Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển về thể chất, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ tại nhà trường. Ngoài thực hiện tốt các nội dụng, phương pháp và hình thức trong hoạt động chăm sóc và hoạt động nuôi dưỡng trẻ, nhà trường còn phải thực hiện những biện pháp hiệu quả nhằm đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, trong đó cần tập trung đảm bảo các điều kiện như: Đủ trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ luôn đảm bảo vệ sinh an toàn; Hằng năm các trường mầm non thường xuyên mua sắm, bổ sung thay thế trang thiết bị, đồ dùng khi bị hư hỏng; Có đủ giáo viên đảm nhiệm việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ theo từng lớp, độ tuổi của trẻ; Cán bộ, giáo viên, công nhân viên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; Giáo viên có kỹ năng thao tác, thực hiện đúng qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; Cán bộ, giáo viên luôn tuyên truyền đến cha mẹ học sinh kiến thức chăm sóc trẻ; Các trường mầm non luôn phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ theo đúng qui định.
1.3.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non
Kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của giáo viên là nội dung quan trọng mà người Hiệu trưởng cần quan tâm. Hằng năm, Hiệu trưởng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên định kỳ, đột xuất các công việc chủ yếu gồm: kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng, bảo vệ an toàn, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục trẻ của giáo viên; kiểm tra tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục của giáo viên; kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng, sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ: thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ; chế độ vệ sinh cá nhân trẻ; phòng nhóm vệ sinh đồ dùng đồ chơi; kiểm tra tổ chức bữa ăn, giấc ngủ; kiểm tra các biện pháp an toàn cho trẻ; thực hiện hồ sơ, sổ sách theo dõi sức khỏe trẻ; kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, quản lí tài sản, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp; kiểm tra kết quả chăm sóc và nuôi dưỡng
trẻ và công tác phối hợp cha mẹ học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ và tuyên truyền kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng, bảo vệ an toàn và giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ.
Hiệu trưởng cần xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá phù hợp nội dung hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cũng như đề ra mục đích, yêu cầu, thời gian kiểm tra, đánh giá phù hợp điều kiện của nhóm, lớp và hoàn cảnh của giáo viên. Thông báo cho giáo viên kế hoạch kiểm tra về thời gian, nội dung kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất). Tiến hành kiểm tra, đánh giá theo nội dung chăm sóc và nuôi dưỡng theo lịch sinh hoạt của trẻ trong ngày, tuy nhiên tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ có những hoạt động sẽ làm thay đổi lịch sinh hoạt của trẻ như: cân đo, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, vệ sinh nhóm, lớp, đồ dùng, đồ chơi…
Theo điều 26 của Điều lệ trường mầm non đánh giá kết quả chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em. Kiểm tra định kỳ sức khỏe trẻ em: hai lần trong năm học. Theo dõi sổ sức khỏe của trẻ em: trẻ dưới 24 tháng tuổi cân đo hàng tháng, trẻ trên 24 tháng tuổi cân đo theo quý 3 tháng/ lần. Kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ, cân, đo, theo dõi sổ sức khỏe của trẻ em. Tổ chức đánh giá giáo viên, nhân viên. Chỉ đạo quản lí hồ sơ giáo viên, nhân viên, học sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).
1.4. Quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non
1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non
Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của cấp học mầm non, việc phân cấp quản lí nhà nước đối với giáo dục mầm non nói chung và phân cấp quản lí trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN nói riêng sẽ giúp chủ thể quản lí gần gũi, gắn bó, nắm bắt, giải quyết yêu cầu quyền lợi chính đáng của bộ phận, cá nhân tham gia hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cũng như giúp đội ngũ chăm sóc trẻ, cán bộ quản lí nhà trường nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và thu hút các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tích cực vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Các cấp quản lí trong nhà trường mầm non bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn. Trong đó, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng chăm
sóc và nuôi dưỡng trẻ thông qua xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Bên cạnh đó, Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công trong quá trình thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Tổ trưởng chuyên môn thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng theo chương trình, kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015).
Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hiệu trưởng phụ trách chung mọi công việc: xây dựng kế hoạch phát triển số lượng trẻ ở nhà trẻ và mẫu giáo bán trú, bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, chỉ đạo việc thực hiện và quản lý các mặt hoạt động trên.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho mình, người Hiệu trưởng cần phải ra sức tìm hiểu, sáng tạo, học hỏi các điển hình tiên tiến.
Trong việc quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng, người Hiệu trưởng vừa phải chỉ đạo, vừa phải quản lí.
Chỉ đạo là vạch ra, hướng dẫn công việc để mọi người có thể làm theo một định hướng đã có, còn quản lí là theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, để công việc được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, động viên đúng lúc, đúng việc, đúng người hoặc uốn nắn những sai sót kịp thời.
Có những việc Hiệu trưởng phải trực tiếp làm, có những việc Hiệu trưởng chỉ làm gián tiếp mà chủ yếu thông qua Phó Hiệu trưởng (hay Tổ trưởng) để thực hiện dù cách nào thì điều quan trọng nhất đối với Hiệu trưởng là phải nắm bắt thông tin kịp thời.
Giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cần có sự phân công cụ thể về nhiệm vụ nội dung công việc liên quan đến hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Khi giao việc, Hiệu trưởng phải tạo mọi điều kiện để người dưới quyền có thể tự chủ trong công việc, có thể sáng tạo trong công việc, nhưng nhất thiết những việc đó Hiệu trưởng phải biết rõ ràng.
Khi phân công công việc cho phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng cần tìm hiểu năng lực, phẩm chất của họ để có thể sử dụng họ tốt nhất, dùng việc cụ thể để giúp họ khắc phục những điều còn non kém và coi đó cũng là một biện pháp bồi dưỡng, chuẩn bị đội ngũ kế cận.
• Phó Hiệu trưởng phụ trách bán trú:
Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ:
Quản lý nhân sự: Phân công, theo dõi công việc của kế toán, bảo mẫu, cấp dưỡng, thủ quỹ, thủ kho.
Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, lên thực đơn, lượng giá kết quả thực đơn, khẩu phần đã xây dựng.
Xây dựng nề nếp ăn, ngủ của học sinh.
Báo cáo kết quả định kỳ (hàng tuần, tháng, học kỳ) với Hiệu trưởng về các mặt công tác được giao, tham mưu, đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
• Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Kết hợp chặt chẽ với phó Hiệu trưởng phụ trách chăm sóc và nuôi dưỡng trong việc đảm bảo mọi nề nếp sinh hoạt, học tập, ăn ngủ, vui chơi, rèn luyện thể lực và giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ.
• Kế toán: Đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc thu chi tài chánh, hồ sơ, sổ sách rõ ràng.
• Thủ quỹ: Quản lý chặt chẽ, thu chi đúng nguyên tắc, đầy đủ chứng từ. • Thủ kho: quản lý kho chặt chẽ, ngăn nắp, sạch sẽ, đủ chứng từ.
• Nhân viên y tế: có nghiệp vụ y tế từ trung cấp trở lên, có nhiệm vụ: Tổ chức phòng y tế đúng quy cách, đủ đồ dùng thuốc men.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, tổng hợp tình hình khám sức khỏe cho trẻ.
Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe trẻ.
Tham mưu với Hiệu trưởng về biện pháp chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho trẻ, phòng chống bệnh nhiễm lây lan, tổng vệ sinh môi trường theo định kỳ. Theo dõi việc thực hiện vệ sinh nhóm lớp.
• Bảo mẫu: Trực tiếp chăm sóc trẻ, quản lí trẻ trong giờ ăn, ngủ
Đảm bảo các điều kiện vệ sinh cá nhân cho trẻ ( khăn lau mặt, ly, gối, nệm…) Đảm bảo các điều kiện vệ sinh phòng học, phòng ngủ và các đồ dùng phục vụ trẻ.
Kết hợp chặt chẽ cùng giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh để giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
• Giáo viên: Kết hợp chặt chẽ cùng bảo mẫu, phụ huynh để giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
• Cấp dưỡng: Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh (đảm bảo vệ sinh ăn uống, đủ chất dinh dưỡng, Kcal cho từng độ tuổi, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ…)
• Lao công phục vụ: Đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường sống của trẻ, sân vườn, hành lang, nhà vệ sinh.
