Stt Thâm niên công tác Số lượng Tỉ lệ
1 Dưới 5 năm GVMN 05 7.5 CBQL 0 0.0 2 Từ 5 năm đến 10 năm GVMN 20 29.8 CBQL 3 12.0 3 Từ 10 năm đến 19 năm GVMN 33 49.3 CBQL 7 28.0 4 Từ 20 năm trở lên GVMN 9 13.4 CBQL 15 60.0
Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy đa số CBQL và GVMN ở các trường khảo sát đều có thâm niên trong ngành, chiếm tỉ lệ cao nhất là thâm niên công tác từ 10 đến 19 năm (đối với GVMN) chiếm 49.3%, từ 20 năm trở lên (đối với CBQL) chiếm tỉ lệ 60%. Điều này cho thấy các GVMN dạy lớp 5 – 6 tuổi và CBQL được khảo sát đều là những người có kinh nghiệm về chuyên môn.
Hầu hết những GV và CBQL tham gia khảo sát đều có kinh nghiệm dạy lớp MG 5 – 6 tuổi và năng lực chuyên môn của GV, CBQL được đánh giá là đạt chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ.
2.1.5. Tiến trình khảo sát
Bước 1: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành khảo sát sơ bộ bằng cách
phát phiếu mở cho một số CBQL và GVMN đang dạy lớp MG 5 – 6 tuổi những nội dung có liên quan đến các PP GDKNS của GVMN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Từ đó thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.
Bước 2: Dựa trên cơ sở lý luận và thông tin tổng hợp được từ việc khảo sát sơ bộ
ban đầu, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi dành cho mẫu khách thể được mô tả như trên.
Bảng hỏi gồm 7 câu với 3 phần chính:
KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi (câu)
KNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi gồm những kĩ năng nào (câu 2)
Phần 2: Tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống của giáo viên mầm non bao gồm:
+ Mức độ thường xuyên (Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, khơng bao giờ).
+ Mức độ hiệu quả (Rất hiệu quả, hiệu quả, bình thường, ít hiệu quả, không hiệu quả).
+ Mức độ phù hợp (Rất phù hợp, phù hợp, bình thường, ít phù hợp, khơng phù hợp) (3,4,5)
Phần 3: Những khó khăn và kiến nghị của giáo viên mầm non khi sử dụng các PP GDKNS cho trẻ (6,7)
Bước 3: Phát bảng hỏi để điều tra cho GV trược tiếp giảng dạy và cả CBQL để
tìm hiểu thực trạng việc GD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Bước 4: Tham gia dự giờ một số hoạt động tại 2 lớp Lá trường MG Phú Khánh
để quan sát các PP GV sử dụng nhằm GD KNS cho trẻ và biểu hiện KNS của trẻ trong các hoạt động. (phụ lục 2)
Bước 5: Trò chuyện với trẻ để nắm bắt sâu hơn về sự phát triển KNS của trẻ;
phỏng vấn giáo viên về các PP GDKNS cho trẻ.
Bước 6: Phân tích kế hoạch chủ đề và giáo án của GVMN để tìm hiểu thêm về
các PP GVMN sử dụng để GD KNS cho trẻ.
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non
- Nhận thức của GVMN về các PP GDKNS cho trẻ. - Thực trạng lập kế hoạch GD KNS cho trẻ của GVMN. - Những PP GVMN sử dụng để GD KNS cho trẻ.
- Mức độ sử dụng thường xuyên các PP GDKNS cho trẻ. - Hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ.
- Mức độ phù hợp của các PP GDKNS cho trẻ.
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về khái niệm kĩ năng sống
Qua việc sử dụng phiếu điều tra với 67 GVMN và 25 CBQL tại các trường MN trên địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre. Người nghiên cứu thu được kết quả nhận thức của GVMN và CBQL về khái niệm KNS như sau: