Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về kĩ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 70 - 99)

STT Nội dung khảo sát:

KNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là gì?

Kết quả khảo sát

Tần số Tỷ lệ (%)

1

Là những hành vi mà con người thể hiện để ứng phó với những tình huống diễn ra trong đời sống

GVMN 13 19.4

CBQL 5 20.0

2 Là kỹ năng giao tiếp GVMN 2 2.9 CBQL 0 0.0

3 Là những kỹ năng xã hội GVMN 7 10.4 CBQL 3 12.0

4 Là năng lực sống giúp con người tham gia vào các hoạt động có hiệu quả

GVMN 17 25.5 CBQL 9 36.0 5 Là kĩ năng tự phục vụ GVMN 3 4.5 CBQL 0 0.0 6 Là tất cả những ý kiến trên GVMN 15 22.4 CBQL 6 24.0 7 Ý kiến khác GVMN 10 14.0 CBQL 2 8.0

Theo kết quả khảo sát cho thấy GVMN và CBQL có nhận thức khác nhau về khái niệm KNS của trẻ MG 5 – 6 tuổi. GVMN tập trung nhiều nhất ở quan điểm cho rằng “Là năng lực sống giúp con người tham gia vào các hoạt động có hiệu quả”, chiếm 25.5%. Theo nhận định của bản thân người nghiên cứu, cho rằng “KNS là những hành vi mà con người thể hiện để ứng phó với những tình huống diễn ra trong đời sống”. Đây là quan điểm đúng đắn nhất về KNS nhưng chiếm tỉ lệ không cao.

Phỏng vấn cô N.T.Đ là GV trường MG Phú Khánh, cô đưa ra nhận định như sau:“KNS là những kỹ năng giao tiếp của trẻ đối với người lớn và bạn bè, có KNS

giúp trẻ biết giao tiếp có văn hóa với mọi người”. Cùng nhận định đó, cơ N.T.H trường MN TP cho biết “KNS là kỹ năng giao tiếp, ứng xử với những người xung

quanh”. Từ kết quả trên cho thấy rất nhiều GVMN và CBQL nhận định chưa đầy đủ

về KNS. Do đó, có thể các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi mà GVMN sử dụng sẽ không phù hợp với trẻ thậm chí cịn kiềm hãm sự phát triển của trẻ.

2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi

Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về nội dung giáo dục kĩ năng sống trẻ 5 – 6 tuổi

STT Nội dung GD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi

ở trường MN CBGV - Tần số

Tỷ lệ (%)

1 Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh

GVMN 67 100 CBQL 25 100

2 Kĩ năng hợp tác GVMN 36 53.7

CBQL 12 48.0

3 Kĩ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ GVMN 39 58.2 CBQL 15 60.0

4 Kĩ năng tuân thủ các quy tắc xã hội GVMN 11 16,4 CBQL 18 72,0

5 Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép GVMN 67 100 CBQL 16 64,0

6 Kĩ năng tự phục vụ GVMN 67 100 CBQL 25 100

7 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc GVMN 54 88,6 CBQL 21 84,0

8 Kĩ năng nhận thức về bản thân GVMN 67 100 CBQL 11 44,0

Theo phiếu khảo sát thì có 100% GVMN và CBQL đều chọn nội dung GD KNS cho trẻ gồm: Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh và kĩ năng

tự phục vụ. Có kết quả tuyệt đối như vậy bởi vì đây là những kĩ năng phổ biến và dễ

nhận biết, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Chính vì vây nên đa số GVMN đều cho rằng KNS của trẻ bao gồm kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng ứng xử bởi với những kĩ năng này trẻ có thể tự sống được. Bên cạnh đó qua phỏng vấn ý kiến GVMN thì có 100% GV cho rằng mình thường giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ và 85% là kĩ năng giao tiếp.

Bên cạnh đó cũng có nhiều tiêu chí được các GV và CBQL đánh giá cao như: Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép, kĩ năng nhận thức về bản thân, kĩ năng kiểm soát cảm xúc…

Theo nhận định của bản thân người nghiên cứu, GVMN và CBQL chưa nắm vững các nội dung GD KNS trong chương trình GDMN mà chỉ đề cao một số nội dung phổ biến và thường được nhắc đến. Điều này cho thấy nhận thức của CBQL và GVMN vẫn chưa đầy đủ. Do đó trong q trình sử dụng các PP GDKNS cho trẻ sẽ có kết quả không cao.

