2.1. Khái quát chung về huyện Bác Ái
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
* Địa hình
Địa hình của huyện thấp dần theo hướng tây bắc - đơng nam. Có thể chia ra các dạng địa hình chính như sau:
Địa hình tương đối bằng có diện tích chiếm 4,4% diện tích tồn huyện, phân bố ở các xã phía Nam của huyện: Phước Chính, Phước Trung, Phước Đại, Phước Tân.
Địa hình đồi thấp, bằng thoải ít chia cắt có diện tích chiếm 19% diện tích tồn huyện.
Địa hình đồi hoặc núi thấp chiếm 6% diện tích tồn huyện.
Địa hình đồi núi trung bình và cao, gồm những dãy núi có độ cao trên 1.000m, tập trung ở phía bắc và phía tây của huyện, dạng địa hình này có diện tích chiếm 70,6% diện tích tồn huyện.
Tất cả các xã trong huyện Bác Ái đều là xã miền núi. Địa hình rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao, dốc, mức độ chia cắt lớn; giao thông đi lại khó khăn.
* Khí hậu
Ninh Thuận có đặc điểm khí hậu là nhiệt đới - gió mùa, bán khơ hạn. Huyện Bác Ái nằm trên địa hình núi thấp, trung du, là địa hình chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng duyên hải với địa hình núi và cao nguyên nên vùng núi phía tây huyện giáp với Lâm Đồng chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi khí hậu nhiệt đới ẩm - gió mùa cao ngun. Đặc điểm khí hậu của huyện Bác Ái có thể phân ra 02 tiểu vùng khí hậu:
Tiểu vùng khí hậu núi thấp phía tây: Gồm 02 xã Phước Bình và Phước Hồ. Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, hơi thiếu ẩm. Lượng mưa trung bình 1500 - 2000 mm, mùa mưa từ tháng V - XI (07 tháng). Nhiệt độ trung bình 22 – 250 C.
Tiểu vùng khí hậu trung du và đồng bằng phía đơng: Gồm 07 xã cịn lại. Khí hậu nhiệt đới - gió mùa, bán khơ hạn. Nhiệt độ trung bình 270 C. Lượng mưa trung bình 800 - 1000 mm. Mùa mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng (từ tháng IX - XI). Mùa khơ từ tháng XII - VIII, nắng nóng, khơ hạn khắc nghiệt.
* Thuỷ văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Bác Ái nhiều và phân bố khá đều về khơng gian. Các sơng chính ở huyện Bác Ái bao gồm:
Sơng Cái: Bắt nguồn từ tỉnh Khánh Hoà chạy theo hướng nam qua huyện Ninh Sơn, TP. Phan Rang - Tháp Chàm rồi đổ ra biển Đông. Đây là con sông lớn nhất huyện Bác Ái và tỉnh Ninh Thuận, nguồn nước dồi dào quanh năm và là nguồn cung cấp nước chủ yếu để tưới cho cây trồng. Sơng có chiều dài 119km, tổng diện tích lưu vực 3.000 km2.
Sông Sắt: Là sông lớn thứ hai trong huyện Bác Ái, là phụ lưu chính của sơng Cái, chiều dài sơng 32 km, diện tích lưu vực 411 km2. Sông chảy theo hướng đông - tây rồi đổ vào sông Cái.
Sông Trà Co: Là sông lớn thứ ba trong huyện Bác Ái, là phụ lưu của sông Sắt, chiều dài sơng chính 25 km, diện tích lưu vực 154 km2. Sông chảy theo hướng bắc - nam rồi đổ vào sông Sắt.
Hệ thống sông, suối ở huyện Bác Ái khá nhiều và khả năng khai thác vào phát triển sản xuất và đời sống có nhiều thuận lợi. Hiện nay những nhánh sông chạy qua địa bàn huyện đã và đang được đầu tư xây dựng các hồ thuỷ lợi lớn, có khả năng cung cấp nước để mở rộng diện tích canh tác như hồ sơng Sắt, hồ Trà Co, hồ Phước Nhơn, hồ Cho Mo, hồ Thành Sơn, hồ Ơ Căm... Bên cạnh đó cũng đang triển khai dự án cơng trình thuỷ lợi đập Tân Mỹ thuộc các xã Phước Thắng, Phước Tiến...
* Đất
Theo kết quả chương trình điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000-1/100.000 các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ 1/50.000) do phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền Nam thực hiện năm 2004 tồn huyện Bác Ái có 6 nhóm đất với 10 đơn vị đất (khơng kể nhóm đất khác gồm: đất ở, đất chun dùng, sơng suối,.. ):
Nhóm đất phù sa: diện tích 1.565 ha, chiếm 1,52% diện tích tồn huyện. Phân bố dọc theo các chiền sông, suối lớn chủ yếu là hệ thống sơng Cái trên địa hình cao khá bằng phẳng.
