3.3. Một số giải pháp chủ yếu
3.3.1. Về tổ chức và quản lý
Tiếp tục triển khai thực hiện quyết định 244/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; quyết định quyết định 2294/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bác Ái đến năm 2020. Đây là
những cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành chức năng ở huyện Bác Ái có kế hoạch bảo tồn, tơn tạo, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của văn hóa Raglai cho phát triển du lịch. Tổng kết đánh giá, kiến nghị cấp thẩm quyền giải quyết, điều chỉnh những tồn tại, hạn chế, vướng mắc khi triển khai thực hiện các văn bản của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, UBND huyện Bác Ái về phát triển du lịch ở huyện Bác Ái.
Tăng cường công tác điều tra, khảo sát, lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa Raglai trên địa bàn huyện Bác Ái đủ điều kiện để đề nghị cấp thẩm quyền cơng nhận xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Khi các di sản văn hóa được xếp hạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên, cảnh quan môi trường, quỹ đất, thu hút đầu tư, bảo đảm phát triển du lịch bền vững trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bác Ái.
Cần có sự phối hợp chặc chẽ trong phát triển du lịch giữa phòng VHTT huyện Bác Ái với Sở VH-TT-DL tỉnh Ninh Thuận và các ban ngành có liên quan khác để tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức, quản lý hoạt động du lịch ở huyện Bác Ái.
Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác giá trị văn hóa Raglai theo định kỳ ở các điểm du lịch có khai thác các giá trị văn hóa Raglai trên địa bàn huyện Bác Ái để có kế hoạch điều chỉnh, quy hoạch phát triển du lịch, đầu tư hợp lý vào các điểm du lịch.