Để làm sáng tỏ nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về nội dung giáo dục kĩ năng sống trẻ và để khảo sát được những KNS trẻ đạt được, chúng tôi tiến hành quan sát các hoạt động trong ngày của 90 trẻ ở 3 lớp Lá trường MG Phú Khánh, trường MG Tân Phong, MG Đại Diền. Trước tiên phải nói về kĩ năng tự phục vụ trẻ ở các trường có tổ chức bán trú thực hiện khá thành thạo. Đa số các em đã biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn. Đây là những hành vi mà các trẻ được GVMN và cha mẹ rèn luyện hàng ngày. Tuy vậy, nhiều bé vẫn chưa tự giác thực hiện. Khi có cơ hoặc được cơ nhắc nhở thì các bé mới thực hiện. Khi trao đổi với phụ huynh, họ cũng đồng ý khi cho rằng các trẻ đã có nhận thức tốt về những hoạt động lao động tự phục vụ nhưng nhiều bé chưa tự giác thực hiện còn đợi ba mẹ nhắc mới làm. Với những trẻ ở nhà được ba mẹ quá nuông chiều thường chỉ làm khi ở lớp nhưng khi về nhà thì khơng chịu làm gì cả ngay cả việc xúc cơm ăn. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng con mình cịn nhỏ khơng thể làm được hoặc không muốn con làm những công việc trong gia đình như phụ mẹ qt nhà, trơng em, nhặt rau, dẹp chén lại

bồn rửa…và đã khơng để cho bé có cơ hội thực hiện những cơng việc trên. Điều này đã cản trở sự trưởng thành của bé.

Trong nhóm kĩ năng tự phục vụ có kĩ năng tự bảo vệ sức khỏe, đa số trẻ biết ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng; việc mặc quần áo ấm khi trời lạnh thì trẻ đều được ba mẹ trang bị chứ số ít trẻ có ý kiến về trang phục của mình - theo khảo sát ý kiến một số trẻ. Ngoài ra kĩ năng tự phịng chống các tai nạn thơng thường đa số trẻ đều thực hiện tốt như: không được tự ý sử dụng những đồ vật nguy hiểm và không đi theo hoặc nhận quà của người lạ, bên cạnh đó cũng có một số đặc biệt là các bé trai hiếu động nên còn leo trèo, chơi đánh nhau và ném đồ chơi vào bạn. Đa số trẻ chưa biết kêu cứu trong trường hợp gặp nguy hiểm. Một số biển báo giao thông, biển báo nguy hiểm trẻ không biết. Khi cho trẻ quan sát biển báo giao thông: đường một chiều, lối đi dành cho người đi bộ thì rất nhiều trẻ không nhận ra ý nghĩa của những biển báo đó trong khi rất nhiều trường đều có thực hiện mơ hình giao thơng trên sân trường để giáo dục cho trẻ.

Về nhóm kĩ năng vận động, người nghiên cứu quan sát thấy phần đông trẻ đều thực hiện được tốt đối với những đứa trẻ phát triển bình thường về mặt thể chất.

Đối với nhóm kĩ năng tình cảm: Hầu hết các bé đã có kỹ năng nhận biết trạng thái cảm xúc của người khác như: Vui, buồn, giận. Và khi có những tâm trạng như vậy các em đã biết bộc lộ cảm xúc của mình. Như trường hợp bé Minh Tâm - Lớp Lá 1, Trường MG Tân Phong trong giờ hoạt động có chủ đích bé học rất ngoan và thường xun phát biểu, được cô khen và tuyên dương sau buổi học, bé rất vui và hãnh diện, tự hào. Hoặc lúc nghe cơ kể câu chuyện Tích Chu, cơ kể đoạn Tích Chu khơng thương bà và hỏi trẻ “Con thấy Tích Chu có ngoan khơng? Con có thích giống bạn khơng?” thì trẻ đều tỏ thái độ gay gắt, khơng đồng ý vì như bạn Tích Chu là khơng ngoan.

Tuy nhiên trong kĩ năng kiềm chế cảm xúc của bản thân, mỗi khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực ví dụ như trẻ đang chơi đồ chơi nhưng bị bạn giật hoặc bị bạn trêu ghẹo… thì trẻ thường khó kiềm chế cảm xúc của bản thân. Và trẻ thường phản ứng như: khóc, đánh lại bạn…Liên quan đến vấn đề này, nhiều nhà giáo dục cho rằng trong những tình huống như vậy, GV cần đưa ra những luật chơi từ trước như bạn này chơi đồ chơi mới một lúc sau sẽ nhường cho bạn khác chơi, khi bị bạn chọc ghẹo không được đánh bạn mà nên báo cáo với cô. Tuy nhiên rất nhiều GV thực hiện chưa đúng,

tức là dặn trẻ như vậy nhưng khi trẻ mách cơ thì cơ lờ đi và la mắng trẻ dẫn đến tình huống trẻ khơng cịn muốn mách cơ mỗi khi có chuyện nữa. Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu đó, GV cần thỏa thuận trước với bé những điều gì bé được phép và không được phép làm ngay từ đầu, cô nên giải quyết và trả lời ngay những thắc mắc của trẻ chứ không được làm lơ, cho qua.

