Khái quát điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 64)

2.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng giáo viên sử dụng các PP GDKNS cho trẻ ở lớp MG 5 – 6 tuổi. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp GVMN nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ.

2.1.2. Nhiệm vụ khảo sát thực trạng

- Thứ nhất, tìm hiểu hiểu biết của GVMN về tầm quan trọng của KNS đối với trẻ, về nội dung GD KNS và các PP GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN.

- Thứ hai, tìm hiểu việc xây dựng kế hoạch GDKNS của giáo viên lớp MG 5 – 6 tuổi.

- Thứ ba, tìm hiểu những PP GVMN sử dụng để GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi và những KNS mà trẻ đạt được.

- Thứ tư, tìm hiểu mức độ sử dụng thường xuyên, mức độ phù hợp, hiệu quả sử dụng của các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

- Thứ năm, tìm hiểu những khó khăn mà GVMN gặp phải khi sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

- Thứ sáu, tìm hiểu tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất nhằm giúp GVMN nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát

2.1.3.1. Phương pháp điều tra

PP điều tra: Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 67 GVMN và 25 CBQL được sử dụng nhằm xác định thực trạng của việc GVMN sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Phiếu hỏi gồm 7 câu hỏi dành cho GVMN và CBQL nhằm tìm hiểu nhận thức của GVMN và CBQL về: hiểu biết của họ về tầm quan trọng của KNS đối với trẻ, về GDKNS trong chương trình giáo dục MN, về các PP GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN; các PP GVMN sử dụng để GDKNS cho trẻ; mức độ sử dụng thường

xuyên, mức độ phù hợp; hiệu quả sử dụng của các PP GDKNS; những khó khăn khi sử dụng các PP GDKNS cho trẻ của GVMN; các giải pháp giúp GVMN sử dụng các PP GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi hiệu quả hơn.

PP nghiên cứu hồ sơ: Chúng tôi thu thập kế hoạch giáo dục, giáo án của GVMN tại 12 lớp MG 5 – 6 tuổi nhằm tìm hiểu, đánh giá kĩ năng lập kế hoạch và kiểm tra độ chính xác về cách thức và các PP GVMN sử dụng để GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại thời điểm quan sát.

PP phỏng vấn: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn có 7 câu được sử dụng cho 04 CBQL và 04 GVMN nhằm tìm hiểu rõ về thực trạng GVMN sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

PP thống kê số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16 để xử lý thống kê kết quả khảo sát với ba thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho các nội dung trong phiếu khảo sát.

Trong các PP nêu trên thì PP nghiên cứu hồ sơ và PP quan sát là hai PP nghiên cứu chính, PP phỏng vấn và PP điều tra bằng phiếu khảo sát của GV được xem là hai PP bổ trợ vì có những thông tin nếu chỉ sử dụng PP điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến thì chưa có độ tin cậy cao. Việc kết hợp với quan sát thực tế sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng GVMN sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. PP phỏng vấn và PP nghiên cứu hồ sơ của GV góp phần giúp cho kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu được sâu sắc và chính xác hơn.

2.1.3.2. Đối tượng khảo sát

GVMN: 67 giáo viên trực tiếp dạy trẻ lớp MG 5- 6 tuổi và 25 CBQL 08 trường MN trên địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre

Trẻ lớp MG 5- 6 tuổi: 90 trẻ trong 3 lớp tại 3 trường MN trên địa bàn huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre

Bảng 2.1. Bảng phương pháp và đối tượng khảo sát

STT Phương pháp khảo sát Đối tượng khảo sát

1 Quan sát các hoạt động trong ngày 8 lớp MG 5 – 6 tuổi 2 Phiếu trưng cầu ý kiến

67 GVMN các lớp MG 5-6 tuổi và 25 CBQL tại 8 trường MN trên địa bàn Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre.