Nhóm đất xám và bạc màu: diện tích 1.149,0 ha, chiếm 1,12% diện tích tồn huyện. Được phân thành 02 loại, gồm đất xám có tầng loang lổ: diện tích 783,0 ha, chiếm 0,76% diện tích tự nhiên tồn huyện Bác Ái; đất xám glây: diện tích 366,0 ha, chiếm 0,36% diện tích tự nhiên tồn huyện.
Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: diện tích 24.176,0 ha, chiếm 23,53% diện tích tồn huyện. Được phân thành 02 loại gồm đất đỏ vùng bán khơ hạn diện tích 516,0 ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất xám nâu vùng bán khơ hạn:diện tích 23.660,0 ha, chiếm 23,03% diện tích tự nhiên tồn huyện.
Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 71.784,0 ha, chiếm 69,88% diện tích tồn huyện, đây là nhóm đất có diện tích lớn hơn cả và phân thành 02 loại gồm đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: diện tích 3.687,0 ha, chiếm 3,39% diện tích tự nhiên tồn huyện; Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít: diện tích 68.297,0 ha, chiếm 66,48% diện tích tự nhiên tồn huyện.
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích: 2.342,0 ha, chiếm 2,28% diện tích tồn huyện.
Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá: diện tích 1.250,0 ha, chiếm 1,22% diện tích tồn huyện. Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, tập trung nhiều ở xã Phước Bình, Phước Hồ, Phước Thành.
Nhóm đất khác: diện tích 463,48 ha, chiếm 0,45% diện tích tồn huyện.
* Tài nguyên rừng
Bác Ái là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, chiếm 43,90% tổng diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2010 là 81.798,51 ha, trong đó diện tích đất có rừng tự nhiên là 63.412.67chiếm 77,65% diện tích đất lâm nghiệp. Độ che phủ của rừng chiếm gần 62,48%.
Diện tích đất có rừng tự nhiên là 63.412,67 ha, chiếm 77,52% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 61,73% tổng diện tích tự nhiên của huyện Bác Ái. Trong đó:
Rừng gỗ lá rộng có 43.537,8 ha, bao gồm: rừng thường xanh là 17.791,5 ha và rừng khộp là 25.746,3 ha.
Rừng hỗn giao là 12.042,2 ha, bao gồm: gỗ, lồ ô là 3.469,5 ha và rừng lá rộng, lá kim 8.572,7 ha.
Rừng lá kim là 6.451,47 ha và rừng lồ ô tre nứa là 1.381,2 ha.
Diện tích đất có rừng trồng là 772,80 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 0,75% tổng diện tích tự nhiên của huyện Bác Ái.
Diện tích đất trồng rừng và khoanh ni phục hồi rừng là 17.613,04 ha, chiếm 21,53% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 17,15% tổng diện tích tự nhiên.
Trên 62,48% diện tích có rừng, Bác Ái là huyện có độ che phủ rừng tương đối cao. Tuy nhiên, rừng của huyện Bác Ái chủ yếu là rừng phịng hộ và rừng đặc dụng (chiếm 85,25% diện tích đất lâm nghiệp), vì vậy trong tương lai cần có biện pháp bảo vệ, chăm sóc rừng hợp lý nhằm nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ vùng đầu nguồn sơng Sắt và sơng Cái.
* Khống sản
Theo báo cáo về tài nguyên khoáng sản tỉnh Ninh Thuận thì trên địa bàn huyện Bác Ái khơng có loại khống sản nào đáng kể. Hiện tại các loại tài nguyên khoáng sản đang và sẽ được khai thác chủ yếu là đất sét, đá và cát xây dựng.
Tiềm năng đá xây dựng trên địa bàn huyện khoảng 338,6 triệu m3, chiếm 11,97% tỉnh Ninh Thuận. Phân bố chủ yếu ở Phước Chính, Phước Trung, Phước Thành, Phước Đại...
Tiềm năng sét gạch ngói trên địa bàn huyện khoảng 3,2 triệu m3, chiếm 12,8% tỉnh Ninh Thuận.
Tiềm năng cát xây dựng trên địa bàn huyện khoảng 0,1 triệu m3, tập trung ở các con sông.
Tiềm năng vật liệu san lấp trên địa bàn huyện khoảng 24,2 triệu m3, chiếm 8,79% tỉnh Ninh Thuận.