Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 92)

3.1.1. Cơ sở pháp lí

Khi đề xuất các biện pháp, tôi căn cứ vào các Văn bản quy phạm pháp luật, những Thông tư, Chỉ thị và Quyết định của các cấp để xác định đúng hướng, đúng mục tiêu và thống nhất theo quan điểm chỉ đạo của cấp trên, của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tổ chức, hướng dẫn và phân công hiệu quả trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như:

Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường mầm non, ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục đào tạo;

Căn cứ theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ vào Quyết định 04/VBHN-BGDĐT, Điều lệ trường MN, ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện tổ chức phân cấp quản lí hợp lí;

Căn cứ vào Luật số 38/2005/QH11, Luật Giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung 2009 để xác định rõ mục tiêu trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường MN.

3.1.2. Cơ sở lí luận

Cơ sở lí luận về hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN cũng như công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN được cấu trúc rõ ràng trong chương 1 của luận văn này, đây là cơ sở khoa học để thực hiện khảo sát, phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Để nâng cao kết quả trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN Quận 12 cần phải có sự quan tâm thực hiện đồng bộ

trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá trong các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đề xuất các biện pháp. Bởi phân tích thực trạng đã chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót cũng như những nguyên nhân thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường MN Quận 12. Bên cạnh đó, biện pháp đề xuất còn phải thỏa mãn các nguyên tắc về tính thực tiễn, mục tiêu, kế thừa, tính hệ thống và tính đồng bộ.

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp đề xuất phải được thực hiện dựa trên mục tiêu của giáo dục Mầm non, được thể hiện cụ thể trong từng vấn đề của biện pháp, từ đó biện pháp giải quyết và khắc phục được những hạn chế thiếu sót trong quá trình thực hiện của công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường MN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non và đạt chất lượng cao trong quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Hệ thống các biện pháp trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN trên địa bàn Quận 12 được dựa trên cơ sở nhu cầu cấp thiết của thực tiễn. Những biện pháp đề xuất dựa trên những phân tích về tình hình trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường MN, bao gồm những mặt mạnh, những hạn chế thiếu sót đối với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng cũng như trong công tác quản lí hoạt động này. Biện pháp đề xuất phải giải quyết được những vấn đề thiếu sót và hạn chế trong thực tiễn ấy

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp được đề xuất phải có tính kế thừa và dựa trên những cách thức tổ chức thực hiện trước đó của nhà trường đã phát huy tính tích cực và mang lại hiệu quả. Theo đó, biện pháp được đề xuất phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế mà cách làm trước đó đã thực hiện và hoàn thành nhưng chưa đạt hay chưa khắc phục được. Bên cạnh đó, biện pháp phải có tính mới phù hợp với những điều kiện nhà trường trong xu hướng phát triển của xã hội và đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ

Tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường MN, các yếu tố liên quan đến biện pháp như các yếu tố thuộc về môi trường quản lí (điều kiện, uy tín nhà trường), yếu tố về chủ thể quản lí (ý chí và sự tiên phong của nhà quản lí) và đối tượng quản lí. Đồng thời các biện pháp không được mâu thuẫn với các qui chế, nội qui, qui định nhà trường MN, phong tục địa phương.

3.3. Biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non phù hợp với điều kiện nhà trường và thông qua phối hợp với trường mầm non phù hợp với điều kiện nhà trường và thông qua phối hợp với các lực lượng giáo dục

Mục đích biện pháp: Nhằm dự báo được về nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường cũng như trang bị cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Đồng thời, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện huy động các nguồn lực tham gia vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường MN được đảm bảo và phát triển bền vững.

