). Theo tổ chức ESCAP phân loại kỹ năng sống thành 3 dạng - Kỹ năng sống để phát triển cá nhân
- Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác
- Kỹ năng công nghệ, theo đề nghị của các đại diện trẻ tại một hội nghị. (ESCAP nhấn mạnh đến kỹ năng công nghệ thông tin).
Ở Campuchia GD KNS với vấn đề nổi bật nhất là việc xác lập các kỹ năng cần huấn luyện cho từng lứa tuổi cũng như phương pháp hiệu quả. KNS được coi là năng lực mà con người cần phải có để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia. Kỹ năng tìm việc và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình là những kỹ năng sống quan trọng đối với thế hệ trẻ và người lớn.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn phân chia kỹ năng sống thành 3 nhóm chính
1- Nhóm thứ nhất: Kỹ năng về cuộc sống cá nhân, bao gồm các kỹ năng:
Kỹ năng sinh hoạt cá nhân, Kỹ năng rèn luyện giữ sức khỏe, Kỹ năng tự nhận thức bản thân, Kỹ năng tự ý thức và có trách nhiệm với bản thân, Kỹ năng tự xác định mục đích, kế hoạch cuộc sống.
2- Nhóm thứ hai: Kỹ năng quan hệ với người khác, với cộng đồng, xã hội, bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách, Kỹ năng thực hiện các hành vi văn hóa xã hội, Kỹ năng thích ứng
xã hội.
3- Nhóm thứ ba: Kỹ năng thực hành công việc bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng xác định mục tiêu công việc, Kỹ năng lựa chọn và xác định các giá trị, Kỹ năng hoạch định công việc, Kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc có kết quả, Kỹ năng đánh giá công việc và rút kinh nghiệm về công việc, Kỹ năng chuẩn bị cho các công việc tiếp theo.
Từ các cách phân loại kỹ năng sống trên đây, có thể rút ra những nhận định sau. Mỗi cách phân chia kỹ năng sống của mỗi tổ chức, cá nhân, đều mang tính tương đối. Những kỹ năng thường được nhiều quan điểm đề cập đến vẫn là kỹ năng tự nhận thức bản thân, chăm sóc sức khỏe bản thân, kiểm soát bản thân, giải quyết
vấn đề. Tuy mỗi tổ chức ở mỗi góc nhìn khác nhau nên cách phân loại kỹ năng sống có khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù có phân loại trên góc nhìn nào đi nữa thì kỹ năng sống phải là những khả năng thuộc về năng lực cá nhân giúp bản thân tồn tại và làm chủ cuộc sống mình cũng như đạt được những mục tiêu sống một cách hiệu quả. Chính vì điều này, tác giả Huỳnh Văn Sơn đã chọn hướng tiếp cận kỹ năng sống theo hướng cá nhân, nghĩa là kỹ năng sống đối với mỗi cá nhân cần có những khả năng gì, những kỹ năng nào trong tiến trình phát triển cuộc đời cũng như trong quan hệ khác nhau và trong những hoạt động khác nhau. Từ đây, có thể nhận thấy những kỹ năng sống cần thiết nhất với con người cũng chính là những kỹ năng cơ bản mà con người cần có ngay từ những năm tháng đầu đời, đặc biệt là trẻ em 5 – 6 tuổi. Đó là những nhóm kỹ năng cơ bản hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ: kỹ năng phát triển thể chất, kỹ năng phát triển nhận thức, kỹ năng phát triển tình cảm xã hội, kỹ năng phát triển ngôn ngữ - giao tiếp.
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con nguời. Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng tâm lí xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
1.2.3. Khái niệm về giáo dục kỹ năng sống
GD KNS là phải giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau khi giải quyết tình huống nào đó trong cuộc sống [1], [8].
GD KNS là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày... [31], [34].
GD KNS cho trẻ MN là một nhiệm vụ đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện trong trường mầm non, nó đóng vai trò nền tảng trong việc mang lại cho trẻ nhiều lợi ích cả về mặt sức khỏe, giáo dục lẫn văn hóa xã hội. Giúp các bé sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho bản thân và xã hội.
GD KNS cho trẻ mầm non có ảnh hưởng đến phát triển toàn diện nhân cách trẻ về mặt thể chất, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng đi học. Cụ thể là:
- Về thể chất giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bĩ, tháo vát, có khả năng thích ứng được vớ những thay đổi của điều kiện sống.
- Về tình cảm – xã hội: GD KNS giúp cho trẻ biết kiểm soát cảm xúc, biết thể hiện tình yêu thương, sự chia sẻ, đồng cảm với những người xung quanh.
- Về giao tiếp: GD KNS giúp trẻ mạnh dạn, tự tin tự trọng và tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt.
- Về ngôn ngữ: GD KNS giúp cho trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cởi mở.
- Về sẵn sàng vào lớp một: GD KNS giúp cho trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như: sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc với các mối quan hệ xã hội.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình: GD KNS là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dụng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ
năng thích hợp [8].[9].
Theo Lưu Thu Thủy và Lê Thanh Sử: GD KNS là trang bị những kiến thức, thái độ, hành động giúp cho người học hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp