Nhóm nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 43)

Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người nói riêng. Các thành phần của tự nhiên tác động nhiều đến du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người chủ yếu là địa hình, khí hậu, nguồn nước.

* Địa hình

Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người. Bởi vì bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Đặc trưng hình thái và trắc lượng hình thái có thể thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động du lịch văn hóa ở cộng đồng dân tộc ít người. Ảnh hưởng của địa hình đến khả năng triển khai các hoạt động xây dựng các công trình du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người được thể hiện qua diện tích mặt bằng xây dựng các công trình phục vụ du lịch và mức độ thuận lợi của địa hình đối với giao thông đến địa bàn du lịch văn hóa ở vùng cộng đồng dân tộc ít người sinh sống. Các yếu trắc lượng hình thái của

địa hình như độ dốc, mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang càng lớn thì càng gây khó khăn cho du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người và ngược lại.

Địa hình miền núi ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch văn hóa từ du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam bởi vì nhiều các dân tộc ít người ở nước ta sinh sống ở khu vực miền núi. Miền núi ở nước ta có nhiều nơi thuận lợi cho nghỉ ngơi, an dưỡng, tổ chức các hoạt động thể thao và còn là nơi tập trung nhiều loài động thực vật, cùng với quan cảnh địa hình tạo nên tài nguyên tổng hợp có giá trị cho phát triển du lịch. Đó là điều kiện rất thuận lợi để kết hợp giữa tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa để hình thành các tuyến du lịch tham quan tìm hiểu tự nhiên cũng như du lịch văn hóa ở miền núi, góp phần làm đa dạng loại hình và sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, độ dốc lớn cũng như mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu lớn ở khu vực miền núi của nước ta gây trở ngại cho giao thông và xây dựng các công trình du lịch phục vụ du lịch văn hóa ở khu vực miền núi.

* Khí hậu

Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người. Điều đó được thể hiện ở khả năng thu hút khách thông qua đặc điểm của khí hậu. Thông thường, những nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc ít người có khí hậu điều hòa sẽ hấp dẫn được du khách nhiều hơn những nơi có khí hậu khắc nghiệt.

Điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc hoạt động du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người. Du khách thường mong muốn những ngày nắng đẹp để đi lại, tham quan, mua sắm, quay phim, chụp ảnh kỷ niệm,… ở nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc ít người. Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch phát triển du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người, ví dụ như những tai biến thiên nhiên (bão, gió mùa, gió bụi, lũ lụt,…).

Du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người cũng có tính mùa vụ do chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Tác động của khí hậu đối với sức khỏe con người và việc triển khai các hoạt động du lịch văn hóa diễn ra theo chiều hướng và mức độ khác nhau ở những thời điểm trong năm gây nên sự khác biệt về hoạt động du lịch

văn hóa theo mùa, mà trước hết là về số lượng du khách, thời gian lưu lại, kéo theo những thay đổi về công suất sử dụng giường, buồng, doanh thu,… tạo ra mùa vụ trong năm của các hoạt động du lịch văn hóa ở vùng cộng đồng dân tộc ít người sinh sống.

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước phục vụ du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người chủ yếu là nước trên bề mặt. Nước trên bề mặt bao gồm mạng lưới sông ngòi, ao, hồ nước ngọt và nước mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu, điểm du lịch văn hóa. Nước rất cần thiết cho đời sống và cho các nhu cầu khác của xã hội. Đáp ứng cho những nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt dồi dào. Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách trong hoạt động du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người cũng cần được đánh giá qua hai tiêu chí là vị trí, số lượng và chất lượng nước của cả 2 nguồn nước mặt và nước ngầm. Vị trí của nguồn nước thể hiện khoảng cách từ nguồn nước đến địa bàn hoạt động du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người, chủ yếu là các điểm lưu trú của du khách. Về chất lượng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì thành phần của nó bị biến đổi và không phù hợp để sử dụng hằng ngày. Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lý, hóa và sinh học của nước làm cho nước trở thành độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho hoạt động du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong cách đẹp. Mặt nước là không gian để có thể xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi bến thuyền,… Các khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở dịch vụ thu hút rất đông du khách nhờ vị trí độc đáo, cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng. Đây là điều kiện rất phù hợp để liên kết với các địa điểm du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người để tạo nên tuyến du lịch hấp dẫn và đa dạng hóa về sản phẩm và loại hình du lịch.

