3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng
3.1.3. Kế hoạch phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030
* Mục đích, yêu cầu
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch bền vững, bảo đảm hài
hịa giữa kinh tế, xã hội và mơi trường theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
Khai thác các lợi thế về tài nguyên, khí hậu, lợi thế tự nhiên để phát triển du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng du lịch- dịch vụ, giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Phát triển du lịch đi đôi với việc bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao vị thế du lịch Bác Ái – Ninh Thuận đối với cả nước, thúc đẩy tiêu dùng, xuất khẩu tại chỗ và phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, tạo việc làm, góp phần giảm nghèo và bền vững trên địa bàn huyện Bác Ái theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
* Phương hướng phát triển du lịch ở huyện Bác Ái
Với những đặc điểm riêng về đa dạng sinh học động thực vật rừng cũng như con người ở huyện Bác Ái, phát triển du lịch theo hướng khai thác TNDL tự nhiên và văn hoá cộng đồng. Cụ thể:
Thu hút nhiều lượng khách tham quan nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học vườn quốc gia; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hố dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường.
Phương hướng chính là phát triển mạnh du lịch sinh thái, đây là động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây dựng ngành du lịch thành ngành công nghiệp "sạch" về môi trường vật chất kỹ thuật, về môi trường văn hoá tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của huyện Bác Ái.
Khai thác tối đa lợi thế tuyến đường Nha Trang – Đà Lạt và tuyến đường Khánh Hoà – Ninh Thuận (đi qua huyện Khánh Sơn) vào phát triển du lịch, đặc biệt khai thác tốt vườn quốc gia Phước Bình thu hút khách du lịch và nghiên cứu khoa học.
Tổ chức không gian du lịch: chú trọng khơng gian du lịch Phước Đại - Phước Bình theo hướng phát triển các loại hình trung tâm tiếp đón dịch vụ du lịch tập trung, cơ sở nhà sàn dọc theo tuyến đường xuyên rừng – xuyên vườn quốc gia Phước Bình (tuyến du lịch mạo hiểm), vườn thực vật, trạm cứu hộ động vật, khu làng sinh thái
thôn Hành Rạc, thôn Ma Lâm (dân tộc Raglai), thơn văn hố Bố Lang (dân tộc Chu Ru).
Phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp du lịch thể thao mạo hiểm đi xuyên vườn quốc gia Phước Bình kết hợp thả bè sơng Cái – du lịch tham quan thiên nhiên, di tích lịch sử giao lưu tìm hiểu bản sắc văn hố dân tộc.
Các sản phẩm du lịch sinh thái
Tuyến du lịch thể thao mạo hiểm gắn thả bè sông Cái.
Tuyến leo núi mạo hiểm suối Đa Mây – núi Gia Zich (cao 1926m) - đến vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Lâm Đồng).
Tuyến du lịch mạo hiểm quan sát các loài động vật, thực vật quý hiếm theo các tuyến tuần tra, các chòi quan sát... cắm trại dọc suối Gia Nhông, thác Ba Tầng. Các loại hình du lịch
Du lịch văn hoá
Du lịch nghỉ ngơi giải trí và leo núi, thể thao, du lịch cuối tuần. Du lịch sinh thái kết hợp tham quan các hồ chứa nước.
Đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến du lịch, tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Bác Ái ra thị trường trong và ngoài tỉnh Ninh Thuận. Liên kết khai thác các tour trong và ngồi nước, đặc biệt tour TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang - vườn quốc gia Phước Bình.
Đa dạng hố các hình thức tun truyền quảng bá về ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, trong đó chú trọng đầu tư các khu, điểm du lịch lớn có khả năng cạnh tranh với các khu du lịch khác trong khu vực.
Phát triển loại hình du lịch văn hố
Đầu tư, tôn tạo và thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ cảnh quan, mơi trường, tính tơn nghiêm cho các di tích văn hoá, lịch sử cách mạng, các danh lam thắng cảnh và các điểm tham quan, nghiên cứu khoa học.
Xây dựng làng du lịch văn hoá của các dân tộc, kết hợp du lịch với các mơ hình sản xuất nơng nghiệp đặc trưng (trang trại vườn rừng, trang trại chăn ni...), các cơng trình thuỷ lợi...
Chú ý tính thẩm mỹ, hiện đại và bản sắc dân tộc khi xây dựng cơng trình kiến trúc trong các khu du lịch.
Coi trọng và tích cực khơi dậy những tinh hoa văn hoá của địa phương để thu hút khách du lịch.
Phục hồi các hoạt động văn hoá nhân dịp lễ tết và các lễ hội truyền thống đặc biệt của địa phương.
Khai thác, duy trì và nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật dân gian vào quá trình hoạt động kinh doanh du lịch.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, hình thành ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan mơi trường sạch - đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự và truyền thống hiếu khách vốn có của dân tộc ta và của địa phương.
Quy hoạch các khu du lịch
Vườn quốc gia Phước Bình kết hợp du lịch tham quan nghiên cứu khoa học. Hồ thuỷ lợi kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái: hồ sông Cái, hồ sông Sắt, hồ sinh thái Đa Mây kết hợp nuôi cá Tầm.
Trận địa PinăngTắc. Hang 403.
Thác Cha Pơ.