Phát triển các loại hình du lịch theo đặc điểm văn hóa của dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 95 - 98)

truyền thống của người Raglai như ẩm thực, nhà sàn, nhạc cụ, các điệu múa và làn điệu dân ca Raglai. Đặc biệt trong vùng lõi của vườn quốc gia còn có di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng và cũng là niềm tự hào của đồng bào Raglai ở huyện Bác Ái là Bẫy đá Pi năng Tắc. Được sự quan tâm của chính quyền huyện Bác Ái, ở xã Phước Bình đã phát động xây dựng làng văn hóa truyền thống Raglai tại thôn Bạc Rây 2 với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Raglai.

Hiện nay, tại Vườn quốc gia Phước Bình có các hoạt động phục vụ du khách có nội dung gắn với văn hóa Raglai, đó là tham quan thực tế tìm hiểu về nhà sàn truyền thống, phong tục tập quán sản xuất, sinh hoạt tại nơi sinh sống của người Raglai tại xã Phước Bình; Tổ chức các đêm lửa trại có biểu diễn nhạc cụ truyền thống của người Raglai như mã la, đàn Chapi, khèn bầu,… kết hợp phục vụ ẩm thực dân gian Raglai như các món ăn và rượu cần; Trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống của người Raglai như gùi, sàn, thúng,… tại trụ sở Vườn quốc gia Phước Bình.

2.3.2. Phát triển các loại hình du lịch theo đặc điểm văn hóa của dân tộc Raglai Raglai

Hiện nay, trên địa bàn huyện Bác Ái đang phát triển các loại hình du lịch gắn với việc khai thác và bảo tồn văn hóa của dân tộc Raglai, cụ thể là:

Du lịch tham quan thực tế tìm hiểu về nhà ở truyền thống, phong tục tập quán sản xuất, sinh hoạt, lễ hội, âm nhạc và văn hóa dân gian Raglai.

Du lịch kết hợp tham quan học tập nghiên cứu về văn hóa Raglai với khách tham quan chủ yếu là các đoàn học sinh, sinh viên của các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh đến tham qua học tập, tìm hiểu văn hóa Raglai tại Nhà truyền thống Bác Ái.

Du lịch kết hợp giữa sinh thái – văn hóa qua việc tham quan, khám phá thiên nhiên ở Vườn quốc gia Phước Bình kết hợp tìm hiểu, tham quan di tích lịch sử cách mạng tại Bẫy đá Pinăng Tắc và tham quan thực tế nhà sàn truyền thống, thưởng thức các món ăn, rượu cần, các điệu múa và nhạc cụ độc đáo của dân tộc Raglai tại xã Phước Bình. Các hoạt động du lịch do Trung tâm Giáo dục môi trường thuộc ban quản lí Vườn quốc gia Phước Bình tổ chức. Nguồn lợi thu được được đưa vào doanh thu của Vườn quốc gia Phước Bình. Qua các hoạt động du lịch, cộng đồng được hưởng các lợi ích như tiêu thụ được các sản phẩm du lịch của cộng đồng người Raglai làm ra như các món ăn, rượu cần, hạt chuối mồ côi,… và qua việc trực tiếp là người phục vụ du lịch (qua việc đánh mã la, thổi khèn bầu, đánh đàn đá,…) đã giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động là người Raglai ở huyện Bác Ái.

Du lịch tham quan thực tế kết hợp nghiên cứu khoa học về văn hóa Raglai trên địa bàn các xã ở huyện Bác Ái.

* Phản hồi của du khách về các hoạt động du lịch gắn với đặc điểm văn hóa của dân tộc Raglai tại các điểm du lịch ở huyện Bác Ái

Kết hợp với khảo sát các thông tin về sự hấp dẫn của văn hóa Raglai tại huyện Bác Ái là khảo sát mức độ cảm nhận chung của du khách về du lịch tham quan về văn hóa dân tộc Raglai qua chuyến đi, với 150 khách được khảo sát (120 khách nội địa, 30 khách quốc tế).

Bảng 2.7. Mức độ cảm nhận của du khách về loại hình du lịch tại các địa điểm du lịch văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái

Điểm du lịch Nội dung Loại khách (số khách) Rất thích Khá thích Thích Không thích Không ý kiến SL % SL % SL % SL % SL % Nhà truyền thống Bác Ái Tham quan Nội địa (55 khách) 5 9,1 8 14,5 35 63,6 2 3,7 5 9,1 Quốc tế (15 khách) 3 20,0 4 26,7 7 46,7 0 0 1 6,6 Nghiên cứu Nội địa (20 khách) 4 20,0 5 25,0 8 40,0 0 0 3 15,0 Quốc tế (5 khách) 1 20,0 1 20,0 2 40,0 0 0 1 20 Vườn quốc gia Phước Bình Tham quan Nội địa (50 khách) 5 10,0 7 14,0 18 36,0 8 16,0 12 24,0 Quốc tế (8 khách) 1 12,5 1 12,5 3 37,5 0 0 3 37,5 Nghiên cứu Nội địa (10 khách) 1 10,0 2 20,0 3 30,0 0 0 4 40,0 Quốc tế (7 khách) 1 14,2 1 14,2 2 28,7 1 14,2 2 28,7

(Nguồn: khảo sát tại Bác Ái, tháng 6/2018)

Kết quả ghi nhận được từ đánh giá của du khách tại Nhà truyền thống Bác Ái, qua khảo sát cho thấy:

Với mục đích đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa Raglai, tỉ lệ khách có cảm nhận từ mức thích trở lên khá cao, kể cả khách nội địa và khách quốc tế (khách nội địa là 87,2%, khách quốc tế là 93,4%. Lí do là du khách có nhiều ấn tượng với các vật phẩm trưng bày tại Nhà truyền thống cũng như thái độ phục vụ khách tham quan của người hướng dẫn viên khi giới thiệu về văn hóa Raglai.

Với mục đích nghiên cứu về văn hóa Raglai, tỉ lệ khách có cảm nhận từ mức thích trở lên cũng ở mức cao (khách nội địa là 85% và khách quốc tế là 80%). Lí do

là tại Nhà truyền thống, du khách tham quan nghiên cứu có thể sưu tầm được các hình ảnh, tìm hiểu được những nét độc đáo của văn hóa Raglai qua các vật trưng bày cũng như sự cung cấp thông tin về văn hóa Raglai của đội ngũ hướng dẫn viên.

Và tại Vườn quốc gia Phước Bình cho thấy:

Với mục đích tham quan tìm hiểu văn hóa Raglai, tỉ lệ du khách có cảm nhận từ thích trở lên chỉ ở mức khá (khách nội địa 60,0% và khách quốc tế là 62,5%), còn lại là không có ý kiến. Với mục đích tham quan, nghiên cứu khoa học, tỉ lệ du khách cảm nhận từ mức thích trở lên cũng chỉ ở mức khá (khách nội địa là 60% và khách quốc tế là 57,1%), còn lại là không có ý kiến. Cảm nhận của du khách chủ yếu ở mức khá là do là nhìn chung sản phẩm du lịch văn hóa còn chưa đa dạng, đội ngũ hướng dẫn viên còn yếu và thiếu, việc tham quan nhà sàn truyền thống và đời sống sinh hoạt thực tế của cộng đồng người Raglai còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)