Phân loại kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 26 - 31)

1.2. Lý luận về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống

1.2.2. Phân loại kỹ năng sống

Tùy theo quan niệm khác nhau về kỹ năng sống mà số lượng và tên gọi của những kỹ năng sống sẽ khác nhau. Có thể đề cập đến những cách phân loại sau.

- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [8].

Theo WHO, danh sách kỹ năng sống có thể rất dài, nhưng các kỹ năng có thể được chấp nhận ở những nền văn hóa khác nhau được xác định là các kỹ năng cơ bản sau: Lấy quyết định; Giải quyết vấn đề; Suy nghĩ sáng tạo; Suy nghĩ có phán đốn; Truyền thơng có hiệu quả; Giao tiếp giữa người và người; Ý thức về bản thân; Khả năng thấu cảm; Ứng phó với cảm xúc; Ứng phó với stress.

Kỹ năng sáng tạo góp phần vào việc lấy quyết định và giải quyết vấn đề, bằng cách giúp chúng ta xem xét tất cả các biện pháp khác nhau và suy nghĩ về các hậu quả khác nhau của việc chúng ta hành động hay không hành động.

Kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta chọn những quyết định tích cực liên quan đến cuộc sống của chúng ta.

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp ta xử lý những khó khăn gặp phải một cách tích cực nhất. Những vấn đề gặp phải nếu không quan tâm giải quyết sẽ gây ra stress, dẫn theo những xáo trộn về cuộc sống và sức khoẻ.

Truyền thơng có hiệu quả là khi chúng ta diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời nói hay khơng bằng lời nói, một cách phù hợp với hồn cảnh hay bối cảnh văn hóa.

Kỹ năng giao tiếp giúp ta quan hệ một cách tích cực với những ai tương tác với chúng ta. Có nghĩa là kết bạn, gìn giữ tình bạn vì điều này có thể rất quan trọng

cho sức khỏe tinh thần và xã hội của ta. Nó cũng có nghĩa là giữ mối quan hệ tốt với gia đình, nguồn hỗ trợ quan trọng. Nhưng cũng có ý nghĩa cắt đứt các mối quan hệ một cách xây dựng.

Ý thức về bản thân bao gồm sự nhìn nhận về bản thân, tính tình, mặt mạnh, mặt yếu, ước muốn của chúng ta cũng như những điều mà chúng ta khơng thích. Ý thức về bản thân giúp chúng ta nhận ra stress hay tình trạng bị áp lực để ứng phó kịp thời. Ý thức về bản thân là một tiền đề quan trọng để truyền thơng và giao tiếp có hiệu quả cũng như để thấu cảm với người khác.

Khả năng thấu cảm là khả năng hình dung hồn cảnh sống của người khác mà có khi họ cịn xa lạ với ta. Thấu cảm giúp ta chấp nhận người kia dù họ rất khác với chúng ta. Điều này sẽ giúp cải thiện các mối tương tác xã hội. Đồng thời, thấu cảm cịn giúp chúng ta có thái độ phù hợp với những người cần sự giúp đỡ, chăm sóc của chúng ta.

Ứng phó với cảm xúc, đó là nhìn nhận các cảm xúc nơi ta và người khác, ý thức rằng cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi như thế nào và có khả năng ứng phó với

cảm xúc một cách phù hợp.

Ứng phó với stress, đó là biết nhận ra các nguyên nhân gây stress trong đời sống chúng ta, nhận ra stress tác động đến chúng ta như thế nào và hành động để giảm

bớt các nguồn gây stress, giữ stress ở mức độ chấp nhận được, hoặc học cách thư giãn để giữ sự căng thẳng khơng hại đến sức khỏe.

Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO)

Theo UNESCO thì kỹ năng phải được phân chia dựa trên những kỹ năng cơ

bản cũng như những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực khác nhau. Theo đó, có thể có những nhóm kỹ năng sống như sau:

Nhóm kỹ năng chung

Nhóm chung này bao gồm những kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với cuộc sống chung bao gồm các kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội.

Nhóm kỹ năng chuyên biệt

Nhóm kỹ năng chuyên biệt gồm các kỹ năng được thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể khác nhau của đời sống xã hội như: Các kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, kỹ năng về các vấn đề xã hội như ma túy, HIV- AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các vấn đề bạo lực, rủi ro, những kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, mơi trường cộng đồng, hịa bình và giải quyết xung đột, phịng tránh bn bán trẻ em và phụ nữ.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)

Tổ chức này nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân. Theo đó, các kỹ năng phân loại theo các mối quan hệ như sau:

Nhóm những kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng sau:

- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân - Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống - Kỹ năng bảo vệ bản thân

- Kỹ năng kiên định

- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc - Kỹ năng đương đầu với căng thẳng.

