Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 124 - 140)

3.3. Một số giải pháp chủ yếu

3.3.8. Một số kiến nghị

* Đối với Bộ VH – TT – DL: Chú trọng công tác bảo tồn và phát huy di sản

văn hóa dân tộc, trong đó phục dựng các lễ hội, các nghi lễ, nghi thức văn hóa, nghề truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp, điền hình của dân tộc Raglai.

Củng cố và xây dựng nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong nước để góp phần phát triển du lịch văn hóa.

Cần đầu tư thỏa đáng cho việc khôi phục, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái nói riêng và người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận nói chung. Hỗ trợ kinh phí để tơn tạo các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Raglai đang bị mai một theo thời gian. Thường xuyên tổ chức các đợt liên hoan về văn hóa các dân tộc thiểu số để quảng bá tốt hơn về văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Raglai.

* Đối với UBND tỉnh Ninh Thuận và Sở VH – TT – DL tỉnh Ninh Thuận

cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Raglai, chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan thành thành lập các đội văn hóa, văn nghệ dân gian Raglai để tham gia các liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số do Bộ VH – TT DL tổ chức. Cần có các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển du lịch văn hóa từ khai thác các giá trị văn hóa Raglai. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi cấp tỉnh về văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chỉ đạo Bảo tàng Ninh Thuận thực hiện nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày các chuyên đề về văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận, trong đó có dân tộc Raglai. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa Raglai cho du khách trong nước và quốc tế.

* Đối với UBND và phòng VH – TT huyện Bác Ái: Các cơ sở, ngành, Uỷ

ban nhân dân các địa phương ở huyện Bác Ái phải chỉ đạo các cơ quan sở văn hóa, thường xuyên tổ chức các chương trình với chủ đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Raglai, quan tâm và có kế hoạch cụ thể việc khai thác tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc Raglai. Rà sốt các địa điểm có thể phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Bác Ái. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Raglai cũng như phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện. Cần có các chính sách ưu tiên để thu hút các doanh nghiệp khai thác, phát triển du lịch đến đầu tư ở huyện Bác Ái.

* Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Chú trọng xây dựng các

chương trình, các tour du lịch về văn hóa Raglai, liên kết các doanh nghiệp lữ hành để đưa du khách đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái.

* Đối với cộng đồng dân tộc người Raglai: Cần giáo dục cho thế hệ trẻ, tơn

trọng và cố gắng gìn giữ những nét văn hóa q báu của thế hệ ông cha để lại. Bảo tồn và tích cực khai thác khoa tàng văn hóa của dân tộc mình nhằm giới thiệu những nét độc đáo cho các dân tộc trong và ngoài nước, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc đồng thời đem lại nguồn kinh phí thu nhập từ các lễ hội từ các giá trị văn hóa của chính dân tộc mình.

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người ở Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và nhà nước. Có thể thấy cộng đồng người Raglai ở huyện Bác Ái đang lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống rất đa dạng, phong phú, đặc sắc, có giá trị, góp phần vào sự thống nhất trong đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Sự độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái là thế mạnh trong khai thác du lịch văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bác Ái. Trong thời gian tới, các ngành chức năng có liên quan cần có các chương trình, kế hoạch nghiên cứu các đề tài cụ thể về văn hóa dân tộc Raglai để bảo tồn những giá trị văn hóa Raglai nói chung và ở huyện Bác Ái nói riêng; Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng, tu sửa Nhà truyền Thống Raglai ở Bác Ái; Duy trì và khơi phục các lễ hội truyền thống Raglai, vận động bà con Raglai phục chế và di trì các nhà sàn truyền thống; Tiếp tục duy trì tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa vùng đồng bào Raglai, khuyến khích người dân sử dụng nhạc cụ truyền thống, hát những bài hát dân ca, hát ru, sử dụng trang phục truyền thống trong các lễ hội, các buổi sinh hoạt văn hóa; Tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa dân gian cho lớp trẻ, đặc biệt là thiếu nhi người Raglai; Thường xuyên tổ chức các ngày Hội văn hóa Raglai có quy mơ từ cấp cấp huyện trở lên; Tích cực tham gia các liên hoan Văn hóa các dân tộc thiểu số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức; Nâng cao nhận thức của đồng bào Raglai về trách nhiệm bảo vệ các giá trị văn hóa Raglai để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ nhận được qua việc tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị của văn hóa Raglai; Nghiên cứu kết hợp với các văn hóa của các dân tộc khác trong tỉnh Ninh Thuận như người Chăm, người K’ho, người Hoa…; Nghiên cứu kết hợp với TNDL khác của Ninh Thuận như: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu về cảnh quan khô hạn ở Ninh Thuận,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cục di sản văn hóa. (2018). Tài liệu hội thảo – Tập huấn nâng cao về kỹ năng cho nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện kiểm kê sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tun truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Cục thống kê Ninh Thuận . (2016). Niên giám thống kê 2015 tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận. Hải Liên, Hoài Sơn. (2009). Nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung Bộ. Nxb

Thế Giới, Hà Nội.

