3.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái đến năm 2020 và
3.2.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn
nhìn đến năm 2030
Quy hoạch khai thác phát triển du lịch
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái phải gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Raglai. Quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Raglai phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, kế hoạch xúc tiến đầu tư, quy hoạch mạng lưới giao thông, xây dựng kết cấu hạ tầng,… của huyện Bác Ái. Đây là cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành chức năng trong huyện Bác Ái có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của văn hóa Raglai cho phát triển du lịch của huyện. Trong quy hoạch cần phải xác định mục tiêu tăng trưởng du lịch gắn với bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Raglai tại huyện Bác Ái. Khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch gắn với văn hóa Raglai cần phải tiến hành tổng kiểm kê, rà soát các di sản văn hóa Raglai trên địa bàn huyện Bác Ái, từ đó đánh giá tình hình phát triển du lịch văn hóa và tính tốn, xác định các phương án để phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái. Quá trình quy hoạch phải căn cứ vào thực trạng công tác bảo tồn, hiện trạng các di sản văn hóa Raglai, phải phù hợp với điều kiện cụ thể về đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bác Ái và phù hợp với Cơng ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, các quy định pháp lý trong Luật di sản văn hóa, Luật du lịch. Trong quy hoạch cũng cần xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để người dân, nhất là đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái có ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ với bảo tồn di sản văn hóa Raglai khi phát triển du lịch.
Khai thác văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
Khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái để phát triển những sản phẩm đặc thù (lễ hội, âm nhạc dân gian, văn hóa dân gian, ẩm thực,…), có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch. Hiện nay, hạn chế cơ bản nhất của du lịch huyện Bác Ái là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao so với các huyện trong tỉnh Ninh Thuận nên việc phát triển du lịch văn hóa trong thời gian tới cần khắc phục hạn chế này. Huyện Bác Ái có 85,7% dân số là người Raglai với nền văn hóa độc đáo – đây là tài nguyên du lịch có giá trị. Để khai thác có hiệu quả văn hóa Raglai cần quy hoạch và đầu tư hợp lý để biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch. Xây dựng các khu, điểm du lịch phù hợp với đặc trưng của từng di sản văn hóa của dân tộc Raglai. Sự tăng trưởng về khách du lịch đến các địa điểm du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái sẽ đồng nghĩa với việc những giá trị của văn hóa Raglai ở Bác Ái sẽ ngày càng được phát huy.
Bảo tồn và phát huy văn hóa
Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 – 2020, Đảng và nhà nước ta luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa góp phần phát triển bền vững. Raglai là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, độc đáo, đây chính là tài nguyên quan trọng cho phát triển du lịch ở huyện Bác Ái. Phát triển du lịch góp phần quảng bá, giữ gìn các giá trị di sản văn hóa Raglai. Xúc tiến, quảng bá du lịch là phương tiện quan trọng để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa của dân tộc Raglai đến với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ các giá trị đó.
Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và dân tộc Raglai nói riêng đang gặp nhiều thách thức do tác động của q trình tồn cầu hóa. Bên cạnh đó, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật nhất là công nghệ thông tin với các phương tiện, thiết bị thông tin hiện đại và cơ sở hạ tầng, giao thơng vận tải có nhiều tiến bộ đã tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền diễn ra thuận lợi, nhanh chóng dẫn tới kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên
cũng gây ra mặt tiêu cực là làm mai một, mất đi những nét văn hóa riêng của một bộ phận dân tộc thiểu số. Điển hình là kiến trúc nhà sàn với vẻ đẹp, độc đáo riêng và là sáng tạo văn hóa của các dân tộc Raglai bị thay thế bằng các kiểu nhà lầu, nhà ngói sử dụng vật liệu là bê tông cốt thép như vùng đồng bằng. Hiện tượng thế hệ trẻ của dân tộc Raglai không thiết tha với nhạc cụ, những điệu múa, làm điệu nghệ thuật của dân tộc mình ngày càng phổ biến. Vì vậy, vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Raglai cần phải được quan tâm. Để làm tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Raglai, những người làm cơng tác văn hóa từ trung ương đến địa phương cần phải thực hiện các biện pháp để duy trì, bảo tồn các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai, cụ thể là:
Tổng điều tra về kho tàng văn hóa của dân tộc Raglai, sưu tầm các giá trị văn hóa của đồng bào Raglai trong sách báo, lưu giữ các hình mẫu văn hóa về nhà cửa, trang phục, ẩm thực, nhạc cụ, dụng cụ sản xuất, lễ hội,…
Đối với các truyền thống và các loại hình truyền khẩu: Yếu tố quan trọng nhất để bảo tồn truyền thống và các loại hình truyền khẩu là lưu giữ vai trò của chúng trong xã hội. Đồng thời, cần đảm bảo các cơ hội truyền dạy tri thức từ người này sang người khác, các cơ hội giao lưu giữa những người lớn tuổi và lớp trẻ trong cộng đồng người Raglai như tạo ra các sự kiện văn hóa, các ngày hội hát ru, hát sử thi,…
Đối với nghệ thuật trình diễn của cộng đồng người Raglai: Khi bảo vệ cần tập trung truyền dạy tri thức và kiến thức, các kỹ năng diễn xướng, sản xuất nhạc cụ và thúc đẩy mối quan hệ gắn bó giữa các nghệ nhân và người học nghề.
