Một số nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng dân tộc Raglai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 59 - 87)

2.2. Tiềm năng của văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái phục vụ phát

2.2.2. Một số nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng dân tộc Raglai

Với 85,72% dân số là người Raglai, Bác Ái là nơi có tỉ lệ người Raglai trong dân số cao nhất trong các huyện ở tỉnh Ninh Thuận. Bác Ái là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người Raglai. Hiện nay, cộng đồng người Raglai ở huyện Bác Ái cịn lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Raglai mà ở những vùng khác đã bị mất hoặc đang bị mai một dần. Có thể nói Bác Ái là nơi cịn giữ được những nét đặc trưng nhất, độc đáo nhất về văn hóa của dân tộc Raglai ở Việt Nam. Trong xu hướng phát triển của ngành du lịch hiện nay, đặc biệt là xu hướng phát triển về du lịch văn hóa, những nét độc đáo của văn hóa Raglai rất cần phải khai thác để phát triển du lịch. Những nét độc đáo của văn hóa dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái biểu hiện được những khác vọng, ước muốn tâm linh, vừa giản dị vừa thiêng liêng của tộc người Raglai trong quá trình tồn tại và phát triển. Vì thế, nền văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng người Raglai ở huyện Bác Ái là nguồn tài nguyên to lớn cho sự phát triển du lịch, tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách đến hưởng thụ các giá trị văn hóa của huyện Bác Ái nói riêng và của tỉnh Ninh Thuận nói chung.

* Văn hóa đời sống, phong tục tập quán

Về nhà ở: nhà sàn truyền thống của người Raglai ở Bác Ái được dùng để ở

thường có kích thước nhỏ. Chiều rộng từ 3 m đến 4 m, chiều dài khoảng 4,5 m đến 5 m. Chiều cao từ nền đất đến mặt sàn khoảng 2 m và chiều cao từ mặt sàn đến nóc nhà khoảng 2,6 m. Nhà chỉ có một cửa ở chính giữa vách trước. Chiều rộng của cửa khoảng 0,6 m, chiều cao khoảng 1,5 m. Ba vách cịn lại đều có cửa sổ hình vng, kích thước khoảng 40 cm x 40 cm. Phía trước của chính thường có mặt sàn làm sân phơi sản vật ban ngày và là nơi để nghỉ ngơi, hóng mát. Cột và khung sàn nhà được làm bằng các loại gỗ tốt, không bị mối mọt. Họ sử dụng cây lồ ô, nứa hoặc những cây gỗ nhỏ và thẳng để làm rui mè, sàn và vách được làm bằng cây lồ ô lớn đập dẹp, mái lợp bằng tranh. Các loại vật liệu được liên kết với nhau bằng dây rừng như mây, giang v.v… Về tổng thể, tồn bộ ngơi nhà có 7 cột, sắp xếp theo hình lục giác, các cột này chia chia làm 3 dãy bởi 3 thanh dầm sàn dọc có chiều dài bằng nhau. Dãy thứ nhất và dãy thứ 3 có hai cột, dãy thứ hai có 3 cột, trong đó cột giữa cao đến tận nóc, hai cột hai bên cao đến dầm sàn và có tác dụng chống đỡ mặt sàn. Tuy các cột sắp xếp theo hình lục giác nhưng mặt sàn được thiết kế theo hình chữ nhật. Mỗi ngơi nhà gồm có 4 mái. Trong 7 cột có 1 cột chính. Cột chính của nhà sàn được người Raglai coi là cột thơng với thần linh, các nghi lễ cúng kính đều được tổ chức xung quanh cây cột chính này. Nhà được chia làm hai khu vực: khu vực phía trên và khu vực phía dưới. Khu vực phía trên được xem là nơi ngự trị của thần linh, thường được dùng để các vật linh thiêng và quý giá như mã la, ché,…Khu vực phía dưới dành cho sinh hoạt hàng ngày. Từ ngoài bước vào, bếp được đặc bên phải vách trước dùng để nấu nướng và giữ lửa. Phía trên bếp là chạn /giàn dùng treo lên kèo nhà để đồ dùng sinh hoạt: rổ, rá, nia, gùi. Xung quanh quanh bếp là nơi để soong, nồi, chén bát. Các vách liếp quanh bếp là nơi treo ná, dao rựa, các ché rượu cần. Giữa sàn nhà nơi ăn uống. Các thành viên trong nhà đều ngủ trên sàn nhà theo thứ tự cha mẹ rồi đến con cái. Nhà sàn là nơi bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa truyền thống Raglai, là nơi tổ chức các lễ hội của cộng đồng và tộc họ, tổ chức uống rượu cần, hát sử thi, kể chuyện cổ, đánh mả la, thổi kèn bầu,…