Nhóm kĩ năng giao tiếp: Tính chủ động cịn hạn chế là điều người nghiên cứu nhận thấy ở trẻ, trẻ chưa chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. Hầu hết các trẻ đều biết lắng nghe ý kiến của bạn về một vấn đề gì đó, biết chấp nhận sự phân cơng của nhóm hoặc thực hiện những nhiệm vụ đơn giản được giao cùng người khác. Tuy nhiên, đa phần trẻ lại gặp khó khăn trong khi trao đổi ý kiến với bạn về một vấn đề gì đó hoặc tìm cách giải quyết một mâu thuẫn, trẻ chưa biết khi giao tiếp phải quan sát bằng ánh mắt với người đối diện, trẻ ít biết cách thể hiện cảm xúc của mình trên nét mặt hoặc ngơn ngữ cơ thể. Theo người nghiên cứu tìm hiểu, nguyên nhân là do kinh nghiệm giao tiếp của trẻ chưa nhiều. Trẻ cũng chưa được hướng dẫn về cách biểu hiện cảm xúc của mình bằng nét mặt, ngơn ngữ cơ thể…

Khi trẻ nói chuyện với nhau, trẻ thường nói khá to, tuy nhiên khi trẻ được cô mời trả lời câu hỏi hoặc nói chuyện với người lạ, bạn mới trẻ đều nói rất nhỏ. Theo người nghiên cứu thì ngun nhân là do trẻ nhút nhát. Ngoài ra một số trẻ còn chưa biết chờ đến lượt trong khi giao tiếp, cịn nói leo hoặc ngắt lời người khác trong khi nói chuyện. Một số trẻ ở nơng thơn hay sử dụng tiếng “lóng” khi giao tiếp với nhau do ảnh hưởng từ phía gia đình. Tuy nhiên, trong giao tiếp trẻ đã biết sử dụng những từ thể hiện sự lịch sự như: cảm ơn, xin lỗi, hẹn gặp lại…

Nhóm kĩ năng xã hội: Trẻ đã thực hiện được một số kĩ năng hợp tác với bạn, tuy nhiên vẫn cịn một số trẻ trong nhóm cịn thụ động, không biết hỗ trợ bạn thực hiện các hoạt động. Thường thấy trong các hoạt động địi hỏi sự hợp tác thì mỗi nhóm chỉ vài bé hoạt động chủ động, tích cực. Trong cách ứng xử và thích ứng với các mối quan hệ xã hội, hầu hết trẻ đã biết hành động hoặc việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. Chẳng hạn khi được hỏi “nhóm của con thi trị chơi ai nhanh hơn nhưng tới lượt con không chơi hoặc con chạy chậm thì nhóm con sẽ như thế nào?” trẻ đều trả lời được rằng: nhóm con sẽ thua cuộc. Điều đó cho thấy rằng trẻ biết vị trí của mình trong

nhóm. Hoặc khi được hỏi: tại sao ở những nơi công cộng người ta thường đặt những cái sọt rác?” Trẻ đều biết trả lời là để mọi người bỏ rác vào. Vậy nếu có sọt rác nhưng người ta vẫn đổ rác ra bên ngoài vậy là hành vi đúng hay sai? Trẻ đều nhận thấy đó là hành vi sai. Tuy nhiên trên thực tế ở các trường vẫn còn thấy trẻ vứt rác bừa bãi tập trung nhiều nhất ở các trường vùng sâu. Điều kiện sống mỗi vùng miền khác nhau, ở vùng sâu nhiều gia đình khơng chú ý để sọt rác và trẻ cứ thế xả rác ra sân hay trong nhà và ba mẹ chúng sẽ là người dọn dẹp, họ xem đó như trách nhiệm và chẳng la mắng gì trẻ nên vơ tình trẻ xem xả rác là việc bình thường. Ngồi vấn đề xả rác, ở trẻ cịn tình trạng để đồ dùng cá nhân chưa đúng nơi quy định và chưa có ý thức tiết kiệm điện.

Những hành vi thể hiện sự lễ phép đã được rèn luyện từ những lớp nhỏ. Tuy nhiên vẫn còn một số trẻ đôi lúc trả lời trống không khi được cơ giáo hỏi. Có trẻ cịn xưng hơ “mày, tao” với bạn mặc dù được GV nhắc nhỡ thường xuyên. Vấn đề này phải nhắc đến PP làm gương của GVMN có thực hiện đúng và tốt hay chưa bởi GV ln bắt trẻ khơng được nói như vậy trong khi mình thì cứ vơ tư thốt ra những lời đó trước mặt trẻ.

Khi được hỏi về việc thực hiện các quy tắc giao thông, đa số trẻ đều trả lời được tốt, chẳng hạn như: đi bộ trên vỉa hè, đi bên phải, đi theo tín hiệu giao thơng… Khi người nghiên cứu tiến hành khảo sát ngay chủ đề giao thông và nhận thấy rằng những quy tắc này được các GV lồng ghép thường xuyên vào các hoạt động nên trẻ đã nắm vững. Nói về kĩ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi, với những trường đạt chuẩn có lầu thì trẻ thường học và chơi trong lớp nên hành vi ném, vứt đồ chơi bừa bãi ít hơn trẻ ở các trường nhỏ do trẻ được tự do ra sân chơi, vì vậy sau giờ chơi lúc nào cũng có một vài đồ chơi bị bỏ lại. Về kĩ năng quý trọng đồng tiền, một số trường có căn tin tại trường thì người nghiên cứu chỉ cần ngồi đó và quan sát sẽ thấy tình trạng nhiều bé khóc vịi vĩnh ba mẹ cho tiền nhiều mới chịu đi học.

Nhóm kĩ năng ngơn ngữ: trẻ 5 – 6 tuổi đa số đều có kĩ năng nghe hiểu lời nói, trẻ hay đặt câu hỏi lại GV để hiểu về nghĩa các từ mà trẻ chưa hiểu. Tuy nhiên vẫn còn một số trẻ phát âm chưa chuẩn, cịn nói ngọng, nói đớt. Về kĩ năng diễn đạt rõ ràng, biểu cảm, theo quan sát, dự giờ một số lớp người nghiên cứu thấy rằng mỗi lớp chỉ

một số bé biết sử dụng vốn từ phong phú, lời nói biểu cảm và diễn đạt mạch lạc cịn phần đơng là trẻ nói chuyện cịn ấp úng. Bên cạnh đó, trẻ chỉ nhận biết một số ký hiệu thông thường ở lớp như: ký hiệu trên ca uống nước, trên khăn mặt…còn những ký hiệu như biển báo giao thơng thì đa số trẻ chưa hiểu. Trẻ đã biết kể về một sự việc hoặc hiện tượng hoặc một câu chuyện mà cô đã kể cho bé. Mặc dù, trong khi kể sắc thái biểu cảm chưa được thể hiện trên khn mặt, ngữ điệu của lời nói chưa được thể hiện rõ ràng, ngôn ngữ cơ thể hầu như không được sử dụng.

*Nhóm kĩ năng nhận thức:

Kĩ năng nhận thức về bản thân: Phần đơng trẻ đều chưa nói được chính xác cả họ và tên của cha mẹ mình. Nhiều trẻ chỉ nói được tên mà khơng biết họ và tên lót của cha và mẹ. Và những trẻ này cũng chưa nhớ được địa chỉ nhà hoặc số điện thoại của gia đình mình. Tuy nhiên, mọi trẻ đều biết về giới tính của mình và nhận thức một cách rõ ràng rằng mình là bạn trai hay bạn gái khơng chỉ dựa vào tóc và quần áo giống trẻ lớp nhỏ.

Trẻ đã biết quan sát những đặc điểm nổi bật của đồ vật, đối tượng và biết so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa chúng và biết phân loại chúng. Về kĩ năng tưởng tượng thường có ở những trẻ nhạy bén, nhanh trí và có óc sáng tạo.

Trong kỹ năng nhận thức về môi trường xung quanh, trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình khá rõ. Chẳng hạn khi được hỏi về cơng dụng, chất liệu của một số đồ dùng gia đình hay đồ dùng trong lớp trẻ đều trả lời được tuy cịn khó khăn trong diễn đạt. Chẳng hạn như trẻ đã biết chiếc ti vi dùng để xem phim hoạt hình, dùng để xem ca nhạc, xem siêu nhân…, tủ lạnh dùng để đựng nước uống, thức ăn, làm cho thức ăn không bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 70 - 99)