Khái niệm về giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 31 - 32)

1.2. Lý luận về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống

1.2.3. Khái niệm về giáo dục kỹ năng sống

GD KNS là phải giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau khi giải quyết tình huống nào đó trong cuộc sống [1], [8].

GD KNS là một q trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện cơng việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày... [31], [34].

GD KNS cho trẻ MN là một nhiệm vụ đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện trong trường mầm non, nó đóng vai trị nền tảng trong việc mang lại cho trẻ nhiều lợi ích cả về mặt sức khỏe, giáo dục lẫn văn hóa xã hội. Giúp các bé sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho bản thân và xã hội.

GD KNS cho trẻ mầm non có ảnh hưởng đến phát triển toàn diện nhân cách trẻ về mặt thể chất, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng đi học. Cụ thể là:

- Về thể chất giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bĩ, tháo vát, có khả năng thích ứng được vớ những thay đổi của điều kiện sống.

- Về tình cảm – xã hội: GD KNS giúp cho trẻ biết kiểm sốt cảm xúc, biết thể hiện tình u thương, sự chia sẻ, đồng cảm với những người xung quanh.

- Về giao tiếp: GD KNS giúp trẻ mạnh dạn, tự tin tự trọng và tơn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt.

- Về ngôn ngữ: GD KNS giúp cho trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cởi mở.

- Về sẵn sàng vào lớp một: GD KNS giúp cho trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như: sẵn sàng hịa nhập, nỗ lực vượt qua khó khăn để hồn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc với các mối quan hệ xã hội.

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình: GD KNS là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dụng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ

năng thích hợp [8].[9].

Theo Lưu Thu Thủy và Lê Thanh Sử: GD KNS là trang bị những kiến thức, thái độ, hành động giúp cho người học hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống [35].

Mục tiêu của GD KNS không dừng ở việc làm thay đổi nhận thức bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi theo hướng tích cực, mang tính xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. GD KNS giúp người học hiểu được những tác động mà hành vi và thái độ của mình có thể gây ra, do đó họ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình. Người có KNS là người có thái độ và hành vi tích cực đối với mơi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đối với các vấn đề của cuộc sống.

Khái niệm GD KNS được trình bày như sau: Giáo dục KNS là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan với kiến thức và thái độ, giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện cơng việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày, thông qua những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể. [28]. (Module 39, tr.15).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)