Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về mục tiêu thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo bảng 2.4 cho thấy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường mầm non Quận 12 đã thể hiện được sự nhận thức về mục tiêu quan trọng trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Các mục tiêu được đánh giá cao với điểm trung bình đạt mức độ 4 và 5, ứng với mức độ quan trọng và rất quan trọng trong thang đo đánh giá mức độ nhận thức, cụ thể:
Mục tiêu đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ ở trường có điểm trung bình 4,25 điểm đối với CBQL đánh giá và 4,22 điểm đối với GV, ứng với mức rất quan trọng trong thang đo, trong các trường hợp đánh giá thể hiện sự đồng nhất của các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá về nội dung này. Như vậy, việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi ở trường mầm non được các giáo viên và cán bộ quản lí xem là mục tiêu rất quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về mục tiêu trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12
TT Mục tiêu hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng
Mức độ nhận thức
ĐT ĐTB ĐLC MĐ XL
1
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi ở trường mầm non, khỏe mạnh, cân năng và chiều cao QL GV 4,25 4,22 0,577 0,669 5 5 Rất quan trọng Rất quan trọng 2
Đáp ứng nhu cầu giấc ngủ của trẻ mầm non, trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt QL GV 4,00 3,97 0,632 0,633 4 4 Quan trọng Quan trọng 3
Rèn luyện cho trẻ thói quen tự vệ sinh cho mình và vệ sinh môi trường, khả năng vận động QL GV 4,44 3,89 0,629 0,669 5 4 Rất quan trọng Quan trọng 4 Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ
QL GV 4,50 3,84 0,516 0,693 5 4 Rất quan trọng Quan trọng Trong đó, việc rèn luyện cho trẻ thói quen tự vệ sinh cũng như chăm sóc sức khỏe có sự khác biệt trong đánh giá giữa giáo viên và cán bộ quản lí, điểm trung bình trong đánh giá của cán bộ quản lí ở mức 5, mức độ rất quan trọng, trong khi giáo viên đánh giá là quan trọng. Đồng thời, khi trong quá trình trò chuyện phỏng vấn một số giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường mầm non trên địa bàn cho thấy, phần lớn họ đã trả lời đầy đủ và đồng nhất về mục tiêu của hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường, như GV1, GV2, GV3, HT1, HT2 đều cho rằng “Nhà trường luôn quan tâm động viên đội ngũ chăm sóc trẻ thực hiện đúng yêu cầu quy định về ngủ đủ giấc cho trẻ, sức khỏe trẻ, phát triển chiều cao của trẻ” chiếm 35,7% trong tổng số lượng giáo viên và cán bộ quản lí tham gia phỏng vấn.
Như vậy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện được sự nhận thức cao về mục tiêu hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường, họ luôn xem việc đáp ứng nhu cầu về giấc ngủ phù hợp, cũng như rèn luyện thói quen tự vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi, trẻ được khỏe mạnh, cận nặng và chiều cao là mục tiêu quan trọng nhất hiện nay.
2.3.2. Nhận thức về vai trò trong quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của cán bộ quản lí tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh được thống kê và thể hiện trong bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12
TT Vai trò quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng
Mức độ nhận thức ĐTB ĐLC MĐ XL
1 Đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện
về thể chất, tăng sức đề kháng 4,31 0,704 5 Rất quan trọng
2
Giúp giáo viên và cán bộ quản lí được tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
4,19 0,403 4 Quan trọng
3
Hoàn thiện kế hoạch hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ ở trường mầm non
4,00 0,516 4 Quan trọng
4 Nâng cao uy tín và chất lượng giáo dục
nhà trường 4,13 0,500 4 Quan trọng
Trong các vai trò quan trọng trên, vai trò “Đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tăng sức đề kháng” được đánh giá cao với điểm trung bình 4,31