- Kỹ năng thiết lập quan hệ - tương tác liên nhân cách - Sự cảm thông – thấu cảm (Empathy)

- Giao tiếp có hiệu quả - Kỹ năng thương lượng

- Kỹ năng đứng vững trước những áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác.

Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả, bao gồm những kỹ năng sau:

- Tư duy phê phán - Tư duy sáng tạo - Ra quyết định - Giải quyết vấn đề

Tổ chức ESCAP (Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên

Hợp Quốc). Theo tổ chức ESCAP phân loại kỹ năng sống thành 3 dạng

- Kỹ năng sống để phát triển cá nhân

- Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác

- Kỹ năng công nghệ, theo đề nghị của các đại diện trẻ tại một hội nghị. (ESCAP nhấn mạnh đến kỹ năng công nghệ thông tin).

Ở Campuchia GD KNS với vấn đề nổi bật nhất là việc xác lập các kỹ năng cần huấn luyện cho từng lứa tuổi cũng như phương pháp hiệu quả. KNS được coi là năng lực mà con người cần phải có để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia. Kỹ năng tìm việc và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình là những kỹ năng sống quan trọng đối với thế hệ trẻ và người lớn.

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn phân chia kỹ năng sống thành 3 nhóm chính

1- Nhóm thứ nhất: Kỹ năng về cuộc sống cá nhân, bao gồm các kỹ năng:

Kỹ năng sinh hoạt cá nhân, Kỹ năng rèn luyện giữ sức khỏe, Kỹ năng tự nhận thức bản thân, Kỹ năng tự ý thức và có trách nhiệm với bản thân, Kỹ năng tự xác định mục đích, kế hoạch cuộc sống.

2- Nhóm thứ hai: Kỹ năng quan hệ với người khác, với cộng đồng, xã hội, bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách, Kỹ năng thực hiện các hành vi văn hóa xã hội, Kỹ năng thích ứng

xã hội.

3- Nhóm thứ ba: Kỹ năng thực hành công việc bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng xác định mục tiêu công việc, Kỹ năng lựa chọn và xác định các giá trị, Kỹ năng hoạch định công việc, Kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, Kỹ năng tổ chức thực hiện cơng việc có kết quả, Kỹ năng đánh giá cơng việc và rút kinh nghiệm về công việc, Kỹ năng chuẩn bị cho các công việc tiếp theo.

Từ các cách phân loại kỹ năng sống trên đây, có thể rút ra những nhận định sau. Mỗi cách phân chia kỹ năng sống của mỗi tổ chức, cá nhân, đều mang tính tương đối. Những kỹ năng thường được nhiều quan điểm đề cập đến vẫn là kỹ năng tự nhận thức bản thân, chăm sóc sức khỏe bản thân, kiểm sốt bản thân, giải quyết

vấn đề. Tuy mỗi tổ chức ở mỗi góc nhìn khác nhau nên cách phân loại kỹ năng sống có khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù có phân loại trên góc nhìn nào đi nữa thì kỹ năng sống phải là những khả năng thuộc về năng lực cá nhân giúp bản thân tồn tại và làm chủ cuộc sống mình cũng như đạt được những mục tiêu sống một cách hiệu quả. Chính vì điều này, tác giả Huỳnh Văn Sơn đã chọn hướng tiếp cận kỹ năng sống theo hướng cá nhân, nghĩa là kỹ năng sống đối với mỗi cá nhân cần có những khả năng gì, những kỹ năng nào trong tiến trình phát triển cuộc đời cũng như trong quan hệ khác nhau và trong những hoạt động khác nhau. Từ đây, có thể nhận thấy những kỹ năng sống cần thiết nhất với con người cũng chính là những kỹ năng cơ bản mà con người cần có ngay từ những năm tháng đầu đời, đặc biệt là trẻ em 5 – 6 tuổi. Đó là những nhóm kỹ năng cơ bản hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ: kỹ năng phát triển thể chất, kỹ năng phát triển nhận thức, kỹ năng phát triển tình cảm xã hội, kỹ năng phát triển ngôn ngữ - giao tiếp.

Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con nguời. Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng tâm lí xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)