Hiện nay, tại các thôn ở huyện Bác Ái đã xây dựng nhà sàn văn hóa Raglai dùng để hội họp, sinh hoạt. Chất liệu làm nhà và kiến trúc giống như nhà sàn truyền thống. Trước nhà sàn có sân để sinh hoạt truyền thống. Phần sàn nối rộng trước nhà làm sân khấu biểu diễn văn nghệ. Trước sân nhà có cột cờ và cây nêu truyền thống. Trong nhà sàn có nơi trưng bày những cơng cụ lao động, nhạc cụ truyền thống và những hiện vật di sản văn hóa, có tủ sách, khu vực đọc sách v.v…Nhà sàn văn hóa là nơi bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa truyền thống Raglai, là nơi tổ chức các lễ hội cộng đồng, tổ chức uống rượu cần, hát sử thi, kể chuyện cổ, nơi sinh hoạt văn nghệ mang tính dân gian như múa truyền thống, đánh mả la, thổi kèn bầu, đánh đàn đá, thi hát đối đáp, hát ru và những loại hình văn nghệ dân gian khác và cũng là nơi để các nghệ nhân cao tuổi truyền dạy văn nghệ dân gian cho lớp trẻ,...

Tập quán và truyền thống sản xuất: Là một dân tộc sống du canh du cư ở miền rừng núi với kinh tế chậm phát triển, chủ yếu là kinh tế tự cung tự cấp, cũng như các dân tộc ít người sinh sống ở vùng cao khác, người Raglai đã hình thành nên cho mình một nền nơng nghiệp nương rẫy ở vùng Nam Trung Bộ. Là cư dân sinh sống bằng nông nghiệp ở vùng có đặc điểm địa lý tự nhiên phức tạp như triền núi dốc, sơng ngịi ngắn nước chảy xiết vào mùa mưa, thời gian khô hạn trong năm dài và bức xạ Mặt Trời lớn… vì vậy mà tộc người Raglai ở Nam Trung Bộ nói chung và cộng đồng người Raglai ở huyện Bác Ái nói riêng đã chế tác nơng cụ, tìm cách ngăn dịng nước và phương pháp tưới tiêu hợp lý, chọn giống cây trồng và thời điểm canh tác … thích nghi, phù hợp với điều kiện tự nhiên để tồn tại và phát triển. Người Raglai quan niệm vạn vật hữu linh nên hoạt động kinh tế của con người không tránh khỏi sự giám sát của thần linh. Chặt một cây rừng, đào một con mương… là đã liên quan đến các vị thần, đến các hồn, vì thế phải có ứng xử là cúng tế nhằm mục đích là để thần linh khơng trừng phạt mà ban cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt tươi và cuộc sống con người sẽ được ấm no giữa núi rừng. Hiện nay, người Raglai ở huyện Bác Ái vẫn cịn lưu giữ những tín ngưỡng, lễ nghi nơng nghiệp truyền thống, biểu hiện qua hệ thống nghi lễ cầu mùa, lễ ăn đầu lúa, lễ mừng lúa mới và các phong tục tập quán khác.

Văn hóa ẩm thực: người Raglai ở huyện Bác Ái vốn có một vốn văn hóa ẩm thực truyền thống đặc sắc. Lễ vật cúng tế cũng như các món ăn truyền thống của người Raglai có nhiều nét riêng, chứa đựng những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của một tộc người sinh sống ở vùng miền núi cực Nam Trung Bộ. Về thức ăn, bữa ăn hàng ngày của đồng bào chủ yếu là những món chế biến từ ngơ, bên cạnh cịn có canh được chế biến từ các loại rau, bầu, bí, đu đủ, mít hoặc ngọn bầu, ngọn bí, sung và các loại lá cây rừng như lá bép, lá klăn, lá ô chao, lá paranhau, các loại măng, nấm,… do trồng hoặc hái lượm trong rừng. Do địa bàn sinh sống là vùng núi, nguồn thuỷ sản ít nên thịt chiếm vị trí quan trọng trong bữa ăn của người Raglai ở huyện Bác Ái. Thịt thường được nấu chung với canh rau hoặc nướng trên bếp lửa. Món được xem là ngon nhất đối với người Raglai là thịt nướng, kế đó là canh nấu bằng thịt và múi mít non. Gia vị thường có trong các bữa ăn của người Raglai là ớt, lá é và muối. Cách dự trữ thức ăn bằng thịt của người Raglai ở huyện Bác Ái thường là xếp thịt sống trên một cái sàn bằng gỗ rồi treo lên phía trên bếp lửa hoặc sấy, phơi khô rồi gác trên dàn bếp để ăn dần, mỗi bữa ăn lấy ra một lượng thịt vừa đủ dùng. Về đồ uống, rượu cần là đặc sản của người Raglai, họ ủ rượu cần bằng ngô, sắn, lúa với loại men tự chế bằng các loại lá cây, củ cây và trái cây lấy trong rừng. Để được ché rượu cần ngon thì ngồi yếu tố lương thực, men và thời gian cũng đóng vai trị quan trọng cho cái ngon, ngọt chua, đắng; người uống cảm thấy hấp dẫn. Rượu cần là thứ không thể thiếu trong sinh hoạt ẩm thực đời thường cũng như trong lễ hội của người Raglai. Mỗi gia đình người Raglai thường có một hoặc nhiều ché rượu cần. Khi uống rượu cần, có thể cắm vịi uống trực tiếp hoặc hút ra thố, dùng chén múc uống bao nhiêu tùy thích. Trong lễ hội rượu cần thức uống được xếp hàng đầu. Rượu cần được hút ra thố, uống bằng tô, họ mời nhau bưng hai tay, người nhận uống cũng đỡ hai tay. Sau đó người uống mời trở lại cũng động tác trên, từ người này đến người khác. Cuộc uống rượu cần có thể kéo dài thâu đêm cùng với sinh hoạt ca múa nhạc truyền thống.