điểm đạt mức 5, mức rất quan trọng trong thang đo. Độ lệch chuẩn 0,704 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát. Qua trò chuyện với các Hiệu trưởng tại các trường tham gia khảo sát, hầu như các Hiệu trưởng đều đưa ra những quan điểm về chất lượng trong công tác quản lí của mình tại trường, đặc biệt trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường luôn quan tâm, chỉ đạo và đảm bảo các kiều kiện để trẻ được chăm sóc tốt nhất, được thăm khám, đánh giá tình trạng phát triển, giúp trẻ được phát triển toàn diện về thể chất và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Bên cạnh đó, việc giúp “giáo viên và cán bộ quản lí được tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ” cũng như “Hoàn thiện kế hoạch hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ ở trường mầm non” và “Nâng cao uy tín và chất lượng giáo dục nhà trường” được cán bộ quản lí đánh giá với điểm trung bình ở mức 4, mức độ quan trọng trong thang đo, độ lệch chuẩn trong các trường hợp dao động ở mức 0,4 và 0,5 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá nội dung này của các đối tượng tham gia khảo sát.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lí tại các trường mầm non trên địa bàn Quận12, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thức cao về vai trò trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường, bởi lẽ họ đã được tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, đây là điều kiện thuận lợi giúp nhà trường được định hướng phát triển và nâng cao chất lượng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
2.3.3. Thực hiện nội dung hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh được thống kê từ bảng 2.6 cho thấy, các nội dung chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ được thực hiện tốt và rất tốt, cụ thể:
Thực hiện “Xây dựng chế độ và khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi theo qui định” được GV và CBQL đánh giá với điểm trung bình từ 3,59 đến 3,88 điểm đạt mức 4, mức độ tốt trong thang đo đánh giá, đồng thời thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát. Bên cạnh đó, việc phân bổ số
bữa ăn hợp lí trong ngày và đảm bảo lượng nước uống đầy đủ cho trẻ cũng được đánh giá cao, điểm trung bình đạt mức 5, mức độ rất tốt trong đánh giá của các đối tượng. Như vậy, việc xây dựng chế độ và khẩu phần ăn phù hợp theo ngày, đặc biệt là phân bổ số bữa ăn hợp lí và đảm bảo lượng nước uống cho trẻ trong ngày được các trường mầm non trên địa bàn Quận 12 thực hiện rất tốt.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chăm sóc dinh dưỡng trẻ theo từng độ tuổi tại các trường MN Quận 12
T
T Chăm sóc dinh dưỡng trẻ
Mức độ thực hiện
ĐT ĐTB ĐLC MĐ XL
1
Xây dựng chế độ và khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi theo qui định QL GV 3,88 3,59 0,342 0,618 4 4 Tốt Tốt 2 Xây dựng thực đơn hàng ngày theo
tuần, mùa QL GV 3,31 3,89 0,479 0,863 3 4 Khá Tốt 3 Phân bổ số bữa ăn hợp lí trong ngày QL
GV 4,56 4,47 0,512 0,726 5 5 Rất tốt Rất tốt 4 Đảm bảo lượng nước uống đầy đủ
cho trẻ sử dụng trong ngày
QL GV 4,81 4,73 0,403 0,448 5 5 Rất tốt Rất tốt Tuy nhiên, việc thực hiện “xây dựng thực đơn hàng ngày theo tuần, mùa” có điểm trung bình 3,31 điểm đối với cán bộ quản lí và 3,89 điểm đối với giáo viên, điểm trung bình đạt mức 3 và 4, thể hiện sự khác biệt trong đánh giữa giáo viên và cán bộ quản lí cho thấy việc thực hiện xây dựng thực đơn hàng ngày tại một số trường khác nhau. Qua trò chuyện phỏng vấn một số đối tượng tham gia khảo sát tại các trường MN trên địa bàn Quận 12 như HT1, HT2, HT3 cho rằng “Thực đơn được xây dựng hàng ngày theo tuần, theo mùa tùy thuộc vào nguyên vật liệu, thực phẩm từ bên cung cấp và có khi được thay đổi đột xuất” chiếm 50% trong tổng số lượng cán bộ quản lí tham gia phỏng vấn. Trong khi đó GV4, GV5 cho rằng “Thực đơn được nhà trường đăng trên bảng thông tin, nhưng ít có khi xem và nhớ hết các món” chiếm 25% trong tổng lượng giáo viên tham gia phỏng vấn. Qua đó, giữa GV
và CBQL tại các trường cho thấy có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ.
Như vậy, trong quá trình thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, các trường đã thực hiện tốt và rất tốt các nội dung, tuy nhiên việc tổ chức xây dựng thực đơn hàng ngày theo tuần, mùa cần được quan tâm thực hiện tốt hơn đáp ứng mục tiêu chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại trường.
