Về đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 123)

3.3. Một số giải pháp chủ yếu

3.3.6. Về đào tạo nhân lực

Phối hợp với các ngành có liên quan, tranh thủ và huy động các nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch hằng năm. Việc tuyển dụng mới nhất thiết phải có bằng cấp, qua trường lớp về du lịch, có phẩm chất đạo đức tốt.

Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ làm công tác phát triển du lịch của huyện Bác Ái bằng nhiều hình thức như liên kết các trường cao đẳng, đại học, học viện trong cả nước có đào tạo nghiệp vụ du lịch để cử cán bộ đi học, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động phục vụ du lịch tại các điểm du lịch, trong đó chú trọng đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động là người Raglai.

Tăng cường nhận thức và đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch, nghiên cứu áp dụng mơ hình quản lý hiện đại. Ðổi mới cơng tác tuyển chọn lao động. Có chính sách ưu đãi thu hút các nhà quản lý giỏi, lao động nghề có trình độ cao.

Nắm bắt được xu thế chung về đào tạo nhân lực cho du lịch của thế giới vẫn là nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch quốc tế với chất lượng cao. Đồng thời có chiến lược lâu dài để khai thác tiềm năng khách nội địa vì khách nội địa khá ổn định.

Cần có những chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa từ cơng đồng dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái. Các ngành chức năng ở huyện Bác Ái cần tạo điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh ninh thuận (trường hợp dân tộc raglai ở huyện bác ái)​ (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)