Hải Liên, Hoài Sơn. (2009). Nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung Bộ: Nxb Thế Giới, Hà Nội.

Hải Liên. (2001). Trang phục cổ truyền Raglai: Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội.

Hải Liên. (2009). Chhar nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung Bộ. Nxb Thế giới, Hà Nội.

Hải Liên. (2009). Lễ hội Raglai. Nxb Thế giới. Hà Nội.

Hải Liên. (2010). Lễ tang của người Raglai cực Nam Trung Bộ: Nxb Văn hóa Dân tộc,

Hà Nội.

Lai Châu. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và

phát triển cộng đồng ở Việt Nam. Khai thác từ http: //laichau. tourism.vn /index.php?cat= 30&itemid=347.

Lê Ngọc Luyến. (2005). Văn hóa Raglai Những sắc màu. Hội văn học Nghệ thuật

Ninh Thuận.

Lê Thông. (2006). Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, Tập 5: Các tỉnh, thành phố

cực Nam Trung Bộ và Đơng Nam Bộ: Nxb Giáo dục. Tp. Hồ Chí Minh.

Luật Du lịch. (2017). Nxb Sự thật Quốc gia.

Nguyễn Hữu Thông, Trần Đức Anh Sơn. (2011). Mấy vấn đề phát triển du lịch văn hóa ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Hội thảo khoa học Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung, 59-68. http:// dised.vn /LinkClick.aspx

?fileticket=rRUMtZv.

Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông. (2013). Địa lý dịch vụ, tập 2: Địa lí thương mại và du

lịch, Nxb ĐHSP. Hà Nội.

Nguyễn Minh Tuệ. (2014). Địa lý du lịch Việt Nam. Nxb GD Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Thế Sang. (2005). Akhàt Juca Raglai. Nxb Văn hóa Dân tộc. Hà Nội.

Nguyễn Thế Sang. (2005). Luật tục Raglai. Nxb Văn hóa Dân tộc. Hà Nội.

Nguyễn Thị Thu, Thập Liên Trưởng, Phạm Văn Thành. (2010). Lễ nghi nông nghiệp

truyền thống tộc người Chăm – Raglai Ninh Thuận,. Nxb Nông nghiệp Tp.

Hồ Chí Minh.TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Tuấn Triết. (1991). Người Raglai ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

Phan Quốc Anh. (2007). Văn hóa Raglai những gì cịn lại. Nxb Văn Hóa Dân Tộc.

Hà Nội.

Phan Quốc Anh. (2012). Văn hóa Raglai . Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Phịng Văn hóa – Thơng tin huyện Bác Ái. (2014). Kế hoạch phát triển du lịch huyện

Bác Ái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ninh Thuận.

Sở Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch Ninh Thuận. (2017). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Ninh Thuận.

Thơng tin thư mục chun đề Văn hóa Raglai. (2011). chuyên đề Văn hóa Raglai.

Thư viện tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận.

Thư viện học liệu mở Việt Nam. Khái niệm về du lịch và loại hình du lịch. Khai thác từ http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-du-lich-va-loai-hinh-du-lich/853456d6. Tổng cục du lịch. (2014). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

Tổng cục du lịch. (2016). Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm

2025, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.

Trần Diễm Thúy. (2010). Văn hóa Du lịch. Nxb Văn hóa – Thông tin, TP. Hồ Chí

Minh.

Trần Đức Thanh, Trần Thị Mai Hoa. (2017). Giáo trình Địa lý du lịch. Nxb ĐHQG

Hà Nội. Hà Nội.

Trần Kim Hoàng. (2010). Yếu tố biển trầm tích trong văn hóa Raglai. Nxb Đại học

Trần Ngọc Sơn. (2008). Định hướng khai thác lễ hội của dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận phục vụ mục đích du lịch. Luận văn thạc sỹ Địa lý học, Trường ĐHSP

Huế.

Trần Ngọc Thêm. (1996). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb ĐH Tổng hợp TP. Hồ Chí

Minh. TP Hồ Chí Minh.

Trần Thúy Anh. (2016). Giáo trình Du lịch văn hóa – Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ. Nxb Giáo dục Việt Nam. Hà Nội.

Truyện cổ Raglai. (2010). Truyện cổ Raglai. Nxb Dân trí. Hà Nội.

UBND Tỉnh Ninh Thuận. (2012). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội huyện Bác Ái đến năm 2020. Ninh Thuận.

Văn học nghệ thuật. Du lịch cộng đồng trong phát triển sinh kế người Sán Dìu ở Thái

Nguyên. Khai thác từ http://vhnt.org.vn/tin-tuc/van-hoa-du-lich/30735/du-lich-

cong-dong-trong-phat-trien-sinh-ke-nguoi-san-diu-o-thai-nguyen.

Văn học nghệ thuật. Mã la của người Raglai. Khai thác từ http://vhnt.org.vn/tin-

tuc/am-nhac-va-mua/30553/ma-la-cua-nguoi-raglai.

