Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Tác động từ chủ trương đổi mới giáo dục mầm non

Chủ trương đổi mới giáo dục mầm non hoàn toàn đúng đắn, bởi nó không chỉ làm thay đổi về nội dung chương trình đến chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mà còn làm thay đổi cách nhìn và nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của bậc học mầm non.

Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, có đủ đồ dùng, thiết bị phục vụ cho chăm sóc và nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đã có nhiều trường

được công nhận đạt chuẩn quốc gia… Chính từ những điều kiện như vậy đã làm thay đổi rõ rệt về chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng của trường, đã thu hút được nhiều trẻ em trong độ tuổi đến trường nhất là ở vùng nông thôn.

Tác động từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương

Điều kiện dân cư, trình độ văn hóa, đặc điểm tình hình địa phương. Đa phần phụ huynh trên địa bàn quận là thành phần tiểu thương, điều kiện kinh tế có khả năng cung cấp cho con nhưng để nuôi dạy trẻ đúng khoa học thì còn nhiều hạn chế.

Một số trường mầm non có diện tích quá chật hẹp, không phát huy được sự kết hợp giữa vận động thể chất và chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp các ngành các cấp đang khó khăn trong việc xử lí và khống chế dịch bệnh, tạo áp lực không nhỏ đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.

Quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể và phụ huynh trẻ tạo cơ hội và điều kiện cho trường nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vận động các nguồn hỗ trợ từ cá nhân, hỗ trợ tổ chức các ngày lễ, ngày hội, tổ chức các hội thi cho giáo viên, tổ chức khen thưởng cho giáo viên và trẻ.

Tác động từ cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non

Việc xây dựng và sử dụng hợp lý cơ cở vật chất và trang thiết bị sẽ tạo nên chất lượng giáo dục nhà trường (Karemera, D, 2003, 37(2)). Qua đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được sử dụng vào các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng ở mỗi lớp học có tác động trực tiếp đến hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ và là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Thực tế chứng minh, không thể chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đạt mục tiêu của ngành nếu không có điều kiện cơ sở vật chất tương ứng.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng thì phải đầu tư đầy đủ các đồ dùng cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, các trường mầm non phải được xây dựng đạt chuẩn, diện tích phòng học đảm bảo, thiết bị, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi đầy đủ và phong phú để trẻ hoạt động và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ. Có đầy đủ các phương tiện để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ như các đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng phục vụ ăn, ngủ, đồ dùng vệ sinh cá nhân thì mới bảo đảm cho hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đạt được hiệu quả và tạo sự tin tưởng của phụ huynh khi gửi con tới trường.

Tiểu kết chương 1

Trẻ ở độ tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng kém, tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh, cấu tạo và các chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và chịu đựng kém. Do đặc điểm phát triển cơ thể trẻ, hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, bảo vệ sức khỏe phải luôn đặt lên vị trí hàng đầu và là một nội dung quản lí quan trọng của Hiệu trưởng trường mầm non.

Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một bộ phận của quá trình giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non có vai trò quan trọng nó đảm bảo cho trẻ phát triển về thể chất, tinh thần một cách toàn diện. Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được thực hiện thông qua các hoạt động trong trường mầm non dựa trên mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, xuất phát từ yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì thế trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một quá trình hoạt động tích cực, sáng tạo, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhằm phát triển thể chất, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn, phòng tránh dịch bệnh cho trẻ, hình thành cho trẻ một số kỹ năng tự chăm sóc, phát hiện sớm, kịp thời phòng tránh nguy hiểm.

Đề tài đã nghiên cứu một số khái niệm cơ bản như hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non và quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non. Đồng thời, đã xác định các nội dung quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non; vai trò quan trọng trong công tác quản lí trẻ và chỉ ra các yếu tố tác động đến công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non hiện nay. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non sẽ là cơ sở lí luận quan trọng giúp người nghiên cứu thiết kế bộ công cụ khảo sát đánh giá chính xác thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh trong chương tiếp theo.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)