Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 51 - 54)

2.1. Khái quát chung về huyện Bác Ái

2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

Huyện Bác Ái được chia theo đơn vị hành chính gồm có 9 xã Phước Đại, Phước Bình, Phước Hịa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Chính, Phước Trung, được chia ra 38 thơn.

Theo Niên giám thống kê huyện Bác Ái năm 2017 dân số của huyện Bác Ái là 30.053 người. Là huyện miền núi, Bác Ái cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người trong đó đơng nhất người Raglai với 25.762 người (chiếm 85,72% dân số huyện Bác Ái và chiếm 35,67% người Raglai của tỉnh Ninh Thuận), còn lại là người Kinh (chiếm 12,80%), người Hoa (chiếm 0,98%) và các dân tộc thiểu số khác (Cơ – ho, Chu – ru, Tày, Nùng,… chiếm 0,52%).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện trong nhiều năm qua đã có xu hướng giảm từ 2,26% năm 2013 xuống cịn 1,2% vào năm 2017. Trong khi đó, tỷ lệ tăng cơ học của huyện lại có xu hướng tăng do thu hút lao động đến khai hoang vùng kinh tế mới và mở các cơ sở dịch vụ tại trung tâm huyện. Các khu dân cư nông thôn hiện nay phần lớn phát triển theo hướng tập trung tạo thành các điểm dân cư lớn tại khu trung tâm các xã hoặc dọc theo các trục đường giao thông liên xã, liên thôn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 26 người/km2.

Bảng 2.1. Diện tích và dân số huyện Bác Ái, năm 2017

Số TT Diện tích (km2) Số dân (người)

1 Phước Bình 288,29 4.373 2 Phước Hòa 124,83 1.899 3 Phước Tân 65,35 2.683 4 Phước Tiến 76,30 4.386 5 Phước Thắng 47,74 4.229 6 Phước Thành 126,76 3.541 7 Phước Đại 113,31 4.426 8 Phước Chính 65,14 1.899 09 Phước Trung 119,49 2.617 Tổng 1027,22 30.053

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bác Ái, năm 2017)

Nhìn chung dân số Bác Ái phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã ven quốc lộ 27B (các xã Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Đại) và thưa dần ở các xã cách xa trung tâm huyện. Mật độ dân số cao nhất là xã Phước Thắng (88 người/km2), xã có mật độ dân số thưa nhất là xã Phước Hoà (15 người/km2).

Bảng 2.2. Số dân người Raglai ở các xã của huyện Bác Ái, năm 2017 Số TT Xã Số dân người Raglai (người)

1 Phước Bình 3.692 2 Phước Hòa 1.547 3 Phước Tân 2.767 4 Phước Tiến 3.420 5 Phước Thắng 4.006 6 Phước Thành 3.255 7 Phước Đại 3.219 8 Phước Chính 1.538 9 Phước Trung 2.318 Tổng cộng 25.762

Người Raglai phân bố không đồng đều tại các xã ở huyện Bác Ái, tập trung chủ yếu tại các xã dọc theo quốc lộ 27 B (các xã Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Đại, Phước Thành) và thưa dần ở các xã xa trung tâm huyện (xã Phước Hòa, Phước Tân, Phước Trung, Phước Chính). Ngoại lệ, có xã Phước Bình nằm cách xa trung tâm huyện Bác Ái nhưng người Raglai tập trung khá đơng do có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu và đất đai.

Về lao động: số người trong độ tuổi lao động là 15.323 người (2017), chiếm 52% tổng số lao động toàn huyện, chủ yếu làm sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn lao động và chủ yếu làm việc trong các cơ quan Nhà nước.

Nhìn chung, đời sống nhân dân ở huyện Bác Ái vẫn cịn nhiều khó khăn, bình qn thu nhập theo đầu người cịn ở mức thấp (khoảng 10 triệu đồng/ năm), tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2016 bình quân từ 10 – 15%/ năm. Mặt bằng dân trí, chất lượng và trình độ lao động cịn hạn chế, gây nhiều khó khăn cho tiến trình phát triển của huyện, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Bác Ái còn đạt ở mức độ thấp, thiếu bền vững.

Là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, huyện Bác Ái luôn nhận được sự quan tâm chú ý của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương. Đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết và các hướng dẫn được xây dựng và ban hành trên địa bàn huyện Bác Ái. Với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, đã tạo điều kiện tích cực giúp Bác Ái có những thay đổi đáng kể về kinh tế và xã hội. Hệ thống điện, đường, trường, trạm của huyện Bác Ái được chú ý đầu tư xây dựng. Hệ thống trường học được phân bố đồng đều ở các xã từ Mầm non đến bậc Trung học cơ sở. Hiện nay, ở huyện Bác Ái đã có 2 trường trung học phổ thơng. Hệ thống trạm y tế được bố trí đều ở 9 xã, mạng lưới điện được phân bố rộng khắp trong toàn huyện. Đặc biệt, con đường quốc lộ 27 B hoàn thành vào cuối năm 2004, đã chấm dứt tình trạng chia cắt, đi lại phức tạp vào mùa mưa lũ, rút ngắn khoảng cách trong q trình lưu thơng của đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi Bác Ái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)