Khái niệm quản líhoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

gồm hoạt động chăm sóc và hoạt động nuôi dưỡng, trong đó hoạt động chăm sóc bao gồm: hoạt động chăm sóc giấc ngủ; hoạt động chăm sóc vệ sinh. Hoạt động nuôi dưỡng bao bồm: cung cấp dinh dưỡng; sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ được tổ chức ở trường mầm non nhằm mục tiêu giúp trẻ em lứa tuổi này được ăn đủ no, hợp dinh dưỡng, có giấc ngủ ngon, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ khi trẻ được gửi ở trường.

1.2.2. Khái niệm quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non mầm non

Quản lí là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua sự nổ lực của người khác (Trần Kiểm, 2011). Như vậy, quản lí được hiểu là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lí (Hiệu trưởng nhà trường) đến đối tượng quản lí (Cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ) thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đánh giá trong nhà trường.

Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội (Trần Kiểm, 2011).

Quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho các mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trần Kiểm, 2011).

Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà tìm điểm hội tụ là quá trình dạy học. Giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.

Người đứng đầu một nhà trường có chức danh “Hiệu trưởng”, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.

Như vậy, quản lí nhà trường bao gồm quản lí các hoạt động bên trong nhà trường và phối hợp quản lí giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục và xã hội trong đó cốt lõi là quản lí quá trình dạy học và giáo dục. Quản lí nhà trường vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội. Cho nên quản lí nhà trường phải biết phối hợp với các lực lượng xã hội để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Để hoạt động quản lí nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệu quả cao, nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường. Quá trình quản lí nhà trường thực chất là quản lí quá trình lao động sư phạm của thầy giáo, quản lí hoạt động tự học tập của học sinh và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học. Trong đó, người cán bộ quản lí phải trực tiếp và ưu tiên dành nhiều thời gian để quản lí hoạt động lực lượng trực tiếp đào tạo. Tất cả các hoạt động quản lí khác đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học.

Giáo dục mầm non là một bộ phận và là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vững chắc thì mới bảo đảm được nhiệm vụ xây dựng nền móng ban đầu cho giáo dục phổ thông và sự hình thành phát triển nhân cách con người. Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Quản lí trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên mầm non để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Quản lí trường mầm non là tổ chức điều

vận hành đạt mục tiêu đã đặt ra. Thực chất quản lí trường mầm non là quản lí quá

trình chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả. Trường mầm non đảm nhận việc chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

Như vậy, quản lí trường mầm non là hoạt động có mục đích, có nội dung của Hiệu trưởng nhà trường đến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm tra đánh giá trong các hoạt động của trong trường mầm non với nội dung quản lí trẻ em, quản lí trẻ em học hòa nhập, quản lí nhân sự, giáo viên, quản lí chuyên môn, quản lí tài sản, cơ sở vật chất, tài chính, quản lí bán trú, quản lí sổ kế hoạch giáo dục trẻ em, theo dõi điểm danh, khám sức khỏe, theo dõi đánh giá sự phát triển trẻ về thể chất, tinh thần trẻ và quản lí các mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường, xã hội. Trong đề tài này, quản lí nhà trường tập trung vào công tác lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng trưởng mầm non trong quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường.

* Quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non:

Quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non là những tác động có chủ đích của chủ thể quản lí (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, các Tổ chức trong trường mầm non)đến hoạt động chăm sóc và hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ, bao gồm: việc thực hiện đảm bảo về dinh dưỡng, đảm bảo về sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, giúp trẻ phát triển về thể chất (khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao), trong đó trẻđược ăn đủ no, hợp dinh dưỡng, có giấc ngủ ngon, được thích nghi với chế độ sinh hoạt của trường mầm non; thực hiện các vận động cơ bản theo lứa tuổi, có một số tố chất vận động trẻ mẫu giáo như khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; có khả năng phối hợp khéo léo giữa các cơ quan vận động; có khả năng tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân, có thói quen và kỹ năng tốt trong ăn uống và giữ gìn sức khỏe, đảm bảo an toàn bản thân, cũng như giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối, nâng cao sức đề kháng và khả năng thích ứng với biến đổi của môi trường, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện

thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đánh giá việc chăm sóc và nuôi dưỡng tại trường mầm non. Đây cũng là bốn chức năng trong quản lí, người nghiên cứu tiếp cận và làm cơ sở trong quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)