Đối với tập quán, nghi lễ, lễ hội: Cần tôn trọng các phong tục tập quán truyền thống, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng người Raglai. Cần có các biện pháp bảo vệ chính thức mang tính pháp lý để đảm bảo quyền sử dụng của cộng đồng Raglai đối với không gian thiêng, đồ vật thiêng của họ, tài nguyên thiên nhiên cần thiết để thực hành tập quán, nghi lễ và lễ hội của họ.
Đối với tri thức, tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ của người Raglai: Cần bảo vệ môi trường thiên nhiên song song với bảo vệ tri thức về tự nhiên của cộng đồng người Raglai như các di sản văn hóa phi vật thể khác của họ.
Đối với nghề thủ công truyền thống của người Raglai: Cần hỗ trợ về tài chính cho nghệ nhân và người học nghề để việc truyền dạy tri thức trở nên hấp dẫn hơn. Cần có các biện pháp bảo vệ mang tính pháp lý đối với mơi trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký bản quyền,… để cộng đồng được hưởng lợi từ các sản phẩm thủ công truyền thống.
Đối với các di tích lịch sử - cách mạng của cộng đồng dân tộc Raglai tại Bác Ái: cần phải đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các di tích để góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích.
Cần bảo vệ di sản sống trong cộng đồng người Raglai bằng các biện pháp như tơn vinh nghệ nhân; phát huy vai trị của chủ thể văn hóa; đào tạo, truyền dạy cho thế hệ kế tiếp.
Khi phát huy giá trị của di sản văn hóa Raglai cần phải tạo điều kiện và cơ hội để cộng đồng Raglai tự giới thiệu về văn hóa của mình; làm việc với các phương tiện thơng tin đài chúng; giới thiệu di sản văn hóa Raglai trong bảo tàng; giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa Raglai; hợp tác liên ngành để phát huy giá trị di sản văn hóa Raglai,...
Liên kết phát triển du lịch
Ninh Thuận nằm trong vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch biển, đảo gắn với hệ thống di sản. Trong hệ thống di sản của có văn hóa Raglai và có thể nói huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là địa phương còn lưu giữ nhiều những giá trị độc đáo của văn hóa Raglai. Như vậy Bác Ái có điều kiện thuận lợi để liên kết xây dựng sản phẩm đặc trưng, thương hiệu du lịch của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng qua việc khai thác các giá trị văn hóa Raglai. Đây là lợi thế để huyện Bác Ái liên kết phát triển du lịch văn hóa thơng qua việc liên kết trong huy động nguồn lực, định hướng đầu tư để đưa văn hóa Raglai trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện Bác Ái, đưa Bác Ái trở thành địa bàn du lịch trọng điểm, điểm đến du lịch nổi trội trong phát triển du lịch văn hóa gắn với văn hóa Raglai của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, để phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng ở huyện Bác Ái thì UBND huyện Bác Ái cần có các biện pháp để liên kết phát triển
du lịch với các huyện trong tỉnh Ninh Thuận và các huyện, thành phố của các tỉnh tiếp giáp với huyện Bác Ái (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và huyện Khánh Sơn, thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hịa) thơng qua việc hợp tác trên lĩnh vực quy hoạch và kêu gọi đầu tư, hợp tác về phát triển sản phẩm du lịch, hợp tác về xúc tiến và quảng bá du lịch, hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực,…
Phát triển du lịch văn hóa gắn với sự phát triển của cộng đồng người Raglai ở huyện Bác Ái
Cộng đồng người Raglai chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản văn hóa Raglai tại huyện Bác Ái. Chính vì vậy phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái không thể tách rời với phát triển cộng đồng Raglai ở huyện Bác Ái. Lợi ích có được từ du lịch văn hóa phải được chia sẻ với cộng đồng người Raglai, có như vậy cộng đồng người Raglai sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của quê hương họ. Việc phát triển du lịch văn hóa ở vùng đồng bào Raglai ở huyện Bác Ái phải góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng dân cư, điều này có ý nghĩa quan trọng vì Bác Ái là huyện có tỉ lệ hộ đói nghèo rất cao trong dân số. Muốn làm được như vậy cần phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ chính quyền các cấp và của cộng đồng dân cư địa phương, đặc biệt là cộng đồng người Raglai đối với việc phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái.
Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch văn hóa:
Tập trung ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông kết nối, nâng cấp Quốc lộ 27B đi qua địa bàn huyện Bác Ái; nâng cấp các tuyến đường tỉnh trên địa bàn huyện Bác Ái. Nâng cấp và phát triển mạnh nguồn và lưới điện, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện tại các điểm du lịch văn hóa.
Hiện đại hóa mạng lưới thơng tin bưu chính viễn thơng trên địa bàn huyện bác Ái. Thực hiện tư động hồn mạng lưới thơng tin liên lạc, đảm bảo thơng tin nhanh chóng thơng suốt trong mọi thời điểm.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, lưu trú của du khách tại các đại điểm du lịch khi khách có nhu cầu.
Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động chủ yếu
Khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch trên các địa bàn ở huyện Bác Ái để xây dựng sự đa dạng, phong phú cho các tuyến, điểm du lịch ở huyện Bác Ái. Trong đó có thể xây dựng các tuyến, điểm sau đây:
Phát triển du lịch sinh thái với sản phẩm Tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: Khôi phục, khuyến khích phát triển các nghề truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Raglai. Xây dựng các mơ hình tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch; kết hợp phục vụ dịch vụ văn hóa với bán các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp như: sản xuất rượu cần, các sản phảm mây tre đan… Xây dựng mơ hình sản xuất gắn với du lịch: tổ chức việc sản xuất như sản xuất quà lưu niệm: sáo trúc, đàn Chapi, gùi, ná,… và các sản vật của núi rừng: chuối rừng, măng khơ, mật nhân… Hình thành nhóm nghề truyền thống, tạo nên một điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch, khách vừa tìm hiểu quá trình sản xuất ra sản phẩm vừa trực tiếp mua hàng hoặc đặt hàng tại chỗ theo yêu cầu.
Phát triển tuyến du lịch thác Chapơr:
Xây dựng lộ trình thích hợp để triển khai thực hiện có hiệu quả việc phát triển du lịch thác Chapơr đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ như đường sá, cầu treo, biểu tượng thác Chaper, nhà cộng đồng, cơng trình vệ sinh, nước sạch, điện lưới, viễn thông và hệ thống dịch vụ để thu hút các nhà đầu tư vào tham gia các dự án xây dựng khu du lịch thác Chapơr.
Hỗ trợ xây dựng Nhà dừng chân, để xe ngay tại chân thác, làm nhà sàn truyền thống, nhà vệ sinh, mua mùng mền, chăn, gối phục vụ du khách và tiếp cận thị trường, quảng bá, xúc tiến du lịch.
Hỗ trợ đào tạo về kỹ năng hướng dẫn viên, giao tiếp và kỹ năng quản lý, kỹ năng sản xuất và bán quà lưu niệm, kỹ năng tổ chức trò chơi tại khu vực thác, kỹ năng chế biến ẩm thực địa phương và quy trình sản xuất nơng nghiệp (lúa nước, lúa rẫy, đậu xanh, bắp lai, bobo, măng tre điền trúc…), tạo cảnh quan và hình thành dịch vụ trải nghiệm lao động sản xuất.
Hỗ trợ người dân (trang phục, đạo cụ, tập luyện), hình thành nhóm văn nghệ dân gian: diễn tấu nhạc cụ dân tộc, hát sử thi, tái hiện lễ hội phục vụ du khách.
Các dịch vụ người dân khu du lịch có thể cung ứng, phục vụ cho du khách gồm: Nghỉ tại nhà dân và tham gia các hoạt động trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi với bà con; đi bộ khám phá hệ thống suối và thưởng ngoạn thác Chaper; tham quan và giao lưu văn hoá cộng đồng (lễ ăn đầu lúa mới; lễ đền ơn đáp nghĩa, hát sử thi, đánh mã la, đốt lửa trại, đi cà kheo, bắn ná…); tham quan khu chế tác, đan lát truyền thống (chủ yếu là gùi, ná, đàn Chapi, làm rượu cần).
Các sản vật địa phương có thể cung ứng cho du khách: quà lưu niệm (sáo trúc, khèn bầu, đàn Chapi, gùi, ná, măng tre, chuối mồ côi, mật nhân và các dược thảo quí hiếm khai thác từ rừng). Ngồi ra, người dân có thể tự tổ chức một số dịch vụ, trị chơi ngay tại khu vực thơn hoặc trên thác để thu phí như: Bắn ná; săn gà rừng (mơ hình khoanh vườn, thả gà để du khách trải nghiệm thú săn bắn); bán bắp luộc, bắp nướng, gà-heo nướng; bán nước…
Phát triển tuyến du lịch bẫy đá Pi Năng Tắc, vườn Quốc gia Phước Bình: