Một số giải pháp sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 93 - 97)

2.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống

2.3.3. Một số giải pháp sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho

Từ những định hướng nêu trên, đề xuất 3 giải pháp cụ thể như sau:

2.3.3.1. Giải pháp 1: CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi * Mục tiêu – ý nghĩa

GVMN là những người trực tiếp giảng dạy trẻ và CBQL là người trực tiếp quản lý GVMN trước khi giáo dục trẻ GV phải “biết”, phải “hiểu” thì mới có thể chọn lựa những PP giáo dục hiệu quả hơn, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội được các KNS.

* Yêu cầu

Hàng năm các CBQL và GVMN cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn đặc biệt là các chuyên đề về GD KNS, PP GDKNS.

Tất cả GVMN và CBQL khi tham dự các lớp bồi dưỡng phải mạnh dạn, thẳng thắn đóng góp ý kiến và chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân cho mọi người, cùng trò chuyện, đàm thoại và đi đến cách giải quyết thống nhất mọi vấn đề.

Qua các lớp bồi dưỡng các GVMN và CBQL sẽ chia sẻ cảm tưởng cũng như kinh nghiệm rút ra từ các chuyên đề.

CBQL và GVMN tự tìm hiểu và sưu tầm các tài liệu về GD KNS và các PP GDKNS cho trẻ. Chủ động trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về PP GDKNS.

* Cách tiến hành

Đối với CBQL: Tham gia các lớp tập huấn, thường xuyên nghiên cứu tài liệu về KNS. Thông qua các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng tuyên truyền, giải thích cho GV trường mình nắm về tầm quan trọng của KNS đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Động viên, khuyến khích GV sử dụng các PP GDKNS cho trẻ linh hoạt, sáng tạo hơn để đạt được kết quả mong đợi. Đưa ra những nội dung GD KNS cần đạt được ở các độ tuổi cho giáo viên thảo luận xem nội dung nào phù hợp, không phù hợp và cho biết ý kiến của mình. Bên cạnh đó cần khuyến khích GV thoải mái trao đổi, chia sẽ với nhau những kinh nghiệm trong việc sử dụng các PP GDKNS cho trẻ, học hỏi rút kinh nghiệm từ chị em đồng nghiệp. CBQL cần được rèn kỹ năng đánh giá việc sử dụng các PP GDKNS cho trẻ của GVMN, xem giáo viên đã lựa chọn các PP phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục chưa, phù hợp với đặc điểm của trẻ, phù hợp với điều kiện sống, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp chưa?...

Mời những giáo viên dạy lâu năm chia sẻ những kỉ niệm, kinh nghiệm trong thời gian dạy học của mình. Nêu gương một số GVMN có những hành động đẹp đối với trẻ MN. Những khó khăn trong cơng tác giáo dục MN. Mời giáo viên đưa ra những PP mình đã sử dụng để giáo dục những KNS cho trẻ, sau đó đưa ra một số PP khác cho giáo viên thảo luận về yêu cầu và cách thức sử dụng các PP đó, cùng GV thảo luận về các PP tuyên truyền.

Động viên, khích lệ thế hệ giáo viên trẻ cố gắng noi theo gương những giáo viên tiêu biểu và phấn đấu hết mình vì sự nghiệp “trồng người”.

Đối với GVMN: Tham gia các lớp tập huấn của ngành; nghiên cứu tài liệu về KNS; lắng nghe những ý kiến đóng góp, tuyên truyền của lãnh đạo; chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp. Các giáo viên cùng nhau chia sẻ những hiểu biết của mình về tầm quan trọng của KNS đối với sự phát triển của trẻ, KNS đối với nhịp

sống hiện đại; những hậu quả của việc thiếu hụt KNS đối với trẻ, PP GDKNS, sự phù hợp của các PP giáo dục.

2.3.3.2. Giải pháp 2: Phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục KNS, thống nhất

PPGDKNS cho trẻ

* Mục tiêu – ý nghĩa

Giúp phụ huynh nắm rõ KNS là gì, các nội dung GD KNS cho trẻ trong trường mầm non và gia đình, các PP GDKNS cho trẻ 5 -6 tuổi, chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Gia đình có vai trị quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ, hơn ai hết cha mẹ và những người thân trong gia đình là những người gần gũi và hiểu trẻ nhất. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình đều ít con nên nng chiều con quá mức, việc gì cũng làm thay con, lúc nào cũng bảo bọc, che chở không để trẻ tự giải quyết hay làm bất cứ việc gì dù chỉ là những cơng việc tự phục vụ bản thân. Chính vì vậy khi đến trường, mơi trường giáo dục khác hồn tồn với gia đình sẽ tạo cho trẻ sự hoang mang và chỉ thực hiện theo kiểu “đối phó” với cơ chứ khơng biết cái nào mới là đúng, cái nào sai. Do đó để q trình GDKNS cho trẻ diễn ra thuận lợi và liên tục thì GVMN cần phải biết phối hợp với phụ huynh, thường xuyên trao đổi với phụ huynh thống nhất về nội dung GD KNS và các PP GDKNS cho trẻ giúp cho việc sử dụng các PP GDKNS cho trẻ của GVMN đạt hiệu quả cao hơn.