* Lễ hội

Lễ ăn đầu lúa mới

Cộng đồng người Raglai đã xây dựng cho riêng mình một khơng gian văn hóa đậm nét riêng biệt với những nghi thức và tập tục đặc trưng, và qua các hoạt động

văn hóa truyền thống này đã phác họa phần nào đời sống tinh thần của người dân Raglai ở huyện Bác Ái. Một trong những hoạt động văn hóa tiêu biểu đó là những nghi thức trong lễ hội ăn đầu lúa mới.

Thời gian lễ hội: Hàng năm, cứ vào khoảng cuối tháng 11 theo âm lịch là người Raglai ở huyện Bác Ái tổ chức làm lễ ăn lúa mới. Lúc này, mùa màng đã thu hoạch xong, lúa, bắp đã về đậu trong nhà (theo cách nói của người Raglai, tức là khi lúa bắp đã được đưa lên nhà sàn kho) nhưng chưa ai được phép lấy ra ăn. Muốn lấy lúa, bắp ra ăn, phải làm lễ cúng ăn đầu lúa mới. Đây cũng là thời gian nông nhàn, người Raglai lên rừng săn bắt hái lượm về làm lễ vật và chuẩn bị bước vào chu kỳ sản xuất mới. Lễ hội ăn lúa mới kéo dài trong hai ngày một đêm và ngày làm lễ do thầy cúng chọn.

Khơng gian, tính cộng đồng của lễ hội: Vùng đồng bào Raglai ở Bác Ái, vai trò quyết định các việc lớn của cộng đồng là bà trưởng tộc (theo chế độ mẫu hệ), tuy nhiên việc tổ chức nghi thức cúng lễ là đàn ơng, phụ nữ chỉ đóng vai trị chỉ đạo và nội trợ. Địa điểm thực hành các nghi lễ cúng thường là tại nhà sàn thiêng của dòng tộc. Đây là nơi chỉ để tế lễ thần linh, khơng có người ở, nơi cất giữ những vật báu của dịng tộc. Vì vậy lễ ăn lúa mới được tổ chức theo từng dòng tộc ở tất cả các vùng đồng bào Raglai sinh sống với sự tham gia của tất cả già, trẻ, gái, trai. Yếu tố này khẳng định không gian rộng lớn và tính cộng đồng cao của lễ hội.

Về nghi lễ: Người Raglai quan niệm lễ ăn lúa mới là lễ hội đầu năm. Phần lễ gồm có lễ đổ nước vào ché rượu cần, lễ cúng chính, lễ cúng thần lúa bắp. Lễ vật bắt buộc phải có một con gà hay một con anu (dúi) mà người Raglai quan niệm là con vật theo đất, 3 ché rượu cần, tục này đã trở thành thành ngữ: “Rượu cần 3 ché, 1 con thịt”. Ngoài ra cịn có các nơng sản như cua, cơm, canh, bắp, mì v.v… Các đồ đạc được bày ra trên nhà sàn như chiết đựng y trang, đồ trang sức như xâu chuỗi, cườm, vòng đeo cổ, đeo tay, nhẫn, cà rá, ché, nồi đồng… và các nhạc cụ như mã la, chiêng, trống, đàn chapi, sarakel…để tế thần linh. Là cư dân nơng nghiệp Đơng Nam Á, tín ngưỡng dân gian của người Raglai là tín ngưỡng đa thần đều cúng hồn lúa, hồn bắp, quan niệm rằng lúa là con gái, bắp là con trai. Người Raglai tin rằng có rất nhiều thần linh ngự ở khắp mọi nơi: thần núi, thần suối, thần sông, thần mặt trời, thần mưa,

thần gió, thần cây cỏ, hồn lúa, hồn bắp… mặc dù các ng đều vơ hình nhưng ln chi phối cuộc sống hàng ngày của người Raglai, ban cho mùa màng tươi tốt, cho con người khỏe mạnh, khơng ốm đau bệnh tật. Ơng bà tổ tiên tuy đã tụ tập về thế giới bên kia nhưng luôn phù hộ cho con cháu làm ăn. Vì vậy, khi thu hoạch lúa bắp, việc đầu tiên là phải làm lễ cúng tạ ơn thần linh.

Lễ cúng thường được bắt đầu vào khoảng 13 giờ. Lễ thức đầu tiên là lễ đổ nước vào ché rượu cần. Ông thầy cúng ngồi xếp bằng trước bàn lễ phụ ở hướng nam, trên đó đặt ché rượu cần. Khấn xong, ông chủ lễ hút rượu cần mang sang bàn lễ chính ở hướng bắc. Trên cổ ché rượu, người ta quàng một chuỗi vòng cườm, hạt lớn. Trước ché rượu là một mâm lễ, trên đặt một bát lửa than, hai bát nước lã, một mủng gạo đầy. Trên thành mủng gạo cắm một cây nến bằng sáp ong đang cháy. Tiếp theo, ông khấn xin cắt tiết gà. Ông chắp hai tay lên đầu khấn báo, khấn mời yang Ngok, yang Gru (thiên thần) yang Cơk (thiên thần) yang muk kay (nhân thần) về dự lễ ăn lúa mới của gia tộc, mời bề trên chứng giám cho lễ cắt tiết gà, đổ nước vào ché rượu cần. Khấn rằng: “Gà khỏe mạnh, rượu cần tinh khiết không phải là cặn bã... lễ vật này là để nghĩa đền, ơn trả đối với bề trên”.

Sau khi khấn, gà sẽ đem đến trước bàn thờ hướng nam cắt tiết, nước sẽ được đổ vào ché. Khấn xong, hai người trong gia đình đến bên ché rượu, hút rượu cần ra bầu, ra bát, bưng qua bàn lễ hướng bắc.

Sau đó là đến lễ cúng chính. Bàn lễ hướng bắc đặt sát vách. Trên tường, chính giữa bàn lễ, người ta dùng 2 sợi dây cột đầu một đoạn dài khoảng 0,8 mét hoặc đóng dính giăng ngang 1 sợi dây. Trên đó người ta treo một bộ áo, váy, khăn của phụ nữ, ở hai đầu dây được móc vào 2 hạt cườm. Lễ vật trong lễ cúng chính gồm: 1 con gà, 1 ché rượu cần, 5 bát cơm cao ngọn. Trên mỗi bát cơm đều có 1 con cua núi và 1 củ hành để nguyên cả lá. Ngồi ra cịn có nhiều chén hạt nổ, gạo, nước lã, trầu cau. Các lễ vật này được sắp thành 3 mâm theo hàng dài: mâm của các yàng, mâm của ông bà, mâm dành cho thổ địa.

Nội dung lời khấn trong lễ này là mời các thần tạo dựng đất trời, mưa gió, cây cối, con người và mn vật, mời thần linh ông bà tổ tiên, linh hồn những người đã

khuất về hưởng thảo lễ vật, về ăn lúa mới và cầu xin các thần linh ban cho sự sinh sôi nảy nở cho con người, vật nuôi và cây trồng.

Sau đó là phần lễ cúng thần lúa, bắp. Người Raglai quan niệm lúa và bắp cũng có hồn. Lúa là hồn con gái, bắp là hồn con trai và phải làm các nghi lễ cúng. Trong phần lễ này có các bài hát khấn ru hồn lúa, hồn bắp. Khi cúng xong, thầy cúng làm lễ chúc phúc cho các thành viên trong tộc họ.

Phần hội: Sau khi các thầy cúng làm xong các nghi lễ cúng kính, đội mã la bắt đầu múa vịng trịn và đánh trống và mã la. Dẫn đầu là người đánh trống lớn, ăn mặc chỉnh tề từ ngoài sân đi vào nhà, theo sau là các nhạc công mã la. Họ vừa nhảy múa vừa đánh hàng trăm điệu mã la. Mọi người mời nhau uống rượu cần trong khơng khí vui vẻ. Nhiều thanh niên mang theo các nhạc cụ của mình như kèn mơi, khèn bầu, đàn chapi và tâm sự với nhau bằng các âm thanh nhạc cụ và các làn điệu hát giao duyên rất phong phú như các điệu: manhi, hari, sari, mayeng, kathơng, doh dăm da

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 59 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)