Văn học nghệ thuật. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa trong thời kỳ

mới. Khai thác từ http://vhnt.org.vn/tin-tuc/van-hoa-du-lich/30182/phat-trien-

PHỤ LỤC

Hình 1. Lễ vật trong lễ ăn đầu lúa mới của người Raglai ở xã Phước Đại, huyện Bác Ái.

Hình 3. Nhà mồ của người Raglai ở xã Phước Đại, huyện Bác Ái.

Hình 5. Đàn Chapi của người Raglai Hình 6. Đàn đá của người Raglai

Hình 9. Nhà sàn truyền thống người Raglai tại Nhà truyền thống huyện Bác Ái

Hình 11. Nhà truyền thống huyện Bác Ái

Hình 13. Trụ sở Vườn quốc gia Phước Bình

Hình 15. Biểu diễn các điệu múa dân gian Raglai tại Vườn quốc gia Phước Bình

Hình 17, 18, 19, 20. Một số hình ảnh vể lễ cưới truyền thống của người Raglai ở xã Phước Tiến, huyện Bác Ái

PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA Ở HUYỆN BÁC ÁI - TỈNH NINH THUẬN

Xin chào anh/chị! Tôi là học viên cao học đến từ lớp Địa Lí học Khóa 27, trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tơi đang thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ “Phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh

Thuận (trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái)”. Tôi rất cần sự hỗ trợ của

quý anh/chị để thực hiện đề tài này, những thông tin quý anh/chị cung cấp sẽ là cơ sở quan trọng để tơi có thể hồn thành tốt đề tài. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị!

Chân thành cảm ơn!

THÔNG TIN KHÁCH DU LỊCH

Họ và tên: ……………………………………………..Giới tính (Nam/Nữ): ………. Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………

CÂU HỎI KHẢO SÁT: Đánh “X” vào đáp án mà anh/chị cho là đúng nhất .Những

câu có ý kiến khác, vui lịng ghi rõ ý kiến đó.

Câu 1: Bạn đến từ quốc gia nào?

 Việt Nam  Quốc gia khác: ………….

Câu 2: Bạn đang ở độ tuổi nào?

 Dưới 18  Từ 18 - 25

 Từ 25 – 35  Trên 35

Câu 3: Anh/chị đã từng đi du lịch ở các điểm du lịch văn hóa Raglai ở ở huyện Bác Ái chưa?

 Chưa đi

 Vài lần

 Thường xuyên

 Khác…………………….

Câu 4: Khoảng thời gian anh/ chị dự định sẽ đi du lịch là bao lâu?

 2 – 3 ngày

 4 – 5 ngày

 Trên 1 tuần

 Khác…………….

Câu 5: Tại sao anh/chị biết đến các điểm du lịch văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái?

 Qua bạn bè, người thân

 Qua các phương tiện thông tin đại chúng  Qua sách báo

 Qua kênh thông tin khác………………………

Câu 6. Anh/chị thích đến du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái theo hình thức nào?

 Đi theo tour.

 Đi theo đoàn, tập thể tổ chức.  Đi cùng bạn bè.

 Đi cùng gia đình.

Câu 7: Anh/chị cảm thầy khả năng thu hút khách du lịch từ văn hóa đời sống phục vụ du lịch của người Raglai tại các điểm du lịch về văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái như thế nào?

 Rất cao.

 Khá cao.

 Cao

 Trung bình

 Thấp

Câu 8: Anh/chị cảm thầy khả năng thu hút khách du lịch từ lễ hội của người Raglai tại các điểm du lịch về văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái như thế nào?

 Rất cao.

 Khá cao.

 Cao

 Trung bình

 Thấp

Câu 9: Anh/chị cảm thầy khả năng thu hút khách du lịch từ văn hóa dân gian của người Raglai tại các điểm du lịch về văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái như thế nào?  Rất cao.  Khá cao.  Cao  Trung bình  Thấp

Câu 10: Anh/chị cảm thầy khả năng thu hút khách du lịch từ âm nhạc dân gian của người Raglai tại các điểm du lịch về văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái như thế nào?  Rất cao.  Khá cao.  Cao  Trung bình  Thấp

Câu 11: Anh/chị cảm thầy khả năng thu hút khách du lịch từ các di tích lịch sử cách mạng của người Raglai ở huyện Bác Ái như thế nào?

 Rất cao.

 Khá cao.

 Cao

 Trung bình

 Thấp

Câu 12. Mục đích Anh/Chị đến với du lịch văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái là gì?

 Tham quan, trải nghiệm tìm hiểu văn hóa Raglai.

 Học tập, nghiên cứu về văn hóa Raglai

Câu 13: Theo anh/chị, các sản phẩm du lịch văn hóa tại địa điểm du lịch văn hóa …………………………………………………ở huyện Bác Ái như thế nào?

 Rất đa dạng  Đa dạng  Trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 124 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)