Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 99 - 138)

STT Các giải pháp đề xuất Tính cần thiết - % ĐT B Tính khả thi - % ĐTB RCT CT ICT RKT KT IKT 1 CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi 65 7 0 2,91 55 22 0 2.9 90,3 9,7 0,0 76,4 30,6 0 2 Phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục KNS, thống nhất PPGDKNS cho trẻ 52 20 0 2,72 31 35 6 2,26 72,2 27,8 0,0 43,0 48,6 8,4 3

GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ thực hành KNS 48 24 0 2,66 34 30 8 2,36 66,7 33,3 0,0 47,2 41,7 11,3

Về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất

Nhìn chung, với điểm trung bình dao động từ M = 2,66 đến M = 2,91, cho thấy các giải pháp đề xuất được GVMN đánh giá từ mức độ ít cần thiết đến rất cần thiết giúp GVMN nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Trong đó, có một số giải pháp được đánh giá cao hơn các giải pháp khác:

Cao nhất là giải pháp “CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5 - 6

tuổi” với điểm trung bình M = 2,91. Giải pháp này được GVMN đánh giá cao nhất về

mức độ cần thiết bởi qua thăm dò ý kiến và quan sát thực tế người nghiên cứu thấy rằng hầu như các GVMN ở đây đều có nhận thức chưa đầy đủ và cịn mơ hồ về các nội dung cũng như các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Vì vậy họ cho rằng việc nâng cao nhận thức cho GVMN về vấn đề này là rất cần thiết.

Với điểm trung bình M = 2,72 thì giải pháp “Phối hợp với phụ huynh về việc giáo

dục KNS, thống nhất PPGDKNS cho trẻ

Và cuối cùng là giải pháp “GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ

thực hành KNS” .Tuy là giải pháp được đánh giá thấp nhất so với các giải pháp khác

song giải pháp này có mức độ cần thiết là 66,7% là con số cũng rất cao. Điều này cho thấy rằng giải pháp này là cần thiết trong việc giúp GVMN nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Về tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Gần giống như kết quả khảo sát của mức độ cần thiết, với điểm trung bình dao động từ M = 2,26 đến M = 2,9, cho thấy các giải pháp đề xuất được GVMN đánh giá từ mức độ ít khả thi đến rất khả thi để vận dụng vào việc giúp GVMN nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Trong đó, có một số giải pháp được đánh giá ở mức tương đối cao hơn (gần với rất khả thi) so với các giải pháp khác đó là:

Cao nhất là giải pháp “CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5 - 6

tuổi” với điểm trung bình M = 2,9. Thực vậy, có hiểu, biết về vấn đề nào đó thì mới có

thể thực hiện đạt kết quả cao được.

Với điểm trung bình M= 2,26 thì giải pháp “Phối hợp với phụ huynh về việc giáo

dung GD KNS cho trẻ rất rộng, không phải trẻ chỉ học tập những KNS khi ở trường là đủ mà mơi trường gia đình cũng rất quan trọng để GD trẻ. Do đó việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường sẽ mang lại kết quả khả thi cho việc sử dụng các PP GDK.

Giải pháp “GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ thực hành KNS” được đánh giá ở mức trung bình. Kiểm tra là công việc thường xuyên của CBQL, song kiểm tra như thế nào và kiểm tra những mặt nào để tránh tình trạng các GVMN “Dạy chay”, cắt xén chương trình.

Bảng 2.15. Chênh lệch giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất

STT Giải pháp đề xuất Điểm

TBCT Điểm TBKT Chênh lệch 1 CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5- 6 tuổi 2.91 2.90 0.01

2 Phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục KNS,

thống nhất PP GDKNS cho trẻ 2.72 2.26 0.46 3 GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ

thực hành KNS 2.66 2.36 0.30

Giải pháp đầu tiên “CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi” độ chênh lệch về mức độ khả thi và mức độ cần thiết của 2 giải pháp này khơng cao, chỉ có 0,01. Điều này cho thấy, giải pháp trên vừa cần thiết cho GVMN vừa có thể vận dụng vào thực tế để giúp GVMN nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Giải pháp được đánh giá có độ chênh lệch cao đó là giải pháp thứ 2 “Phối hợp

với phụ huynh về việc giáo dục KNS, thống nhất PPGDKNS cho trẻ”, độ chênh lệch là

0,46. Và giải pháp “GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ thực hành

KNS” với độ chênh lệch là 0,30. Tóm lại, 3 giải pháp nêu trên thật sự cần thiết và khả

thi trong việc vận dụng vào thực tiễn giúp GVMN sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trên địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre được hiệu quả hơn.

Tiểu kết chương 2

Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy:

Tất cả GV tham gia vào q trình nghiên cứu này đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng, tính cần thiết của KNS đối với sự phát triển của trẻ cũng như các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên phần đông GVMN và một số CBQL vẫn còn mơ hồ khi được hỏi về khái niệm KNS cũng như nội dung GD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi. Bên cạnh đó thăm dị về các PP mà GVMN biết và sử dụng thì hầu như GV chỉ nói được một số PP quen thuộc.

