1.4.1. Sự phát triển hoạt động học tập
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết có viết trong sách: “ Đặc điểm phát triển tâm lí trẻ tuổi MG lớn” thì hoạt động học tập ở MG lớn vẫn là “Học mà chơi, chơi bằng học”. Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự hành động gần giống như học. Nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của “tiết học” là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động. Các trình tự học tập diễn ra giống với tiết học, nhưng không nghiêm ngặt, căng thẳng như tiết học. Nhưng tiết học vẫn đủ các bước lên lớp như: tổ chức lớp, tiến hành tiết dạy (vào bài, nêu câu hỏi đặt vấn đề, giảng giải khái niệm), kết thúc tiết dạy bằng cách cho trẻ nhắc lại những khái niệm đã học (củng cố bài)... Những chức năng tâm lý diễn ra trong “tiết học” giống như tiết học ở lớp một, học sinh phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng giải, phải sử dụng các hình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của tiết học. Ý thức được huy động đến mức tối đa để hiểu bài. Quan hệ bạn bè trong khi “Học mà chơi” cũng được thiết lập gần như quan hệ bạn bè ở lớp một, quan hệ cô và trẻ cũng tương tự như cô giáo và học sinh ở lớp Một nghĩa là cơ có thể đứng “giảng bài” nhưng cũng có thể ngồi cùng trẻ để giải thích, phân tích chứng minh. Ngôn ngữ của cô vừa mạch lạc, rõ ràng vừa diễn cảm, đặc biệt ở môn truyện, thơ…lại kèm cả tranh, ảnh… Các “tiết học” âm nhạc, nghệ thuật tạo hình đã khơi dậy hứng thú học tập thật sự đối với trẻ. Trẻ có cơ hội tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những tri thức đơn giản, gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp một.
1.4.2. Sự phát triển trí tuệ
Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ. Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích
được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2, 3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động. Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt. Sự phân tán chú ý ở trẻ cịn mạnh, nhiều khi trẻ khơng tự chủ được do xung lực bản năng chi phối. Do vậy cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn.
Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ chú ý nhiều. Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong óc trẻ. Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học.
Các hiện tượng tâm lý như: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển lứa tuổi từ 4 – 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Thể hiện ở: mức độ phong phú của các kiểu loại; mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn. Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn. Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn. Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển. Trong đó q trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy.
Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa... Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:
Trẻ đã biết phân tích tổng hợp khơng chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ.
Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn. Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư.
Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội... Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi. Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo...
Ở trẻ 5 – 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng được phát triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan.
1.4.3. Sự phát triển ngôn ngữ
Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng:
Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ; trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngơn ngữ nói. Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển.
Các tính chất ngơn ngữ thường gặp ở trẻ 5 – 6 tuổi là:
Ngơn ngữ giải thích: trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng giải thích cho các bạn.
Ngơn ngữ tình huống (hồn cảnh) do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh.
Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng.
Tính địa phương trong ngơn ngữ nền văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngơn ngữ của trẻ (nói ngọng, nói mất dấu ...).
Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm. Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngơn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn.
1.4.4. Sự phát triển tình cảm, ý chí
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè. Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 – 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: tình cảm mẹ con, ơng bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ... Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ cịn dễ dao động, mang tính chất tình huống.
Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tị mị ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp MG xây dựng cho
trẻ... Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.
Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu mơi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.
Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hồn thành nhiệm vụ. Trẻ muốn chơi trò chơi, muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không được cơ giáo đáp ứng, phải chuyển trị chơi mà trẻ khơng thích. Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hồn thành cơng việc. Tính kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp “công việc” vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng. Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ. Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.
1.4.5. Sự phát triển ý thức về bản thân
Tiền đề của ý thức bản thân là việc tự tách mình ra khỏi người khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên phải trải qua một quá trình phát triển thì ý thức về bản thân của trẻ mới được xác định rõ ràng. Đến cuối tuổi MG, trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao và tại sao mình có hành động này hay hành động khác... Ý thức về bản thân được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và cả sự bất lực nữa. Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh giá mình như thế nào. Thoạt đầu sự đánh giá của trẻ về người khác cịn phụ thuộc nhiều vào thái độ của nó đối với người này. Chẳng hạn mọi đứa trẻ đều đánh giá mẹ mình bao giờ cũng tốt. Cuối tuổi MG lớn, trẻ nắm được kĩ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để noi gương những người tốt, việc tốt. Ở
tuổi MG lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ. Trẻ khơng những nhận ra mình là trai hay gái mà cịn biết nếu mình là trai hay gái thì hành vi này phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình. Ý thức về bản thân được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội. Ý thức về bản thân được xác định rõ ràng cịn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ tâm hơn. Nhờ đó các q trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt.
1.4.6. Sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp một
Khi trẻ tròn 6 tuổi, trẻ đang tiến vào bước ngoặt thay đổi của hoạt động chủ đạo. Những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh. Trẻ đã có những tiền đề cần thiết của sự chín muồi đến trường về các mặt tâm sinh lý, nhận thức, trí tuệ ngơn ngữ và tâm thế để trẻ có thể thích nghi bước đầu với điều kiện học tập ở lớp một. Vì thế, gia đình và nhà trường cần chuẩn bị những tiền đề, những yêu tố của hoạt động học tập để có thể thích ứng tốt nhất, nhanh nhất đối với việc học ở lớp một.