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỪ VĂN HÓA DÂN TỘC RAGLAI

Ở HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN 2.1. Khái quát chung về huyện Bác Ái

2.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Bác Ái nằm phía tây bắc tỉnh Ninh Thuận có diện tích 1027,22 km2; toạ độ địa lí: về vĩ độ từ 110039’11’’B(cực Nam) đến 120010'05''B (cực Bắc), về kinh độ từ 1080 39’54’’Đ (cực Tây) đến 1090 03’46’’Đ (cực Đông). Ranh giới huyện tiếp giáp: phía bắc giáp huyện Khánh Sơn - tỉnh Khánh Hoà, phía nam giáp huyện Ninh Sơn và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phía đông giáp huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận và Thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hoà, phía tây giáp huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng. Huyện có tuyến đường quốc lộ 27 B từ Khánh Hoà đi Lâm Đồng chạy qua, tiếp giáp với thành phố Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang 90 km và thành phố Đà Lạt 100 km. Nằm trong tam giác kinh tế phát triển Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang nên khá thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

* Địa hình

Địa hình của huyện thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam. Có thể chia ra các dạng địa hình chính như sau:

Địa hình tương đối bằng có diện tích chiếm 4,4% diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã phía Nam của huyện: Phước Chính, Phước Trung, Phước Đại, Phước Tân.

Địa hình đồi thấp, bằng thoải ít chia cắt có diện tích chiếm 19% diện tích toàn huyện.

Địa hình đồi hoặc núi thấp chiếm 6% diện tích toàn huyện.

Địa hình đồi núi trung bình và cao, gồm những dãy núi có độ cao trên 1.000m, tập trung ở phía bắc và phía tây của huyện, dạng địa hình này có diện tích chiếm 70,6% diện tích toàn huyện.

Tất cả các xã trong huyện Bác Ái đều là xã miền núi. Địa hình rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao, dốc, mức độ chia cắt lớn; giao thông đi lại khó khăn.

* Khí hậu

Ninh Thuận có đặc điểm khí hậu là nhiệt đới - gió mùa, bán khô hạn. Huyện Bác Ái nằm trên địa hình núi thấp, trung du, là địa hình chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng duyên hải với địa hình núi và cao nguyên nên vùng núi phía tây huyện giáp với Lâm Đồng chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi khí hậu nhiệt đới ẩm - gió mùa cao nguyên. Đặc điểm khí hậu của huyện Bác Ái có thể phân ra 02 tiểu vùng khí hậu:

Tiểu vùng khí hậu núi thấp phía tây: Gồm 02 xã Phước Bình và Phước Hoà. Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, hơi thiếu ẩm. Lượng mưa trung bình 1500 - 2000 mm, mùa mưa từ tháng V - XI (07 tháng). Nhiệt độ trung bình 22 – 250 C.

Tiểu vùng khí hậu trung du và đồng bằng phía đông: Gồm 07 xã còn lại. Khí hậu nhiệt đới - gió mùa, bán khô hạn. Nhiệt độ trung bình 270 C. Lượng mưa trung bình 800 - 1000 mm. Mùa mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng (từ tháng IX - XI). Mùa khô từ tháng XII - VIII, nắng nóng, khô hạn khắc nghiệt.

* Thuỷ văn

Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Bác Ái nhiều và phân bố khá đều về không gian. Các sông chính ở huyện Bác Ái bao gồm:

Sông Cái: Bắt nguồn từ tỉnh Khánh Hoà chạy theo hướng nam qua huyện Ninh Sơn, TP. Phan Rang - Tháp Chàm rồi đổ ra biển Đông. Đây là con sông lớn nhất huyện Bác Ái và tỉnh Ninh Thuận, nguồn nước dồi dào quanh năm và là nguồn cung cấp nước chủ yếu để tưới cho cây trồng. Sông có chiều dài 119km, tổng diện tích lưu vực 3.000 km2.

Sông Sắt: Là sông lớn thứ hai trong huyện Bác Ái, là phụ lưu chính của sông Cái, chiều dài sông 32 km, diện tích lưu vực 411 km2. Sông chảy theo hướng đông - tây rồi đổ vào sông Cái.

Sông Trà Co: Là sông lớn thứ ba trong huyện Bác Ái, là phụ lưu của sông Sắt, chiều dài sông chính 25 km, diện tích lưu vực 154 km2. Sông chảy theo hướng bắc - nam rồi đổ vào sông Sắt.

Hệ thống sông, suối ở huyện Bác Ái khá nhiều và khả năng khai thác vào phát triển sản xuất và đời sống có nhiều thuận lợi. Hiện nay những nhánh sông chạy qua địa bàn huyện đã và đang được đầu tư xây dựng các hồ thuỷ lợi lớn, có khả năng cung cấp nước để mở rộng diện tích canh tác như hồ sông Sắt, hồ Trà Co, hồ Phước Nhơn, hồ Cho Mo, hồ Thành Sơn, hồ Ô Căm... Bên cạnh đó cũng đang triển khai dự án công trình thuỷ lợi đập Tân Mỹ thuộc các xã Phước Thắng, Phước Tiến...

* Đất

Theo kết quả chương trình điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000-1/100.000 các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ 1/50.000) do phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền Nam thực hiện năm 2004 toàn huyện Bác Ái có 6 nhóm đất với 10 đơn vị đất (không kể nhóm đất khác gồm: đất ở, đất chuyên dùng, sông suối,.. ):

Nhóm đất phù sa: diện tích 1.565 ha, chiếm 1,52% diện tích toàn huyện. Phân bố dọc theo các chiền sông, suối lớn chủ yếu là hệ thống sông Cái trên địa hình cao khá bằng phẳng.

Nhóm đất xám và bạc màu: diện tích 1.149,0 ha, chiếm 1,12% diện tích toàn huyện. Được phân thành 02 loại, gồm đất xám có tầng loang lổ: diện tích 783,0 ha, chiếm 0,76% diện tích tự nhiên toàn huyện Bác Ái; đất xám glây: diện tích 366,0 ha, chiếm 0,36% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: diện tích 24.176,0 ha, chiếm 23,53% diện tích toàn huyện. Được phân thành 02 loại gồm đất đỏ vùng bán khô hạn diện tích 516,0 ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất xám nâu vùng bán khô hạn:diện tích 23.660,0 ha, chiếm 23,03% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 71.784,0 ha, chiếm 69,88% diện tích toàn huyện, đây là nhóm đất có diện tích lớn hơn cả và phân thành 02 loại gồm đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: diện tích 3.687,0 ha, chiếm 3,39% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít: diện tích 68.297,0 ha, chiếm 66,48% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích: 2.342,0 ha, chiếm 2,28% diện tích toàn huyện.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 1.250,0 ha, chiếm 1,22% diện tích toàn huyện. Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, tập trung nhiều ở xã Phước Bình, Phước Hoà, Phước Thành.

Nhóm đất khác: diện tích 463,48 ha, chiếm 0,45% diện tích toàn huyện.

* Tài nguyên rừng

Bác Ái là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, chiếm 43,90% tổng diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2010 là 81.798,51 ha, trong đó diện tích đất có rừng tự nhiên là 63.412.67chiếm 77,65% diện tích đất lâm nghiệp. Độ che phủ của rừng chiếm gần 62,48%.

Diện tích đất có rừng tự nhiên là 63.412,67 ha, chiếm 77,52% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 61,73% tổng diện tích tự nhiên của huyện Bác Ái. Trong đó:

Rừng gỗ lá rộng có 43.537,8 ha, bao gồm: rừng thường xanh là 17.791,5 ha và rừng khộp là 25.746,3 ha.

Rừng hỗn giao là 12.042,2 ha, bao gồm: gỗ, lồ ô là 3.469,5 ha và rừng lá rộng, lá kim 8.572,7 ha.

Rừng lá kim là 6.451,47 ha và rừng lồ ô tre nứa là 1.381,2 ha.

Diện tích đất có rừng trồng là 772,80 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 0,75% tổng diện tích tự nhiên của huyện Bác Ái.

Diện tích đất trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng là 17.613,04 ha, chiếm 21,53% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 17,15% tổng diện tích tự nhiên.

Trên 62,48% diện tích có rừng, Bác Ái là huyện có độ che phủ rừng tương đối cao. Tuy nhiên, rừng của huyện Bác Ái chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (chiếm 85,25% diện tích đất lâm nghiệp), vì vậy trong tương lai cần có biện pháp bảo vệ, chăm sóc rừng hợp lý nhằm nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ vùng đầu nguồn sông Sắt và sông Cái.

* Khoáng sản

Theo báo cáo về tài nguyên khoáng sản tỉnh Ninh Thuận thì trên địa bàn huyện Bác Ái không có loại khoáng sản nào đáng kể. Hiện tại các loại tài nguyên khoáng sản đang và sẽ được khai thác chủ yếu là đất sét, đá và cát xây dựng.

Tiềm năng đá xây dựng trên địa bàn huyện khoảng 338,6 triệu m3, chiếm 11,97% tỉnh Ninh Thuận. Phân bố chủ yếu ở Phước Chính, Phước Trung, Phước Thành, Phước Đại...

Tiềm năng sét gạch ngói trên địa bàn huyện khoảng 3,2 triệu m3, chiếm 12,8% tỉnh Ninh Thuận.

Tiềm năng cát xây dựng trên địa bàn huyện khoảng 0,1 triệu m3, tập trung ở các con sông.

Tiềm năng vật liệu san lấp trên địa bàn huyện khoảng 24,2 triệu m3, chiếm 8,79% tỉnh Ninh Thuận.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Huyện Bác Ái được chia theo đơn vị hành chính gồm có 9 xã Phước Đại, Phước Bình, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Chính, Phước Trung, được chia ra 38 thôn.

Theo Niên giám thống kê huyện Bác Ái năm 2017 dân số của huyện Bác Ái là 30.053người. Là huyện miền núi, Bác Ái cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người trong đó đông nhất người Raglai với 25.762 người (chiếm 85,72% dân số huyện Bác Ái và chiếm 35,67% người Raglai của tỉnh Ninh Thuận), còn lại là người Kinh (chiếm 12,80%), người Hoa (chiếm 0,98%) và các dân tộc thiểu số khác (Cơ – ho, Chu – ru, Tày, Nùng,… chiếm 0,52%).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện trong nhiều năm qua đã có xu hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)