3 Phỏng vấn CBQL 08 GVMN và 08 CBQL tại 6 trường MN trên địa bàn Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre 4 Phân tích kế hoạch GD 8 lớp MG 5 – 6 tuổi

Thời gian khảo sát: Từ tháng 01/2017 đến tháng 1/2018.

2.1.3.3. Vài nét về cơ sở khảo sát

Việc khảo sát thực trạng GVMN sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được tiến hành tại 8 trường MN trên địa bàn Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre. Đây là những trường MN đại diện cho 4 khu vực cũng như loại trường của địa bàn huyện chúng tôi khảo sát. Đầy đủ các thành phần xã hội: Thành thị, nông thôn, cán bộ công chức, tiểu thương, công nhân và nông dân. Người kinh, người dân tộc….

2.1.4. Khách thể khảo sát

Chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát với 67 GVMN và 25 CBQL ở trường MN (có cả tư thục và công lập) trên địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre.

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non

STT Trình độ chuyên môn Ðối tượng Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Trung cấp GVMN 05 7.5 CBQL 0 0.0 2 Cao Ðẳng GVMN 23 34.3 CBQL 0 0.0 3 Ðại học GVMN 39 58.2 CBQL 21 84.0 4 Sau đại học GVMN 0 0.0 CBQL 4 16.0 N= 67 GVMN và 25 CBQL

Hầu hết các GVMN dạy ở các lớp 5-6 tuổi và CBQL trong địa bàn khảo sát có năng lực chuyên môn cao vì có đến 84% CBQL và 58.2% GVMN có trình độ đại học, 34.3% GVMN có trình độ cao đẳng, cụ thể như trong biểu đồ sau:

Trình độ chuyên môn của GVMN

7.5% 34.3% 58.2% 0.0% Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non

Trình độ chuyên môn của CBQL

0.0% 0.0% 84.0% 16.0% Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

Bảng 2.3. Thâm niên công tác của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý Stt Thâm niên công tác Số lượng Tỉ lệ

1 Dưới 5 năm GVMN 05 7.5 CBQL 0 0.0 2 Từ 5 năm đến 10 năm GVMN 20 29.8 CBQL 3 12.0 3 Từ 10 năm đến 19 năm GVMN 33 49.3 CBQL 7 28.0 4 Từ 20 năm trở lên GVMN 9 13.4 CBQL 15 60.0

Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy đa số CBQL và GVMN ở các trường khảo sát đều có thâm niên trong ngành, chiếm tỉ lệ cao nhất là thâm niên công tác từ 10 đến 19 năm (đối với GVMN) chiếm 49.3%, từ 20 năm trở lên (đối với CBQL) chiếm tỉ lệ 60%. Điều này cho thấy các GVMN dạy lớp 5 – 6 tuổi và CBQL được khảo sát đều là những người có kinh nghiệm về chuyên môn.

Hầu hết những GV và CBQL tham gia khảo sát đều có kinh nghiệm dạy lớp MG 5 – 6 tuổi và năng lực chuyên môn của GV, CBQL được đánh giá là đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.1.5. Tiến trình khảo sát

Bước 1: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành khảo sát sơ bộ bằng cách phát phiếu mở cho một số CBQL và GVMN đang dạy lớp MG 5 – 6 tuổi những nội dung có liên quan đến các PP GDKNS của GVMN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Từ đó thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.

Bước 2: Dựa trên cơ sở lý luận và thông tin tổng hợp được từ việc khảo sát sơ bộ ban đầu, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi dành cho mẫu khách thể được mô tả như trên.

Bảng hỏi gồm 7 câu với 3 phần chính:

KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi (câu)

KNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi gồm những kĩ năng nào (câu 2)

Phần 2: Tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống của giáo viên mầm non bao gồm:

+ Mức độ thường xuyên (Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ).

+ Mức độ hiệu quả (Rất hiệu quả, hiệu quả, bình thường, ít hiệu quả, không hiệu quả).

+ Mức độ phù hợp (Rất phù hợp, phù hợp, bình thường, ít phù hợp, không phù hợp) (3,4,5)

Phần 3: Những khó khăn và kiến nghị của giáo viên mầm non khi sử dụng các PP GDKNS cho trẻ (6,7)

Bước 3: Phát bảng hỏi để điều tra cho GV trược tiếp giảng dạy và cả CBQL để tìm hiểu thực trạng việc GD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Bước 4: Tham gia dự giờ một số hoạt động tại 2 lớp Lá trường MG Phú Khánh để quan sát các PP GV sử dụng nhằm GD KNS cho trẻ và biểu hiện KNS của trẻ trong các hoạt động. (phụ lục 2)

Bước 5: Trò chuyện với trẻ để nắm bắt sâu hơn về sự phát triển KNS của trẻ; phỏng vấn giáo viên về các PP GDKNS cho trẻ.

Bước 6: Phân tích kế hoạch chủ đề và giáo án của GVMN để tìm hiểu thêm về các PP GVMN sử dụng để GD KNS cho trẻ.

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non

- Nhận thức của GVMN về các PP GDKNS cho trẻ. - Thực trạng lập kế hoạch GD KNS cho trẻ của GVMN. - Những PP GVMN sử dụng để GD KNS cho trẻ.

- Mức độ sử dụng thường xuyên các PP GDKNS cho trẻ. - Hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ.

- Mức độ phù hợp của các PP GDKNS cho trẻ.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về khái niệm kĩ năng sống

Qua việc sử dụng phiếu điều tra với 67 GVMN và 25 CBQL tại các trường MN trên địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre. Người nghiên cứu thu được kết quả nhận thức của GVMN và CBQL về khái niệm KNS như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về kĩ năng sống STT Nội dung khảo sát:

KNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là gì?

Kết quả khảo sát

Tần số Tỷ lệ (%)

1

Là những hành vi mà con người thể hiện để ứng phó với những tình huống diễn ra trong đời sống

GVMN 13 19.4

CBQL 5 20.0

2 Là kỹ năng giao tiếp GVMN 2 2.9 CBQL 0 0.0

3 Là những kỹ năng xã hội GVMN 7 10.4 CBQL 3 12.0

4 Là năng lực sống giúp con người tham gia vào các hoạt động có hiệu quả

GVMN 17 25.5 CBQL 9 36.0 5 Là kĩ năng tự phục vụ GVMN 3 4.5 CBQL 0 0.0 6 Là tất cả những ý kiến trên GVMN 15 22.4 CBQL 6 24.0 7 Ý kiến khác GVMN 10 14.0 CBQL 2 8.0

Theo kết quả khảo sát cho thấy GVMN và CBQL có nhận thức khác nhau về khái niệm KNS của trẻ MG 5 – 6 tuổi. GVMN tập trung nhiều nhất ở quan điểm cho rằng “Là năng lực sống giúp con người tham gia vào các hoạt động có hiệu quả”, chiếm 25.5%. Theo nhận định của bản thân người nghiên cứu, cho rằng “KNS là những hành vi mà con người thể hiện để ứng phó với những tình huống diễn ra trong đời sống”. Đây là quan điểm đúng đắn nhất về KNS nhưng chiếm tỉ lệ không cao.

Phỏng vấn cô N.T.Đ là GV trường MG Phú Khánh, cô đưa ra nhận định như sau:“KNS là những kỹ năng giao tiếp của trẻ đối với người lớn và bạn bè, có KNS giúp trẻ biết giao tiếp có văn hóa với mọi người”. Cùng nhận định đó, cô N.T.H trường MN TP cho biết “KNS là kỹ năng giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh”. Từ kết quả trên cho thấy rất nhiều GVMN và CBQL nhận định chưa đầy đủ về KNS. Do đó, có thể các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi mà GVMN sử dụng sẽ không phù hợp với trẻ thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển của trẻ.

