Thực trạng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Phòng Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục tham mưu với Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng qui mô từng trường; tăng cường các phòng chức năng, hỗ trợ chuyên môn, trang bị thêm trang thiết bị và đồ dùng dạy học đạt tiêu chuẩn. Quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn các trường mầm non ngoài công lập phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Các trường MN trên địa bàn đã được xây dựng mới, luôn được cải tạo và nâng cao chuẩn hàng năm, đến nay các trường mẫu giáo mầm non được xây dựng mới như Mầm non Hoa Đào, Ngọc Lan, Bông Sen… (Phòng Giáo dục và đào tạo Quận 12, 2018).

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN Quận 12

2.2.1. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin của giáo viên, cán bộ quản lí, cũng như nhận thức của họ về mục tiêu, về vai trò trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non. Đồng thời, thu thập dữ liệu phân tích và đánh giá việc thực hiện nội dung, hình thức và công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường Mầm non trên địa bàn Quận 12 của giáo viên và cán bộ quản lí. Đặc biệt, phân tích và đánh giá, so sánh việc thực hiện của giáo viên và cán bộ quản lí trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động quản lí chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non trên địa bàn Quận.

2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát * Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: * Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi:

Các phiếu hỏi sử dụng để khảo sát bao gồm hai nhóm CBQL và GV, trong đó CBQL là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn của 06 trường mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước như:

Thiết kế bảng hỏi khảo sát (phụ lục 1 và phụ lục 2), bảng hỏi được soạn dựa trên cơ sở lí luận của đề tài này.

Tổ chức khảo sát lấy ý kiến từ bảng hỏi: Sau khi thiết kế các bảng hỏi trưng cầu ý kiến, tiến hành liên hệ đến lãnh đạo các trường Mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn và xin phép gửi đến các giáo viên, cán bộ quản lí đang công tác tại các trường Mầm non trên. Sau đó hẹn họ thời gian, địa điểm để thu hồi lại các phiếu trưng cầu ý kiến đã đánh giá.

Xử lí thông tin từ bảng hỏi thu thập được: Khi thu hồi đầy đủ các phiếu hỏi, người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 25.0 thống kê xử lí số liệu, tính các giá trị trung bình, phần trăm (%), độ lệch chuẩn trong đánh giá giữa các mức độ của từng câu hỏi.

Mục đích phỏng vấn: Người nghiên cứu thu thập dữ liệu từ GV, HT và Cha mẹ trẻ để xác định rõ hơn cho kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung phỏng vấn: Các nội dung phỏng vấn được tập trung vào các vấn đề như sau: Quan điểm về mục tiêu, vai trò trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường; Thực hiện nội dung, hình thức, công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường; Khả năng xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, phân công, chỉ đạo thực hiện của cha mẹ trẻ, cán bộ quản lí và giáo viên trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Những ý kiến về nguyên nhân, giải pháp để cải thiện và nâng cao kết quả thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện phỏng vấn: Lập kế hoạch phỏng vấn, xác định đối tượng, lựa chọn thời gian, địa điểm phỏng vấn của 06 trường Mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh; Thông báo cho đối tượng (theo danh sách) phỏng vấn; Tiến hành phỏng vấn theo nội dung đã chuẩn bị và ghi lại hoạt động phỏng vấn để làm minh chứng nghiên cứu.

Xử lí thông tin phỏng vấn: Người nghiên cứu tiến hành mã hóa thông tin người phỏng vấn nhằm bảo mật thông tin cho đối tượng tham gia như: GV tham gia phỏng vấn được mã hóa GV1, GV2 cho đến GV10; Cán bộ quản lí được mã hóa HT1 cho đến HT6; Cha mẹ trẻ được mã hóa CM1 đến CM10. Ngoài ra, khi tiến hành phỏng vấn, chúng tôi xin phép người GV, HT và Cha mẹ trẻ được ghi âm lại cuộc phỏng vấn và viết lại thành biên bản phỏng vấn theo yêu cầu, để tổng hợp và so sánh với kết quả thống kê định lượng.

2.2.3. Mẫu khảo sát

Để thực hiện nghiên cứu thực trạng của đề tài, người nghiên cứu chọn 06/19 trường Mầm non công lập trên địa bàn Quận 12 để làm nghiên cứu, bao gồm: Trường Mầm non Bé Ngoan, trường Mầm non Sơn Ca 7, trường Mầm non Vàng

Anh, trường Mầm non Sơn Ca, trường Mầm non Ngọc Lan, trường Mầm non Sơn Ca 9 và được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Mô tả mẫu khảo sát về thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Trường mầm non Mẫu điều tra Mẫu phỏng vấn GV TT HT PHT GV HT CM Trường MN Bé Ngoan 15 3 1 2 1 1 4 Trường MN Sơn Ca 7 13 2 1 2 2 1 3 Trường MN Vàng Anh 10 3 1 2 1 1 4 Trường MN Sơn Ca 14 2 1 2 2 1 3 Trường MN Ngọc Lan 12 2 1 1 1 1 2 Trường MN Sơn Ca 9 10 2 1 1 1 1 4 Tổng 74 14 06 10 08 06 20

