3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch văn hóa Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận
Hiện nay ngành du lịch ở nước ta đang được chú trọng và tập trung đẩy mạnh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đặc biệt trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch.Tiềm năng của các di sản văn hóa đã và đang phát huy mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
Nhận thức được vai trò của việc phát huy các giá trị văn hóa và vai trị của cộng đồng trong phát triển du lịch, Đảng và nhà nước ta luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa góp phần phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam cũng định hướng khai thác các di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch. Di sản văn hóa và du lịch di sản văn hóa được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong: Luật Du lịch; Luật Di sản văn hóa; Chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “...phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc...”, văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu trong phát triển du lịch; sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố cuốn hút và nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chiến lược cũng đưa ra các mục tiêu phát triển du lịch phải hướng tới góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam; lấy du lịch là động lực, tạo nguồn lực để đẩy mạnh bảo tồn văn hóa; nguồn thu từ du lịch hướng
tới đóng góp tích cực vào cơng tác bảo tồn, đồng thời tăng cường kiểm soát những tác động từ hoạt động du lịch lên các thiết chế văn hóa; phát triển du lịch văn hóa gắn với giảm nghèo.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu các quan điểm về phát triển du lịch, trong đó du lịch văn hóa là một nội dung quan trọng, quan điểm nêu rõ: “gắn với khai thác và bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc”, “khai thác tiềm năng về văn hóa”, “ khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử có tính đặc thù, có sức cạnh tranh trên thị trường”.
Như vậy có thể thấy việc khai thác các giá trị văn hóa dân tộc Raglai phục vụ phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển du lịch văn hóa trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và ở tỉnh Ninh Thuận.