Các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chưa được GV cụ thể hóa theo một trình tự logic nhất định. Các PP mà GV sử dụng để GD KNS cho trẻ trong các hoạt động chủ yếu là giao tiếp, dùng lời nói hướng dẫn trẻ và sửa sai cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Về mức độ sử dụng thường xuyên, mức độ hiệu quả, mức độ phù hợp với đặc điểm của trẻ thì đa số GVMN và CBQL đều chọn phương pháp dùng lời là sử dụng thường xuyên, hiệu quả và phù hợp nhất. Thực tế khảo sát người nghiên cứu cũng thấy rằng PP mà GV sử dụng để GDKNS cho trẻ trong các hoạt động chủ yếu là dùng lời nói hướng dẫn và sửa sai cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Những PP ít được sử dụng và được cho rằng ít hiệu quả, ít phù hợp như: PP giao nhiệm vụ, PP động não, PP đóng vai, PP học qua trải nghiệm bởi vì những PP này địi hỏi nhiều thời gian và công sức chuẩn bị của GV.

Những KNS trẻ đạt được chủ yếu là những kĩ năng tự phục vụ, một số kĩ năng giao tiếp thơng thường, một số kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích thường gặp.

Kế hoạch GDKNS cho trẻ chủ yếu được lồng ghép vào các hoạt động khác chứ khơng có hoạt động GDKNS riêng. Bên cạnh đó các hoạt động được xây dựng một cách rập khn và khơng có tình huống dự kiến. Ở một số trường GV soạn kế hoạch còn rất sơ sài và cịn mắc bệnh “copy qn chỉnh sửa”, do đó có rất nhiều kế hoạch gần giống nhau.

Rất nhiều khó khăn mà GV gặp phải trong q trình sử dụng các PP GDKNS cho trẻ. Trong đó khó khăn lớn nhất và được nhiều GV và CBQL lựa chọn nhất đó là: GV chưa được tập huấn rõ về các PP GDKNS cho trẻ; chưa có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Qua thực tế quan sát và phỏng vấn GVMN thì vấn đề mỗi lớp chỉ có một

nhiều cơng việc khơng tên vừa chăm sóc, dạy dỗ cháu vừa hồ sơ sổ sách…quả thật rất quá tải đối với GVMN.

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giúp GVMN sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi hiệu quả hơn như:

CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi; Phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục KNS, thống nhất PP GDKNS cho trẻ; GV thường xuyên kiểm tra,

đánh giá và luyện tập trẻ thực hành KNS nhằm khuyến khích trẻ MG 5 – 6 tuổi tích cực hoạt động.

Sau đó chúng tơi tiến hành khảo sát lấy ý kiến GVMN về tính khả thi và cần thiết của các giải pháp đề xuất. Kết quả thu được là: các giải pháp đề xuất được đánh giá rất cao từ ít cần thiết đến rất cần thiết và có thể vận dụng vào thực tế để dạy trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM

Kết luận

Đề tài đã hệ thống hóa một số lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng như: KNS trên quan điểm của các nhà tâm lí học, những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ con người hay các tổ chức trên thế giới về vấn đề con người và quyền con người, KNS hiện nay được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau; KNS cho trẻ 5- 6 tuổi; GD KNS; Nội dung GD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi; Khái niệm PP GDKNS; Các PP GDKNS; Đặc điểm của trẻ 5- 6 tuổi.

Như vậy, Giáo dục KNS là q trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch

nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan với kiến thức và thái độ, giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện cơng việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày, thông qua những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể. PP GDKNS là hệ thống những cách thức làm việc của giáo viên với trẻ em nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng sống cần thiết.

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy: Việc GD KNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN trên địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre còn nhiều hạn chế mà hạn chế thứ nhất cũng là hạn chế lớn nhất là giáo viên chưa nắm vững các PP GDKNS, về cách thức sử dụng các PP cũng như khơng biết phối hợp các PP trong q trình giáo dục bởi vì vẫn chưa có tài liệu tập huấn chun sâu về vấn đề này. Lý luận còn hạn hẹp dẫn đến quá trình sử dụng các PP GDKNS cho trẻ chưa cao là điều hiển nhiên. Vì thế cần bổ sung thêm những tài liệu về nội dung và PP GD KNS cho trẻ nhằm giúp giáo viên sử dụng các phương pháp GD KNS hiệu quả hơn. Thứ hai, PP giáo dục mà giáo viên sử dụng chủ yếu là dùng lời, trò chuyện và giảng giải ngắn. Điều này vơ tình đã làm kìm hãm sự phát triển của trẻ. Trẻ khơng được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy, thể hiện khả năng của mình. Việc tạo môi trường cho trẻ được thực hành, trải nghiệm sẽ giúp quá trình GD đạt kết quả cao hơn nhiều so với PP truyền thống là chỉ dùng lời, triết lý suông. Thứ ba, việc sử dụng các PP GDKNS cho trẻ chưa có kế