Công tác chuẩn bị cho trẻ bao gồm:
Chuẩn bị về thể lực: bảo đảm cho trẻ khỏe về thể xác và tinh thần, dẻo dai và linh hoạt, năng lực phối hợp các vận động cơ bản.
Chuẩn bị về trí tuệ: óc tị mị ham hiểu biết, óc tưởng tượng, chú ý, trí nhớ, tư duy...
Chuẩn bị về một số nét nhân cách: một số nét ý chí của nhân cách (tính chủ định, tự lập, kiên trì...), một số nét nhân cách biểu hiện thái độ đối với xã hội và bản thân (lòng tự trọng, tự đánh giá, tinh thần hợp tác…).
Chuẩn bị chuyên biệt: là sự chuẩn bị những năng lực và phẩm chất chuyên biệt, trực tiếp giúp trẻ dễ dàng và nhanh chóng thích ứng với việc tham gia vào các tiết học, môn học ở lớp một như:
+ Chuẩn bị cho trẻ dễ làm quen, thích ứng với hình thức “tiết học” ở lớp một và cấp tiểu học sau này.
+ Chuẩn bị về động cơ học tập.
+ Chuẩn bị về nhận thức nhiệm vụ học tập. + Chuẩn bị về cách học [13].
Nhìn chung trẻ 5 - 6 tuổi nhiều phẩm chất chú ý đã phát triển, trẻ biết hướng chú ý của mình vào đối tượng vui chơi, học tập cho thấy hoạt động học tập ở trẻ đã phát triển đáng kể tuy vẫn còn ở mức “học bằng chơi, chơi mà học’. Bên cạnh đó, đời sống tình cảm, xúc cảm đã dần ổn định, ý chí phát triển mạnh mẽ hơn trẻ đã thể hiện được ý chí, quyết tâm của mình khi giải quyết nhiệm vụ cô giao. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ có thể diễn đạt ý muốn, ý kiến của mình về mọi vấn đề. Ngồi ra trẻ đã bắt đầu ý thức về bản thân và có đầy đủ các tiền để để chuẩn bị vào lớp Một. Tất cả cho thấy trẻ 5 -6 tuổi đã có bước phát triển đáng kể, GVMN có thể sử dụng nhiều phương pháp giáo dục để giúp trẻ lĩnh hội những tri thức cần thiết cho sự phát triển của trẻ nói chung và những kiến thức về KNS nói riêng.
1.5. Q trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
Có ba bước hình thành KNS cho trẻ mẫu giáo bao gồm: Quan sát, bắt chước/ tập và thực hành thường xuyên, theo sơ đồ 1.
Sơ đồ 1.1. Quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ
Theo sơ đồ 1, có thể thấy q trình hình thành KNS có cơ chế tương tự như quá trình hình thành kĩ năng. Trong q trình đó trẻ được quan sát - bắt chước/ tập thử - thực hành thường xuyên.
Bước 1. Quan sát: Bước này giúp trẻ có biểu tượng về mục đích, phương
tiện và cách thức hành động. Có thể cho trẻ quan sát trên mẫu thực, do người lớn làm mẫu hoặc trên tranh ảnh. Người lớn giải thích cho trẻ ý nghĩa của KNS,
phương tiện được sử dụng và cách thức hành động khi trẻ quan sát. Nên cung cấp nhiều cơ hội để trẻ quan sát kĩ năng sống.
Bước 2. Bắt chước/ tập thử: Bước này giúp cho trẻ được trãi nghiệm về
hành động thực. Nên cung cấp các cơ hội để trẻ tập KNS một cách phù hợp.
Bước 3. Thực hành thường xuyên: Bước này giúp cho trẻ có cơ hội tập
luyện. KNS sẽ được hình thành khi trẻ có điều kiện luyện tập, ơn luyện thường xuyên.
Những bước này không thực hiện thứ tự mà đan xen vào nhau. Trẻ chưa bắt chước/ tập được thì cho trẻ quan sát lại. Trẻ thực hành chưa tốt thì tập lại [5].
1.6. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi
1.6.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với cơng tác chun mơn. Ln có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chun môn.
- Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại.
- Trẻ đã học qua lớp mầm, chồi nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.
- Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề. - Luôn luôn được sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh
1.6.2. Khó khăn
- Lớp quá đông trẻ
- GVMN chưa được tập huấn về các phương pháp giáo dục KNS cho trẻ
- Cơ sở vật chất (đồ dùng đồ chơi) chưa đáp ứng được nhu cầu cho trẻ thực hành KNS.
- Công việc nhiều, GV mệt mỏi nên không chú trọng phương pháp giáo dục - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh
- Thời gian hạn chế
- Trẻ cịn hạn chế về ngơn ngữ - Trẻ thụ động, nhút nhát.
- Trẻ quá hiếu động, không tập trung - Nhiều góc chơi nên cơ khó bao qt hết.
- Khó tích hợp ở một số chủ đề