Nội dung biện pháp: Nhà trường phải có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để thực hiện hiệu quả hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, kế hoạch phải gắn liền với thực tiễn, phải có dự báo về nhu cầu chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN tham gia khảo sát còn nhiều hạn chế, thiếu sót về kế hoạch dự báo nhu cầu chăm sóc, trang bị cơ sở vật chất, huy

động và cân đối tài chính cũng như kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trong lộ trình dài hạn. Chính vì vậy, biện pháp này sẽ tập trung vào việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường MN, trong đó có sự tham gia phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Cách thực hiện biện pháp: Kế hoạch thực hiện phải căn cứ trên nguồn lực hiện có, cân đối tài chính nhà trường và xác định chỉ tiêu thu hút hỗ trợ thêm tài chính từ các lực lượng tham gia, chuẩn bị trang thiết bị, đóng góp ý kiến;

Thu thập thông tin và đóng góp ý kiến từ các bên liên quan để hoàn thiện kế hoạch, đưa ra được dự báo;

Kế hoạch hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phải thể hiện thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, có định kỳ hằng năm và theo lộ trình dài hạn dựa vào mục tiêu chăm sóc và giáo dục nhà trường;

Nhà trường chủ động liên hệ với các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường như mạnh thường quân, cơ quan chính quyền địa phương về kế hoạch thực hiện;

Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thông qua phiếu phản hồi từ các bên liên quan để rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện kế hoạch.

Điều kiện thực hiện biện pháp: Để biện pháp được thực hiện hiệu quả, trước hết phải có sự quan tâm, chủ động của Ban Giám hiệu nhà trường, nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận, cá nhân trong trường hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt phải có sự phân công, trách nhiệm cho từng bộ phận cụ thể để thu thập thông tin hỗ trợ xây dựng kế hoạch.

3.3.2. Đẩy mạnh công tác tổ chức

Mục đích biện pháp: Tăng cường công tác tổ chức tập huấn, hướng dẫn về khả năng tổ chức theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ, đặc biệt là khả năng phối hợp với gia đình, phụ huynh trẻ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, nhằm giúp đội ngũ giáo viên đảm bảo trẻ được ngủ đúng giờ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất đáp ứng mục tiêu chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung biện pháp: Từ phân tích thực trạng cho thấy, đội ngũ giáo viên tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ít được tổ chức tham gia khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi và đánh giá sự phát triển trẻ còn hạn chế, khả năng sắp xếp cho trẻ ngồi ăn, giấc ngủ chưa phát huy hết khả năng phát triển của trẻ tại trường MN. Vì vậy, để đội ngũ giáo viên nâng cao khả năng phối hợp thực hiện hiểu quả trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, đáp ứng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ, công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, năng lực chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phải được tăng cường và xây dựng kế hoạch cụ thể, đối tượng bồi dưỡng phải được xác định đúng nguyện vọng, điều kiện, cũng như nội dung bồi dưỡng phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, và vị trí phân công công việc tại trường. Đặc biệt, nội dung bồi dưỡng được tập trung vào việc hướng dẫn, rèn luyện cho đội ngũ giáo viên nâng cao khả năng tổ chức bữa ăn, giấc ngủ, theo dõi, kiểm tra sự phát triển của trẻ. Đồng thời, thực hiện thường xuyên và định kỳ việc kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để rút kinh nghiệm và hoàn thiện công tác bồi dưỡng.

Cách thực hiện biện pháp: Để thực hiện thành công biện pháp này, các trường MN cần quan tâm thực hiện trong những cách thức như sau:

Bồi dưỡng lớp điểm thực hiện tốt hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng, để các giáo viên khác học tập, nhân rộng cách tổ chức.

Tăng cường cải tiến, đổi mới cách tổ chức bữa ăn. Cung cấp tài liệu, phương tiện thực hiện công việc.

Hướng dẫn cấp dưỡng thực hiện tốt quy trình tổ chức nấu ăn đạt chất lượng VSATTP.

Tổ chức giáo viên, cấp dưỡng, kế toán dự chuyên đề một số trường để rút kinh nghiệm làm việc.

Tổ chức hội thi dinh dưỡng trẻ thơ cho phụ huynh, học sinh, giáo viên cùng tham gia.

Thường xuyên bổ sung cơ sở vất chất, trang thiết bị. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ.

