Những phương pháp giáo viên mầm non sử dụng để giáo dục kĩ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 80 - 82)

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống

2.2.2. Những phương pháp giáo viên mầm non sử dụng để giáo dục kĩ năng

sống cho trẻ và những kĩ năng sống trẻ đạt được

2.2.2.1. Những phương pháp giáo viên mầm non sử dụng để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi

Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến 6 CBQL trên địa bàn khảo sát và quan sát, tham dự những hoạt động ở trường MN có lồng ghép GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thì hầu hết giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện một kĩ năng nào đó sau đó thực hiện lại. Lặp lại hành động cho đến khi thành thục đó là GV đang sử dụng PP làm mẫu một trong ba PP trong nhóm PP trực quan vì GV cho rằng : “Như vậy trẻ sẽ thực hiện

đúng hơn và nhớ lâu hơn”. Theo chúng tơi với PP làm mẫu thì với những kĩ năng lao

động tự phục vụ có thể áp dụng. Tuy nhiên, với những kĩ năng liên quan đến kĩ năng tình cảm như: kĩ năng thấu cảm, kĩ năng ứng phó với cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề thì PP này sẽ khơng đem lại hiệu quả cao. Với những kĩ năng trên chỉ khi nào trẻ được trực tiếp trải nghiệm thì mới có thể thay đổi nhận thức, hình thành tình cảm và hành vi cho trẻ. Quả thật, muốn hình thành KNS cho trẻ dứt khốt khơng thể tiến hành bằng những PP cổ điển như: Bắt trẻ ghi nhớ và lặp lại.

Bên cạnh đó, PP dùng lời cụ thể là PP trò chuyện, giảng giải ngắn được GV khai thác triệt để. GV thường sử dụng khi gặp tình huống nào đó và cứ thế giáo dục trẻ. Nhìn chung PP dùng lời rất hiệu quả và tiện lợi nhưng cũng tùy những KNS mà các GVMN nên linh động lựa chọn những PP sao cho trẻ có thể vừa được nghe lý thuyết vừa được thực hành, trải nghiệm thì việc lĩnh hội những KNS sẽ đạt kết quả cao hơn,

giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và khi gặp tình huống trong cuộc sống sẽ khơng bỡ ngỡ mà áp dụng vào thực tế giải quyết vấn đề.

2.2.2.2. Thực trạng mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp giáo dục kĩ năng sống của giáo viên mầm non

Để dễ dàng hơn cho việc theo dõi thống kê số liệu về mức độ sử dụng thường xuyên các PP GDKNS cho trẻ MG 5- 6 tuổi ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre hiện nay, trong câu hỏi này người nghiên cứu chỉ tập trung hỏi những GV trục tiếp giảng dạy không hỏi cán bộ quản lý. Người nghiên cứu đưa ra quy ước về cách tính điểm các mức độ sử dụng như sau:

Quy ước về cách tính điểm: MỨC ĐỘ Rất thường xuyên (RTX) Thường xuyên (TX) Thỉnh thoảng (TT) Ít khi (IK) Khơng bao giờ (KBG) ĐIỂM SỐ 4 3 2 1 0

Sau khi thu thập dữ liệu, chúng tôi thống kê được:

Bảng 2.6. Mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

STT Phương pháp Nhóm RTX TX TT IK KBG 1 PP trò chơi GVMN 0.0 55.2 44.8 0 0.0 2 PP đóng vai GVMN 0.0 79.1 20.9 0.0 0.0 3 PP thảo luận nhóm GVMN 0.0 0.0 64.2 35.8 0 4 PP tạo tình huống GVMN 0.0 29.9 38.8 40.3 0 5 PP giao nhiệm vụ GVMN 0.0 0.0 14.9 85.1 0,0 6 PP học qua trải nghiệm GVMN 0.0 25.4 43.3 31.3 0.0 7 PP động não GVMN 0.0 0.0 88.0 12.0 0.0 8 PP trực quan GVMN 68.8 31.2 0.0 0.0 0.0 9 PP dùng lời trò chuyện GVMN 41.4 31.0 27.6 0.0 0.0 10 PP giáo dục bằng tình cảm và khích lệ GVMN 51.7 23.5 24.8 0 0 11 PP nêu gương - đánh giá GVMN 61.0 37.7 1.3 0.0 0

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, GVMN sử dụng nhiều PP khác nhau để GD KNS cho trẻ và ở mức độ từ Rất thường xun đến ít khi. Khơng có GV nào khơng bao giờ sử dụng những PP đã nêu trên.

Tuy nhiên nhìn bảng trên ta thấy mức rất thường xuyên và thường xuyên chủ yếu tập trung ở ý 8, 9, 10, 11. Tất nhiêu những phương pháp này rất cần trong dạy học nhưng với GD KNS thì những phương pháp này chưa phải là những phương pháp đắt nhất để GD KNS cho trẻ. Ví dụ: PP tạo tình huống cho trẻ các GV chỉ chọn ở 3 mức thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi nhưng mức ít khi thì lại chiếm một tỉ lệ % cao nhất 40,3%

Với PP giao nhiệm vụ và PP học qua trải nghiệm. Hai PP này nhằm xóa bỏ ranh giới giữa lý thuyết và thực hành. Qua thực hành trải nghiệm trẻ sẽ học được những KNS cần thiết. Nhưng qua khảo sát ta thấy hai PP này các cơ ít khi sử dụng ở mức ít khi chiếm tới 85.1. Kỹ năng có được nhờ trải nghiệm nhưng các cơ MN lại ít khi sử dụng như vậy thật khó để hình thành kỹ năng cho trẻ MN. Từ quan sát thực tế tại các trường MN, những PP này ít được các GVMN sử dụng bởi rất nhiều nguyên nhân:

“Giao nhiệm vụ trẻ phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng vất vả lắm” hay “Cho trẻ trải nghiệm theo ý mình rồi dọn dẹp cịn mệt hơn”….đó là chia sẻ của một GVMN. Thử

hỏi, với những quan điểm như vậy thì trẻ phát triển được gì và GVMN đã làm được những gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 80 - 82)