2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi

Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về nội dung giáo dục kĩ năng sống trẻ 5 – 6 tuổi

STT Nội dung GD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi

ở trường MN CBGV - Tần số

Tỷ lệ (%)

1 Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh

GVMN 67 100 CBQL 25 100

2 Kĩ năng hợp tác GVMN 36 53.7

CBQL 12 48.0

3 Kĩ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ GVMN 39 58.2 CBQL 15 60.0

4 Kĩ năng tuân thủ các quy tắc xã hội GVMN 11 16,4 CBQL 18 72,0

5 Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép GVMN 67 100 CBQL 16 64,0

6 Kĩ năng tự phục vụ GVMN 67 100 CBQL 25 100

7 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc GVMN 54 88,6 CBQL 21 84,0

8 Kĩ năng nhận thức về bản thân GVMN 67 100 CBQL 11 44,0

Theo phiếu khảo sát thì có 100% GVMN và CBQL đều chọn nội dung GD KNS cho trẻ gồm: Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanhkĩ năng tự phục vụ. Có kết quả tuyệt đối như vậy bởi vì đây là những kĩ năng phổ biến và dễ nhận biết, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Chính vì vây nên đa số GVMN đều cho rằng KNS của trẻ bao gồm kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng ứng xử bởi với những kĩ năng này trẻ có thể tự sống được. Bên cạnh đó qua phỏng vấn ý kiến GVMN thì có 100% GV cho rằng mình thường giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ và 85% là kĩ năng giao tiếp.

Bên cạnh đó cũng có nhiều tiêu chí được các GV và CBQL đánh giá cao như: Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép, kĩ năng nhận thức về bản thân, kĩ năng kiểm soát cảm xúc…

Theo nhận định của bản thân người nghiên cứu, GVMN và CBQL chưa nắm vững các nội dung GD KNS trong chương trình GDMN mà chỉ đề cao một số nội dung phổ biến và thường được nhắc đến. Điều này cho thấy nhận thức của CBQL và GVMN vẫn chưa đầy đủ. Do đó trong quá trình sử dụng các PP GDKNS cho trẻ sẽ có kết quả không cao.

Để làm sáng tỏ nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về nội dung giáo dục kĩ năng sống trẻ và để khảo sát được những KNS trẻ đạt được, chúng tôi tiến hành quan sát các hoạt động trong ngày của 90 trẻ ở 3 lớp Lá trường MG Phú Khánh, trường MG Tân Phong, MG Đại Diền. Trước tiên phải nói về kĩ năng tự phục vụ trẻ ở các trường có tổ chức bán trú thực hiện khá thành thạo. Đa số các em đã biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn. Đây là những hành vi mà các trẻ được GVMN và cha mẹ rèn luyện hàng ngày. Tuy vậy, nhiều bé vẫn chưa tự giác thực hiện. Khi có cô hoặc được cô nhắc nhở thì các bé mới thực hiện. Khi trao đổi với phụ huynh, họ cũng đồng ý khi cho rằng các trẻ đã có nhận thức tốt về những hoạt động lao động tự phục vụ nhưng nhiều bé chưa tự giác thực hiện còn đợi ba mẹ nhắc mới làm. Với những trẻ ở nhà được ba mẹ quá nuông chiều thường chỉ làm khi ở lớp nhưng khi về nhà thì không chịu làm gì cả ngay cả việc xúc cơm ăn. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng con mình còn nhỏ không thể làm được hoặc không muốn con làm những công việc trong gia đình như phụ mẹ quét nhà, trông em, nhặt rau, dẹp chén lại

bồn rửa…và đã không để cho bé có cơ hội thực hiện những công việc trên. Điều này đã cản trở sự trưởng thành của bé.

Trong nhóm kĩ năng tự phục vụ có kĩ năng tự bảo vệ sức khỏe, đa số trẻ biết ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng; việc mặc quần áo ấm khi trời lạnh thì trẻ đều được ba mẹ trang bị chứ số ít trẻ có ý kiến về trang phục của mình - theo khảo sát ý kiến một số trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)