Theo Bảng 2.7 cho thấy, việc “Nắm vững đặc điểm, yêu cầu thời gian trẻ ngủ” được đánh giá với điểm trung bình 4,50 trong các trường hợp, đạt mức 5, mức độ rất tốt trong thang đo và có điểm trung bình cao nhất trong các nội dung chăm sóc giấc ngủ trẻ. Độ lệch chuẩn 0,6 thể hiện sự đồng nhất trong quá trình đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát. Qua đó, các giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã nắm vững đặc điểm, yêu cầu thời gian trẻ ngủ.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chăm sóc giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi tại các trường MN Quận 12
TT Chăm sóc giấc ngủ trẻ Mức độ đánh giá
ĐT ĐTB ĐLC MĐ XL
1 Nắm vững đặc điểm, yêu cầu thời gian trẻ ngủ QL GV 4,50 4,50 0,632 0,643 5 5 Rất tốt Rất tốt 2 Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu
cho trẻ được ngủ đủ thời gian
QL GV 2,69 2,70 0,479 0,550 3 3 Khá Khá
3 Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc theo từng độ tuổi QL GV 2,31 2,77 0,479 0,673 2 3 Trung bình Khá
4 Theo dõi trong quá trình trẻ ngủ QL GV 4,00 3,83 0,817 1,053 4 4 Tốt Tốt Bên cạnh đó, các nội dung “Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cho trẻ được ngủ đủ thời gian; Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc theo từng độ tuổi; Theo dõi trong quá trình trẻ ngủ” được đánh giá ở mức 2, 3 và 4. Trong đó, nội dung “Cơ sơ vật chất đáp ứng nhu cầu cho trẻ ngủ đủ giấc và đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc theo từng độ tuổi” có điểm trung bình thấp nhất trong đánh giá của các đối tượng khảo sát, điểm trung
bình chỉ đạt mức 2 và 3, ứng với mức trung bình khá trong thang đo. Đặc biệt, việc đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc có sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và CBQL tại các trường MN, giáo viên đánh giá với điểm trung bình cao hơn ứng với mức độ khá trong khi CBQL đánh giá ở mức trung bình. Khi trò chuyện phỏng vấn với một số GV và CBQL tại các trường MN trên địa bàn Quận 12, GV6, GV7 và HT3 cho rằng “Trường học được xây dựng gần đường giao thông và tạo nhiều tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ” chiếm 21,4% trong các đối tượng tham gia phỏng vấn.
Như vậy, trong quá trình thực hiện việc chăm sóc giấc ngủ trẻ, các trường MN trên địa bàn Quận 12 đã thực hiện tốt các nội dung, đặc biệt là việc nắm vững đặc điểm, yêu cầu thời gian trẻ ngủ, cũng như theo dõi trong quá trình trẻ ngủ. Tuy nhiên cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu và đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ thời gian theo từng độ tuổi còn hạn chế cần được quan tâm từ các cấp lãnh đạo cũng như có những biện pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, thực trạng về thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường tại các trường mầm non trên địa bàn Quận 12 cũng được khảo sát, đánh giá. Kết quả thống kê thể hiện trong bảng 2.8 cho thấy, nội dung “Thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ: vệ sinh da, răng miệng, quần áo, đồ dùng cá nhân; Thực hiện vệ sinh môi trường như: vệ sinh đồ dùng, ghế kệ tủ, tranh ảnh, giữ sạch nguồn nước, xử lý rác, nước thải hàng ngày” được GV và CBQL đánh giá cao với điểm trung bình đạt mức 4, mức độ tốt trong thang đo, độ lệch chuẩn thấp thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát.
Qua đó, các GV và CBQL đã triển khai thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệ sinh môi trường đáp ứng tốt trong việc chăm sóc vệ sinh cá nhân, môi trường tại trường MN quận 12. Bởi lẽ, việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ tại trường là điều kiện quan trọng giúp trẻ được an toàn, sạch sẽ và phát triển.
Bên cạnh đó, các nội dung chăm sóc vệ sinh khác như: “Rèn luyện trẻ biết cách tự vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường” và “Thực hiện vệ sinh cá nhân cô như: Vệ sinh thân thể, quần áo, đồ dùng, khám bệnh định kỳ” được đánh giá chưa cao nhất là “Rèn luyện trẻ biết cách tự vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường” có
điểm trung bình 2,31 đối với cán bộ quản lí đánh giá và 2,80 điểm đối với giáo viên đánh giá, trong các trường hợp đạt mức 2, mức 3, mức độ trung bình khá trong thang đo, độ lệch chuẩn thấp. Qua kết quả phỏng vấn từ các cán bộ quản lí và giáo viên tại các trường tham gia khảo sát cho thấy nhiều ý kiến khác nhau trong việc rèn luyện trẻ tự vệ sinh cá nhân, GV8, GV9, HT4 cho rằng “Công tác rèn luyện cho trẻ biết cách tự vệ sinh chưa được thực hiện đồng bộ, nhà trường cần có kế hoạch và biện pháp kiểm tra cũng như hình thức tổ chức rèn luyện phù hợp hơn” chiếm 21,4% trong các đối tượng tham gia khảo sát.
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân, môi trường tại các trường MN Quận 12
TT Chăm sóc vệ sinh cá nhân, môi trường
Mức độ đánh giá ĐT ĐTB ĐLC MĐ XL
1
Thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ: vệ sinh da, răng miệng, quần áo, đồ dùng cá nhân QL GV 3,94 3,89 0,443 0,626 4 4 Tốt Tốt 2
Thực hiện vệ sinh môi trường như: vệ sinh đồ dùng, ghế kệ tủ, tranh ảnh, giữ sạch nguồn nước, xử lý rác, nước thải hàng ngày
QL GV 3,81 3,91 0,403 0,517 4 4 Tốt Tốt
3 Rèn luyện trẻ biết cách tự vệ sinh cá