Theo điều 24 của Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 về việc Ban hành Điều lệ trường mầm non thì nội dung của hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em là: việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014) cụ thể:
* Hoạt động chăm sóc trẻ:
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi:
Ngủ là nhu cầu sinh lí của trẻ, nhằm phục hồi lại trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh trung ương sau thời gian thức, tham gia hoạt động, mệt mỏi. Vì vậy, nhu cầu ngủ của trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sức khỏe và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh. Để đáp ứng nhu cầu cho trẻ có điều kiện ngủ đủ thời gian, cần phải cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi, thời gian ngủ, tư thế và theo dõi trẻ trong lúc ngủ, trong đó thời gian ngủ tốt nhất của trẻ từ 3 tháng đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90 – 120 phút; trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 – 120 phút; trẻ từ 18 tháng đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút; trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo ngủ một giấc buổi trưa (khoảng 150 phút). Ngoài ra, phải đảm bảo được các điều kiện ảnh hưởng đến giấc ngủ như: chế độ, ánh sáng, không khí, vệ sinh trước khi đi ngủ của trẻ để tổ chức cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và đảm bảo để trẻ có giấc ngủ tốt, đủ thời gian (Tào Thị Hồng Vân, 2017, trang 84-106).
Chăm sóc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường:
Vệ sinh cá nhân cho trẻ là một nội dung cần thiết phải rèn luyện để trẻ hình thành thói quen tốt từ khi còn bé, điều đó sẽ giúp trẻ có nếp sống văn minh, sạch sẽ sau này. Vì vậy, phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân như: rửa mặt, rửa tay, đánh răng, chải tóc, mặc quần áo sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi qui định, không khạc nhổ và vứt rác sai qui định. Đồng thời, rèn luyện các em vệ sinh môi trường như: tự lau đồ dùng, ghế kệ tủ, vệ sinh các tranh ảnh, giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải hàng ngày (Tào Thị Hồng Vân, 2017, trang 84-106).
* Hoạt động nuôi dưỡng trẻ:
Hoạt động về dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi:
tuổi, xây dựng thực đơn hàng ngày theo tuần, theo mùa và phân bổ số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ. Đồng thời, năng lượng phân phối cho các bữa ăn: bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày. Trong đó, tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu: Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần; Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần; Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần; Nước uống: khoảng 0,8 Lít – 1,6 lít/trẻ/ngày (Kể cả nước trong thức ăn). Trong đó, trẻ từ 3-6 tháng: Chế độ ăn là sữa mẹ với nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 500-550 Kcal, và nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày 330 -350Kcal; Trẻ từ 6 -12 tháng: Chế độ ăn gồm sữa mẹ và bột với nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 600-700 Kcal, và nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày 420 Kcal; Trẻ từ 12 – 18 tháng: Chế độ ăn gồm cháo và sữa mẹ với nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 930-1000 Kcal, và nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày 600-651 Kcal; Trẻ từ 18-24 tháng: Chế độ ăn gồm cơm nát và sữa mẹ với nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 930-1000 Kcal, và nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày 600-651 Kcal; Trẻ 24 -36 tháng: Chế độ ăn gồm cơm thường với nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 930-1000 Kcal, và nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày 600-651 Kcal (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
Đối với lứa tuổi mẫu giáo: Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi: nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 1230 – 1330 Kcal. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày chiếm 50% - 55% nhu cầu cả ngày: 665 – 676 Kcal. Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: một bữa chính và một bữa phụ. Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: bữa chính buổi trưa cung cấp từ 25% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 10% đến 15% năng lượng cả ngày. Trong đó, tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng
theo cơ cấu: Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 15% - 25% năng lượng khẩu phần; Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần; Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45% - 52% năng lượng khẩu phần; Nước uống: khoảng 1,6 Lít – 2,0 lít/trẻ/ngày (Kể cả nước trong thức ăn). Đồng thời, tổ chức xây dựng thực đơn hàng ngày theo tuần, theo mùa (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ: