2.2. Tiềm năng của văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái phục vụ phát
2.2.1. Giới thiệu chung về dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái
Người Raglai ở Việt Nam hiện có khoảng 130.000 người, cư trú ở các tỉnh phía nam vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (các tỉnh Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng). Trong đó, tỉnh Ninh Thuận là nơi có số lượng đơng nhất (chiếm trên 50% người Raglai của cả nước). Số dân người Raglai ở Ninh Thuận là 72.215 người (chiếm 10,39% dân số tỉnh Ninh Thuận) xếp vị trí thứ ba trong các dân tộc sinh sống ở Ninh Thuận (sau dân tộc Kinh và Chăm).
12.17 10.39
76.26 0.56 0.63
Kinh Chăm Raglai Hoa Khác
Hình 2.2. Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc tỉnh Ninh Thuận năm 2017 (%)
Bảng 2.4. Số lượng, cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc tỉnh Ninh Thuận, năm 2017
Dân tộc Đơn vị
Kinh Chăm Raglai Hoa Khác
Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) TP Phan Rang – Tháp Chàm 191.126 36,3 1.893 2,3 0 0 2.228 53,9 0 0 Huyện Bác Ái 3.848 0,7 286 0.3 25.762 85,72 22 0,5 135 3,9 Huyện Ninh Sơn 66.941 12,7 3.335 4,0 11.964 13,80 1.354 32,7 3.058 88,3 Huyện Ninh Hải 96.689 18,4 8.746 10,6 607 0,57 25 0,6 2 0,1 Huyện Ninh Phước 105.846 20,1 48.520 58,8 2.930 1,85 415 10,0 95 2,7 Huyện Thuận Bắc 14.387 2,8 3.691 4,5 27.242 59,83 47 1,1 158 4,5 Huyện Thuận Nam 47.448 9,0 16.061 19,5 3.635 5,40 50 1,2 16 0,5 Tổng 526.285 100 82.532 100 72.215 100 4.141 100 3.464 100
(Nguồn: Ban dân tộc tỉnh Ninh Thuận 2018) Người Raglai phân bố tập trung đông nhất ở hai huyện là Thuận Bắc và Bác Ái, đây cũng là hai huyện có tỉ lệ dân số là người Raglai cao nhất trong cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc, thấp nhất là ở thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Các huyện còn lại tỉ lệ người Raglai trong dân số chiếm tỉ trọng thấp.
Ở huyện Bác Ái, trong cơ cấu số theo thành phần dân tộc, người Raglai chiếm tỉ trong cao nhất, sau đó đến người Kinh, Hoa và các dân tộc khác (Cơ – ho, Chu – ru, Tày, Nùng, Chăm,…) (bảng 2.4).
Raglai là một trong năm tộc người thuộc ngữ hệ Malayo – Polinésien (Nam đảo) ở Việt Nam. Tên tộc người này được các tài liệu phiên âm và dùng các ký tự khác nhau như: Raglai, Radlai, Oranglai, Roglai, Rắclây .v.v. Vì là một thành phần dân tộc trong khối các dân tộc Malayo – Polinésien ở Việt Nam nên người Raglai có mối quan hệ gần gũi về ngơn ngữ, văn hóa với các dân tộc trong khối đó, như Chăm, Êđê, Churu... Địa bàn cư trú lại gần gũi, tiếp giáp, có chỗ đan xen nên giữa người Raglai và các dân tộc đó ln có quan hệ trên nhiều lĩnh vực sinh hoạt kinh tế, văn hóa – xã hội.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất nguồn gốc tộc người của các cư dân thuộc nhóm ngữ hệ Malayo – Polinésien ở Việt Nam (Chăm, Raglai, Churu, Êđê, Gia rai). Có hai luận thuyết đáng chú ý. Một luận thuyết cho rằng các tộc người này đều có nguồn gốc hải đảo Đông Nam Á (những giả thuyết này dùng những căn cứ như: hình thuyến trên kagor nhà mồ trong lễ bỏ mả, lễ ăn trâu và một số tư liệu chứng minh họ có nguồn gốc văn hóa biển).
Các nhà khoa học Nga cũng cho rằng các dân tộc Nam đảo di cư từ các đảo vùng biển nam Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Luận thuyết thứ hai cho rằng các dân tộc đều di cư theo đường bộ từ nam Trung Quốc, qua Việt Nam, Lào rồi từ đó di cư ra hải đảo. Gần đây, có ý kiến cho rằng, do trước đây các đảo Đơng Nam Á đều “dính” với đất liền, các dân tộc Đơng Nam Á đều ở đất liền. Qua quá trình tạo sơn, các hải đạo “tách” ra, trôi xa dần đất liền. Một bộ phận dân cư “trôi” theo, trở thành các dân cư hải đảo ngày nay (Phan Quốc Anh, 2007).
