.Bảo tồn, duy trì các giá trị văn hóa Raglai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 119 - 120)

3.3. Một số giải pháp chủ yếu

3.3.2 .Bảo tồn, duy trì các giá trị văn hóa Raglai

Tổ chức tổng điều tra về kho tàng văn hóa của dân tộc Raglai, sưu tầm các giá trị văn hóa của đồng bào Raglai trong sách báo, lưu giữ các hình mẫu văn hóa về nhà cửa, trang phục, ẩm thực, nhạc cụ, dụng cụ sản xuất, lễ hội,… để đánh giá tiềm năng và hiện trạng văn hóa Raglai phục vụ mục đích du lịch văn hóa.

Đối với các truyền thống và các loại hình truyền khẩu: tổ chức truyền dạy tri thức Raglai từ người này sang người khác, tạo các cơ hội giao lưu giữa những người lớn tuổi và lớp trẻ trong cộng đồng người Raglai trong việc truyền dạy văn hóa đặc trưng của người Raglai như tổ chức các sự kiện văn hóa, các ngày hội hát ru, hát sử thi,…

Đối với nghệ thuật trình diễn của cộng đồng người Raglai: tập trung truyền dạy tri thức và kiến thức, các kỹ năng diễn xướng, sản xuất nhạc cụ và thúc đẩy mối quan hệ gắn bó giữa các nghệ nhân và người học nghề, những người trẻ tuổi trong cộng đồng dân tộc Raglai.

Đối với tập quán, nghi lễ, lễ hội: Thực hiện các biện pháp bảo vệ mang tính pháp lý đảm bảo quyền sử dụng của cộng đồng Raglai đối với không gian thiêng, đồ vật thiêng của họ, tài nguyên thiên nhiên cần thiết để thực hành tập quán, nghi lễ và lễ hội của họ.

Đối với tri thức, tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ của người Raglai: bảo vệ môi trường thiên nhiên song song với bảo vệ tri thức về tự nhiên của cộng đồng người Raglai như các di sản văn hóa phi vật thể khác của họ.

Đối với nghề thủ công truyền thống của người Raglai: hỗ trợ về tài chính cho nghệ nhân và người học nghề. Thực hiện các biện pháp bảo vệ mang tính pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký bản quyền,… đối với các sản phẩm thủ công truyền thống của người Raglai để cộng đồng được hưởng lợi từ các sản phẩm thủ công truyền thống.

Đối với các di tích lịch sử - cách mạng của cộng đồng dân tộc Raglai tại Bác Ái: đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các di tích để góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích.

Bảo vệ di sản sống trong cộng đồng người Raglai bằng cách thực hiện các biện pháp như tôn vinh nghệ nhân; phát huy vai trị của chủ thể văn hóa; đào tạo, truyền dạy cho thế hệ kế tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)