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ hỗ trợ kinh phí hoạt động. Hàng năm tổ chức kiểm tra, xếp loại tay nghề giáo viên, cấp dưỡng.

Tổ chức phối hợp với các tổ chức, đơn vị ngoài nhà trường thực hiện bồi dưỡng với chất lượng và uy tín để đạt mục tiêu yêu cầu trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Điều kiện thực hiện biện pháp: Hiệu trưởng cần phải quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngủ, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi, hợp lí thời gian và hỗ trợ đầy đủ về kinh phí tham gia bồi dưỡng. Đồng thời, giáo viên và cán bộ quản lí phải tích cực, tự giác tìm tòi, sáng tạo, phối hợp tốt với các bộ phận, đồng nghiệp hay sử dụng, khai thác tốt các nguồn tài nguyên mở trên các phương tiện truyền thông, internet về những cách chăm sóc, theo dõi, nhận biết sự phát triển của trẻ trong trường MN. Để hoàn thiện công tác tổ chức bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phù hợp và gắn liền với thực tiễn, Hiệu trưởng phải tích cực trong chỉ đạo các bộ phận, cá nhân, nhất là các đối tượng tham gia bồi dưỡng phối hợp đồng bộ nhằm hoàn thiện hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN.

3.3.3. Hoàn thiện công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường Mầm non

Mục đích biện pháp: thực hiện hiệu quả về chế độ sinh hoạt đúng giờ theo từng độ tuổi trẻ, thực hiện tính khẩu phần ăn hàng ngày đảm bảo đủ chất, cũng như hiệu quả trong công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ chăm sóc trẻ, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung biện pháp: tập trung vào chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt đúng giờ theo từng độ tuổi, chỉ đạo thường xuyên việc phối hợp với gia đình trẻ thống nhất trong chế độ chăm sóc trẻ, trong sử dụng khẩu phần ăn hợp lí, đủ chất dinh dưỡng và cân đối.

Cách thực hiện biện pháp:

Chỉ đạo đội ngũ thực hiện đúng những văn bản đã triển khai.

Chỉ đạo từng cá nhân, tổ cấp dưỡng lên thực đơn 1 tuần, sau đó gộp chung lại để thực đơn phong phú.

Tìm hiểu phần mềm dinh dưỡng nào tốt để thực hiện tính khẩu phần dinh dưỡng.

Nhân viên cấp dưỡng thực hiện bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo viên tổ chức bữa ăn trong không khí trong lành.

Chỉ đạo nhân viên cách bảo quản cơ sở vật chất nhà trường. Sổ sách bán trú thực hiện đúng theo chỉ đạo của cấp trên.

Hiệu trưởng huy động được các lực lượng thống nhất tham gia thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ;

Động viên các lực lượng nghiêm túc thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng trẻ, phân chia khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết, an toàn, cân đối;

Chỉ đạo cho Phó Hiệu trưởng phân công và giao việc phù hợp, đúng người, công bằng và khích lệ tinh thần cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí tổ chức kết hợp với gia đình để thống nhất thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ;

Tạo điều kiện và giúp đỡ các thành viên trong nhà trường có đủ điều kiện vật chất và thời gian tham gia các hoạt động, chuyên đề, diễn đàn nhằm giúp đội ngũ GV trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Điều kiện thực hiện biện pháp: Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, đặc biệt cần phải có sự quan tâm tích cực từ phụ huynh trẻ, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cấp ngành trong việc thực hiện chế độ dinh dưỡng trẻ.

3.3.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non dưỡng trẻ tại trường mầm non

Mục đích biện pháp: Công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng giúp nhà trường thực hiện hiệu quả việc thăm khám sức khoẻ định kỳ, cân đo, theo dõi sự phát triển của trẻ, cũng như công tác kiểm tra giúp nhà trường xác định được khả năng phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ trẻ trong thống nhất chăm sóc trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ, thực hiện hiệu quả việc thăm khám sức khoẻ định kỳ, cân đo, theo dõi sự phát triển của trẻ cũng như công tác kiểm tra giúp nhà trường xác định được khả năng phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)