• Bảo vệ: Đảm bảo giữ gìn các tài sản (Lớp, các bộ phận, các phòng ban, bếp, kho…)
Theo Luật Giáo dục quy định giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu giáo dục là giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” (Quốc hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2005). Đồng thời, hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non là hoạt động đặc biệt quan trọng, hoạt động luôn là một trong những yếu tố giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường và hoàn thành mục tiêu giáo dục mầm non, bao gồm: Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi; Đáp ứng nhu cầu giấc ngủ của trẻ mầm non; Rèn luyện cho trẻ thói quen tự vệ sinh cho mình và vệ sinh môi trường; Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Như vậy, công tác quản lí trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non sẽ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện về thể chất. Đồng thời, thực hiện hiệu quả trong công tác tổ chức, phân công trách nhiệm, chỉ
đạo và kiểm tra đánh giá trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non sẽ giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bao gồm khả năng tổ chức bữa ăn, tổ chức giấc ngủ, rèn luyện vệ sinh và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non. Ngoài ra, công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ còn có vai trò trong việc tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, nâng cao sức đề kháng và khả năng thích ứng với biến đổi của môi trường xung quanh. Đặc biệt, công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non còn có vai trò quan trọng trong việc khắc phục kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong sự phát triển thể chất trẻ, góp phần nâng cao chất lượng niềm tin, sự uy tín nhà trường.
1.4.2. Các chức năng quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non non
* Xây dựng kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ:
Kế hoạch hóa là một chức năng quan trọng của công tác quản lí trường mầm non, vì lập kế hoạch chính là soạn thảo và thông qua những quyết định quản lí quan trọng nhất. Công tác này đòi hỏi Hiệu trưởng phải quan tâm đầy đủ các loại kế hoạch như: Kế hoạch được xây dựng theo sự chỉ đạo của cấp trên, của Sở, Bộ GD- ĐT. Kế hoạch thể hiện mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ rõ ràng từ đầu năm học. Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ rõ ràng. Đưa ra dự báo về nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. Kế hoạch được xây dựng sát với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu điều kiện nhà trường. Kế hoạch được xây dựng cụ thể theo định kỳ và thể hiện rõ thời gian, thời lượng thực hiện. Xây dựng kế hoạch trang bị cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận, kế hoạch cá nhân, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến kế hoạch năm học. Kế hoạch năm học là sự cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ năm học với các mục tiêu và biện pháp rõ ràng, đó cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch của từng bộ phận, từng cá nhân.
Xây dựng kế hoạch năm học là khâu đầu tiên của một quy trình quản lí nhưng lại là khâu quan trọng nhất. Toàn bộ nội dung, chương trình hoạt động của nhà trường là nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Vì thế, xây dựng kế hoạch có chất lượng và có tính khả thi là một yêu cầu bắt buộc đối với Hiệu trưởng trường mầm non.
Từ đó, kế hoạch bao gồm: kế hoạch thực hiện chế độ ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ hằng ngày, hằng tuần; Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm kế hoạch đảm bảo vệ sinh đồ dùng đồ chơi, môi trường hoạt động của các nhóm, lớp; Xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan y tế của địa phương để thực hiện việc khám sức khỏe, tiêm chủng và phòng dịch cho trẻ; Xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch theo dõi sự phát triển của trẻ; Có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, phòng dịch bệnh cho trẻ và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trường mầm non; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức cơ bản về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cho phụ huynh; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các trường mầm non với các tổ chức xã hội để huy động các nguồn lực tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt, vui chơi cho trẻ.
* Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ:
Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường thực hiện các nội dung chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Hỗ trợ tạo điều kiện cho các nhân viên cấp dưỡng thực hiện quy trình chế biến 1 chiều, thực hiện khẩu phần dinh dưỡng cân đối, đủ chất, đủ lượng, đảm bảo VSATTP cho trẻ. Hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện các nội dung trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Phân công trách nhiệm cho giáo viên, nhân viên bảo vệ bảo đảm trật tự trường học, tránh các tai nạn về sức khỏe tính mạng của