* Yêu cầu

Đảm bảo tính thống nhất giữa các nội dung GD KNS cho trẻ giữa GVMN và phụ huynh.

Những nội dung GD KNS cho trẻ cần gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của phụ huynh và khả năng lĩnh hội của trẻ, ben cạnh đó phải tuân thủ theo quan điểm chỉ đạo của chương trình GDMN.

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa GV và phụ huynh, thường xuyên trao đổi tình hình trẻ ở lớp và ở nhà.

GV và phụ huynh cần cố gắng là những tấm gương cho trẻ noi theo vì đặc điểm của trẻ MG là bắt chước.

GV và phụ huynh trong quá trình giáo dục cần tạo cảm giác an tồn và thân thiện cho trẻ, thường xuyên động viên, khích lệ trẻ. Hạn chế những hình phạt như: đánh địn

hay quở trách trẻ.

* Cách tiến hành

Đưa nội dung GD KNS vào cuộc họp phụ huynh đầu năm. Tổ chức góc tuyên truyền về GDMN (GD KNS cho trẻ 5 -6 tuổi).

Hàng ngày trong giờ đón, trả trẻ, GV và phụ huynh trao đổi thông tin về KNS của trẻ để kịp thời nắm bắt sự phát triển của trẻ và đồng thời cũng nắm được những nội dung và PP giáo dục ở trường để phụ huynh củng cố và phát triển thêm ở nhà cho trẻ.

Qua các cuộc họp phụ huynh ở lớp, GV soạn ra kế hoạch GD KNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi để phụ huynh tham khảo và góp ý kiến. Những nội dung nào có thể giáo dục tại nhà thì GV nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh. Đồng thời cũng lắng nghe ý kiến của phụ huynh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp. Tại các bảng tuyên truyền của trường lớp, GV thông tin đến phụ huynh kế hoạch giáo dục, các bài báo, tranh ảnh, nội dung GD KNS cho trẻ, PP GDKNS cho trẻ .

Tóm lại: GD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi rất rộng và nhiều nội dung. Vì vậy cần phải biết kết hợp nhiều PP giáo dục nhưng sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là điều kiện quan trọng góp phần đạt được kết quả mong đợi.

2.3.3.3. Giải pháp 3: GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ thực hành KNS

* Mục tiêu – ý nghĩa

GVMN cần nắm vững các nội dung GDKNS cho trẻ 5 -6 tuổi, chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. GVMN sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp trẻ lĩnh hội những KNS. Trên cơ sở đó, GV nên thường xuyên kiểm tra, đánh giá những KNS đạt được của trẻ và hiệu quả của các PPGDKNS mà mình đã sử dụng, thường xuyên tổ chức cho trẻ được luyên tập thực hành KNS nhằm củng cố những kiến thức về KNS trẻ đã đạt được.

* Yêu cầu

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá trẻ, GV nên tạo khơng khí hịa đồng, thân thiện với trẻ, tránh gây áp lực với trẻ. Bởi vì những hành vi như vậy sẽ mang lại gánh nặng, tạo áp lực cho trẻ chứ không mang lại động lực phấn đấu cho trẻ vì thế kết quả sẽ khơng cao.

Khi kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, khơng chủ quan theo ý thích cá nhân của mình. Kết quả đánh giá sẽ giúp GVMN nhận xét được PPGDKNS nào hiệu quả và phương pháp nào chưa hiệu quả để kịp thời điều chỉnh.

* Cách tiến hành

Sau mỗi lần tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ GV tự rút ra kết quả sử dụng các PP GDKNS, tự điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các PP. Nếu phát hiện những KNS nào trẻ cịn yếu thì rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch mới, lựa chọn các PP phù hợp hơn để khắc phục.

Xem kế hoạch chủ đề, tháng, tuần, ngày về GD KNS của mình gồm những nội dung nào, cần áp dụng những phương pháp nào cho phù hợp để kích thích hứng thú cho trẻ.

So sánh mức độ hiện tại của trẻ với mức độ trước đó, ghi nhận sự tiến bộ và tiếp tục phát triển cho trẻ các kĩ năng mới.

Việc đánh giá luôn đi đôi với việc quan sát tồn bộ q trình lĩnh hội tri thức của trẻ từ lúc GV bắt đầu hướng dẫn tổ chức triển khai hoạt động cho đến lúc kết thúc hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 93 - 97)