Địa bàn rừng núi – nơi người Raglai sinh sống chính là vùng kháng chiến (khu VI) của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ở địa bàn cực Nam Trung Bộ. Địa bàn cư trú của tộc người Raglai chủ yếu tập trung ở vùng rừng núi và thung lũng ở độ cao trên dưới 500m so với mặt nước biển. Điều kiện giao thông, đi lại vùng này rất khó khăn nên văn hóa truyền thống của người Raglai chưa được nghiên cứu nhiều. Người Raglai lại chưa có chữ viết nên tư liệu thành văn cổ hầu như khơng có. Những tài liệu nghiên cứu văn hóa Raglai của các nhà khoa học trong và ngồi nước rất ít, có thể nói là ít nhất trong 5 dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Malayo – Polinésien ở Việt Nam. (Phan Quốc Anh, 2012).
Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, cho đến nay họ vẫn duy trì tuy đã có sự thay đổi theo môi trường xã hội mới. Con gái cưới chồng về nhà mình với quan niệm “Chặt cây rừng về làm nhà, bắt người ta về làm người nhà mình”. Chàng rể, người chồng trở thành trụ cột trong gia đình nhà vợ nhưng quyền quyết định những công việc lớn lao vẫn thuộc về người vợ và ông cậu bên vợ. Con gái sinh ra mang họ mẹ và luôn giữ mối quan hệ huyết thống theo dòng họ mẹ suốt 7 đời. Quyền thừa kế tài sản chỉ thuộc về con gái, đặc biệt là người con gái út.
Người Raglai có một kho tàng văn chương truyền miệng vơ cùng phong phú, trong đó có những thần thoại, sự tích, truyện kể, những thiên akhàt jucar trường ca, sử thi phản ánh thời kỳ lịch sử xa xăm, thời sáng thế, buổi bình minh lịch sử tộc người. Có nền âm nhạc dân gian phong phú, độc đáo. Cổ nhất là đá kêu, những thanh đàn đá tiền sử được dựng thành dàn trên rẫy, thông qua một hệ thống truyền lực tự động bằng mây tre gỗ. Kế đến là chiêng cồng, mã la, được người xưa chế tác bằng thủ công. Đây là báu vật xếp hàng đầu trong báu vật truyền đời của tổ tiên dòng họ.
Dân ca của dân tộc Raglai phong phú về làn điệu, có các làn điệu chính cổ truyền, một số làn điệu đã được cách tân phát triển thành làn điệu mới. Các điệu hò, ru con, ru em, đồng dao, lời văn cầu cúng trong các nghi lễ… Các làn điệu dân ca nhằm chuyển tải tình cảm, giao lưu đối đáp trong lao động sản xuất sinh hoạt thường ngày, trong các lễ hội.
Tộc người Raglai là một trong những cư nông nghiệp bản địa ở cực Nam Trung Bộ. Đã từ lâu tộc người Raglai sinh tụ giữa bốn bề rừng núi cheo leo và hiểm trở, dọc dãy Trường Sơn Đông. Họ cho rằng các thế lực siêu nhiên có tác động rất lớn đến cuộc sống của họ, điều đó xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên còn hạn chế. Họ tin những gì hiện hữu trước mắt của mình đều có linh hồn và tin vào những vị thần. Họ tin rằng có thần Núi, thần Rừng, thần Nước, thần Đất, thần Nhà, thần Sấm, thần Sét,… Với họ, thần Núi và linh hồn người quá cố là hai vị thần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Họ quan niệm, ngọn núi cao nhất trong khu vực cư trú là nơi thần linh ngự trị và cũng là thế giới tổ tiên. Cây cột giữa nhà là cột thông linh giữa Yang với các thành viên trong nhà, là nơi trú ngự của các vị thần.
Những vị thần này tuy khơng có một chân dung cụ thể rõ nét nhưng theo quan niệm của con người thì khả năng trừng phạt hay giúp đỡ đối với họ rất lớn.
Dù cận cư và cả xen cư với người Chăm từ trước và người Kinh vài thế kỷ lại đây, người Raglai vẫn kiên trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. “Yang trên cao Yang dưới thấp” là cách nói thể hiện thế giới thần linh siêu hình, siêu nhân hiện diện khắp nơi. Cùng với tín ngưỡng đa thần là ý niệm về sự tái sinh - hóa kiếp, đầu thai liên quan đến mọi hoạt động trong cuộc sống của mỗi con người.
Đời sống tâm linh của người Raglai được phản ánh rõ nét trong nghi lễ nông nghiệp và nghi lễ vòng đời người. Điều đó tác động chi phối phong tục tập quán, những điều kiêng cữ, cấm kị nhất là trong luật tục và chi phối đến mọi hoạt động của con người. Đời sống tâm linh trên cơ sở tín ngưỡng đa thần đã giúp tộc người Raglai dù cùng nguồn gốc và suốt bao thế kỷ cận cư, xen cư với người Chăm, người Kinh vẫn không ảnh hưởng bởi tôn giáo ngoại lai.