hoạch cụ thể rõ ràng cho từng hoạt động. Thứ tư, ý thức GV chưa cao thường hay dạy đối phó, khơng có sự giám sát của CBQL thì chỉ giữ trẻ chứ không tổ chức thành một

tiết học hồn chỉnh, GV ít nghiên cứu hoặc tìm hiểu các tài liệu về KNS cho trẻ. Thứ

năm, nhiều lớp 5 – 6 tuổi phân bố ở những điểm lẻ của các trường trong địa bàn xa

điểm chính nên điều kiện cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, cơng tác quản lý cịn hạn chế do điều kiện xa xơi. GV thường “dạy chay” và cắt xén chương trình. Thứ sáu, gia đình và nhà trường chưa thực sự phối hợp chặt chẽ trong việc GD KNS cho trẻ, rất nhiều trẻ vẫn cịn có những hành vi như: Chửi thề, leo trèo, xưng hô mày - tao, xả rác bừa bãi, ở nhà ăn cơm vẫn còn để bố mẹ đút…

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để làm rõ những nguyện vọng và những khó khăn chưa được tháo gỡ của các GVMN, người nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp như sau: CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi; Phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục KNS, thống nhất PPGDKNS cho trẻ; GV

thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ thực hành KNS nhằm giúp GVMN nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5- 6 tuổi. Chúng tôi đã tiến hành lập phiếu khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp trên và thu được kết quả rất cao.

Kiến nghị sư phạm

* Đối với giáo viên mầm non

Thường xuyên theo dõi và đánh giá sự tiến bộ trong lĩnh hội các KNS của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và linh hoạt thay đổi PP giáo dục trẻ đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ nhằm mang lại cho trẻ những trải nghiệm thú vị, vui vẻ và tự nhiên.

Chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau như: Tài liệu, chị em đồng nghiệp, bạn bè về các PP giáo dục và biết lựa chọn các PP hiệu quả nhằm khai thác yếu tố tích cực hoạt động của trẻ lớp mình.

Ln nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với sự an toàn và sự phát triển tồn diện của trẻ, có thái độ đối xử cơng bằng với tất cả trẻ.

* Đối với cơng tác quản lí và nhà trường:

Giải pháp đề xuất trong đề tài nên triển khai ở địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre để mang lại hiệu quả giáo dục cao trong quá trình sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN.

Nghiên cứu giảm tải hồ sơ sổ sách cho GVMN.

Gần gũi, quan tâm, chia sẻ với GVMN giúp họ yên tâm công tác.

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN về KNS của trẻ, các PP GDKNS cho trẻ và kĩ năng sử dụng các PP GD KNS cho trẻ theo hướng khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ. Thông qua các buổi họp chun mơn hàng tháng khuyến khích GVMN thoải mái chia sẻ những kinh nghiệm về GD KNS cho trẻ cũng như các PP mình sử dụng cho chị em đồng nghiệp học hỏi.

Bên cạnh đó, hiện nay tất cả các phương tiện thơng tin đại chúng phát triển mạnh mẽ có lẽ ai ai cũng được nghe cụm từ “Học đi đôi với hành”, đối với trường hợp này thì là “Lý thuyết cần gắn liền với thực tiễn”. Do đó, thay vì cứ rập khn theo khung chương trình đào tạo GVMN thì thiết nghĩ có thể giảm bớt một số chương trình chưa thiết thực lắm và xa rời thực tiễn mà thay vào đó là những chuyên đề hay những hoạt động gắn liền với thực tế hơn giúp GVMN có khả năng làm chủ năng lực giảng dạy của mình. Khi va chạm thực tế không bỡ ngỡ, mạnh dạn thể hiện bản lĩnh của bản thân.

* Đối với ngành giáo dục MN:

Khi xây dựng và đổi mới chương trình, trong mục tiêu của chương trình đều đề cập đến việc cung cấp những KNS cần thiết cho trẻ, người nghiên cứu thấy rằng cần phải có hướng dẫn cụ thể; Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát và có những đánh giá cụ thể; bên cạnh đó cần tổ chức tốt cơng tác bồi dưỡng GVMN giúp họ có những PP giáo dục hiệu quả hơn để GD KNS cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Dương Duy An (2011), Kỹ năng sống cho trẻ, Tập 1, 2, Nxb Trẻ.

2. Nguyễn Minh Anh (2007), 66 hoạt động phát triển tinh thần tập thể, Nxb

Giáo dục.

3. Đào Thanh Âm (2004), Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục mầm non, Nxb Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn phát triển 5 tuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển

trẻ 5 tuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Công văn số: 463/BGDĐT-GDTX, V/v hướng dẫn

triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 99 - 138)