Mẫu phỏng vấn: Bao gồm phỏng vấn 08 giáo viên, 06 Hiệu trưởng và 20 cha mẹ trẻ tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh tham gia khảo sát. Mẫu điều tra: Bao gồm 74 giáo viên, 14 Tổ trưởng chuyên môn, 10 Phó Hiệu trưởng và 06 Hiệu trưởng.

Bảng 2.2.1. Thông tin về nhân khẩu học của mẫu khảo sát

STT Công việc đang đảm trách Số lượng Tỷ lệ (%) 1.1 Cán bộ quản lí

Hiệu trưởng 6 20,0

Phó Hiệu trưởng 10 33,3

Tổ trưởng chuyên môn 14 46,7

1.2 Giáo viên

Giáo viên Nhà trẻ 12 16,2

Giáo viên lớp Mầm 29 39,2

Giáo viên lớp Chồi 26 35,1

Công việc đảm trách: Các đối tượng tham gia khảo sát Hiệu trưởng chiếm 20%, Phó Hiệu trưởng chiếm 33,3%, Tổ trưởng chuyên môn chiếm 46,7% cho thấy hầu như cán bộ quản lí của 06 trường tham gia khảo sát tham gia đầy đủ và thể hiện sự nhiệt tình đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Đồng thời, với 74 giáo viên tham gia khảo sát, có 29 người là giáo viên lớp Mầm chiếm tỷ lệ cao nhất (39,2%) theo đó là giáo viên lớp Chồi chiếm 35,1%, số lượng lớp Lá có tỷ lệ tham gia khảo sát thấp nhất chiếm 9,5%.

Tuổi và thâm niên công tác: Kết quả thống kê từ bảng 2.2 cho thấy, giáo viên có tuổi đời dưới 30 tuổi chiếm 42,1% cao hơn cán bộ quản lí (0%), trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi của cán bộ quản lí chiếm đa số (chiếm 68,8%). Bên cạnh đó, số năm công tác dưới 5 năm chiếm 48,9% thường tập trung ở những giáo viên trẻ mới ra trường, từ 10 đến 20 năm chiếm 87,5% là những cán bộ quản lí có tuổi đời lâu năm. Như vậy, các trường Mầm non trên địa bàn có đội ngũ giáo viên trẻ, và cán bộ quản lí lâu năm, nhiều kinh nghiệm đây là điều kiện thuận lợi giúp các trường nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục nhà trường.

Bằng cấp chuyên môn: Các đối tượng tham gia có bằng cấp chuyên môn cao từ trung cấp đến cử nhân. Trong đó tập trung ở trình độ cao đẳng và cử nhân đối với đội ngũ giáo viên (36,4% là cao đẳng, 57,9% là cử nhân đại học).

Bồi dưỡng về hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ: Các cán bộ quản lí trong các trường Mầm non trên địa bàn Quận 12 đã được tham gia bồi dưỡng (chiếm 100%), trong khi đó giáo viên chưa tham gia chiếm 29,5%. Cho thấy các trường MN trên địa bàn chưa thực hiện hiệu quả trong việc tổ chức cho đội ngũ giáo viên được tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ có thể số lượng chưa được tham gia bồi dưỡng là những giáo viên trẻ mới được nhà trường tuyển chọn.

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên tại các trường MN trên địa bàn Quận 12 trẻ tuổi, yêu nghề, có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, các trường có cán bộ quản lí nhiều kinh nghiệm, được tham gia đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp

ứng mục tiêu phát triển nhà trường, cũng như nâng cao chất lượng trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường được thể hiện qua bảng 2.2.2:

Bảng 2.2.2. Thông tin về nhân khẩu học của mẫu khảo sát

STT Thông tin chung

Giáo viên Cán bộ quản lí

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tuổi Dưới 30 tuổi 37 42,1 0 0 Từ 30 đến 40 tuổi 42 47,7 11 68,8 Từ 40 đến 50 tuổi 9 10,2 5 31,2

2 Thâm niên công tác

Từ 1 đến dưới 5 năm 43 48,9 0 0

Từ 5 đến dưới 10 năm 39 44,3 1 6,25

Từ 10 đến dưới 20 năm 5 5,7 14 87,5

Trên 20 năm 1 1,1 1 6,25

3 Bằng cấp chuyên môn cao nhất

Trung cấp 5 5,7 0 0

Cao đẳng 32 36,4 0 0

Cử nhân 51 57,9 16 100

4 Bồi dưỡng về hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Đã tham gia 62 70,5 16 100

Chưa từng tham gia 26 29,5 0 0

2.2.4. Qui ước thang đo

Sau khi tiến hành xử lí và thống kê các dữ liệu thu được từ những phiếu khảo sát thực trạng dưới dạng điểm trung bình và độ lệch chuẩn trong từng câu hỏi, người nghiên cứu qui ước thang đo. Bảng qui ước này được sử dụng trong quá trình phân tích thực trạng của công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.3. Bảng qui ước thang đo trong nghiên cứu định lượng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 1,0< TB ≤ 1,8 1,8< TB ≤ 2,6 2,6< TB ≤ 3,4 3,4< TB ≤ 4,2 4,2 < TB ≤ 5,0 Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Không thường xuyên Ít thường

xuyên Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Không quan

trọng Ít quan trọng Phân vân Quan trọng Rất quan trọng Không ảnh

hưởng Ít ảnh hưởng Phân vân Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng

2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Nhận thức về mục tiêu hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về mục tiêu thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo bảng 2.4 cho thấy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường mầm non Quận 12 đã thể hiện được sự nhận thức về mục tiêu quan trọng trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Các mục tiêu được đánh giá cao với điểm trung bình đạt mức độ 4 và 5, ứng với mức độ quan trọng và rất quan trọng trong thang đo đánh giá mức độ nhận thức, cụ thể:

Mục tiêu đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ ở trường có điểm trung bình 4,25 điểm đối với CBQL đánh giá và 4,22 điểm đối với GV, ứng với mức rất quan trọng trong thang đo, trong các trường hợp đánh giá thể hiện sự đồng nhất của các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá về nội dung này. Như vậy, việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi ở trường mầm non được các giáo viên và cán bộ quản lí xem là mục tiêu rất quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về mục tiêu trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12

TT Mục tiêu hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng

Mức độ nhận thức

ĐT ĐTB ĐLC MĐ XL

1

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi ở trường mầm non, khỏe mạnh, cân năng và chiều cao QL GV 4,25 4,22 0,577 0,669 5 5 Rất quan trọng Rất quan trọng 2

Đáp ứng nhu cầu giấc ngủ của trẻ mầm non, trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt QL GV 4,00 3,97 0,632 0,633 4 4 Quan trọng Quan trọng 3

Rèn luyện cho trẻ thói quen tự vệ sinh cho mình và vệ sinh môi trường, khả năng vận động QL GV 4,44 3,89 0,629 0,669 5 4 Rất quan trọng Quan trọng 4 Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ

QL GV 4,50 3,84 0,516 0,693 5 4 Rất quan trọng Quan trọng Trong đó, việc rèn luyện cho trẻ thói quen tự vệ sinh cũng như chăm sóc sức khỏe có sự khác biệt trong đánh giá giữa giáo viên và cán bộ quản lí, điểm trung bình trong đánh giá của cán bộ quản lí ở mức 5, mức độ rất quan trọng, trong khi giáo viên đánh giá là quan trọng. Đồng thời, khi trong quá trình trò chuyện phỏng vấn một số giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường mầm non trên địa bàn cho thấy, phần lớn họ đã trả lời đầy đủ và đồng nhất về mục tiêu của hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường, như GV1, GV2, GV3, HT1, HT2 đều cho rằng “Nhà trường luôn quan tâm động viên đội ngũ chăm sóc trẻ thực hiện đúng yêu cầu quy định về ngủ đủ giấc cho trẻ, sức khỏe trẻ, phát triển chiều cao của trẻ” chiếm 35,7% trong tổng số lượng giáo viên và cán bộ quản lí tham gia phỏng vấn.

Như vậy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện được sự nhận thức cao về mục tiêu hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường, họ luôn xem việc đáp ứng nhu cầu về giấc ngủ phù hợp, cũng như rèn luyện thói quen tự vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi, trẻ được khỏe mạnh, cận nặng và chiều cao là mục tiêu quan trọng nhất hiện nay.

2.3.2. Nhận thức về vai trò trong quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của cán bộ quản lí tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh được thống kê và thể hiện trong bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12

TT Vai trò quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng

Mức độ nhận thức ĐTB ĐLC MĐ XL

1 Đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện

về thể chất, tăng sức đề kháng 4,31 0,704 5 Rất quan trọng

2

Giúp giáo viên và cán bộ quản lí được tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

4,19 0,403 4 Quan trọng

3

Hoàn thiện kế hoạch hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

4,00 0,516 4 Quan trọng

4 Nâng cao uy tín và chất lượng giáo dục

nhà trường 4,13 0,500 4 Quan trọng

Trong các vai trò quan trọng trên, vai trò “Đảm bảo trẻ được phát triển toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)