Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 29 - 32)

1.2. Năng lực và năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong

1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm

Trong chương trình Giáo dục phổ thơng mới, cũng như trong Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học thì năng lực giải quyết vấn đề đều được đề cập đến. Tuy nhiên, đối với năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm thì chưa được quan tâm.

Hiện nay, giải quyết vấn đề theo nhóm là một kỹ năng cần thiết và quan trọng được sử dụng trong giáo dục và trong công việc. Mặc dù vậy, đến năm 2015 PISA mới bổ sung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm.

PISA đưa ra định nghĩa về năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm “là năng lực của một cá nhân khi tham gia hiệu quả vào một quá trình giải quyết vấn đề cùng với hai thành viên trở lên bằng cách chia sẻ hiểu biết và những nỗ lực cần thiết để tìm ra giải pháp, đồng thời đóng góp vốn kiến thức, năng lực và nỗ lực của mình để hiện thực hố giải pháp đó” (dẫn theo Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Diễm Phúc, Nguyễn Thị Thu Hà, 2016). Trong đó, học sinh phải hợp tác với người khác để cùng giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, PISA cũng đã đưa ra năm lưu ý về việc hợp tác giải quyết vấn đề. Thứ nhất, xác định được vấn đề cần giải quyết. Thứ hai, người học nhận biết nội dung chính của vấn đề. Thứ ba, người học xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề. Thứ tư, thực hiện kế hoạch. Và thứ năm, đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề (Friedrich Hesse, Esther Care, Juergen Buder, Kai Sassenberg, và Patrick Griffin, 2015).

Còn đối với F. Hesse, Esther Care, Juergen Buder, Kai Sassenberg, và Patrick Griffin (2015) thì cho rằng “kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề dựa trên sự phân biệt giữa hai loại kỹ năng lớn: kỹ năng xã hội và kỹ năng nhận thức” (F. Hesse, Esther Care, Juergen Buder, Kai Sassenberg, và Patrick Griffin, 2015). Họ cho rằng các kỹ năng xã hội tạo nên phần “hợp tác” của “hợp tác giải quyết vấn đề”. Chúng khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc hợp tác giải quyết vấn đề mà còn là một điểm đặc trưng của nhiều nhiệm vụ cộng tác khác. Kỹ năng nhận thức tạo nên phần “giải quyết vấn đề” của “hợp tác giải quyết vấn đề”. Những kỹ năng này tập trung vào tư duy đặc trưng của giải quyết vấn đề và có nhiều điểm chung với các phương pháp giải quyết vấn đề cá nhân truyền thống. Để làm rõ sự khác biệt này, có thể nói rằng kỹ năng xã hội kiểm sốt những người tham gia giải quyết vấn đề, trong khi các kỹ năng nhận thức kiểm soát nhiệm vụ đang diễn ra ((F. Hesse, Esther Care, Juergen Buder, Kai Sassenberg, và Patrick Griffin, 2015).

Cùng quan điểm trên, Jiangang Hao, Lei Liu, Alina Avon Davier, Patrick Kyllonen, và Christopher Kitchen (2017) cho rằng “cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm rất phức tạp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại cơng việc, kỹ năng và tính cách của các thành viên trong nhóm,... Hơn nữa, năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm bao gồm cả khía cạnh nhận thức và khía cạnh xã hội, và các kết quả từ việc hợp tác giải quyết một nhiệm vụ nói chung là kết quả của sự tương tác của cả hai khía cạnh” (Jiangang Hao, Lei Liu, Alina Avon Davier, Patrick Kyllonen, và Christopher Kitchen, 2017).

Theo tác giả Griffin và E. Care (2015), sự khác biệt giữa làm việc độc lập và làm việc nhóm (hợp tác làm việc) nằm ở sự tương tác, trao đổi ý kiến, nhận diện chung về vấn đề, thống nhất thảo luận và sự năng động/linh hoạt của các cá nhân. Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề được hình thành dựa trên việc trao đổi thông tin, kiến thức chun mơn và kinh nghiệm được tích luỹ qua các nguồn tài liệu và các chiến lược thực hiện để hình thành nên mục tiêu chung cần giải quyết.

Ngoài ra, sự khác biệt giữa giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề là mỗi bước trong q trình hợp tác có thể quan sát trực tiếp được. Những người tham gia cần trao đổi và chia sẻ nhận định của họ về các nội dung của vấn đề, đưa ra cách giải thích của họ về sự liên kết giữa các bộ phận, các mối quan hệ giữa hành động và hiệu quả, và các nhận định chung ban đầu để đưa ra giải pháp. Quá trình đưa ra một giải pháp chung có thể phối hợp sử dụng các tín hiệu ngơn ngữ và phi ngơn ngữ.

Còn Arthur C. Graesser và các cộng sự (2017) cho rằng giải quyết vấn đề theo nhóm khác với giải quyết vấn đề cá nhân theo cách có thể có cả kết quả tích cực và tiêu cực. Giải quyết vấn đề theo nhóm được cho là có lợi thế hơn giải quyết vấn đề cá nhân vì (1) có sự phân cơng lao động hiệu quả hơn, (2) các giải pháp được kết hợp từ nhiều nguồn thông tin về kiến thức, quan điểm và kinh nghiệm, và (3) chất lượng của các giải pháp được khơi dậy bởi nhiều ý tưởng của các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, cũng có những điểm tiêu cực tiềm tàng trong giải quyết vấn đề theo nhóm như (1) các thành viên trong nhóm lãng phí thời gian với những cuộc thảo luận khơng liên quan, (2) có sự phân tán trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ, và (3) sự bất đồng xuất hiện giữa các thành viên trong nhóm ảnh hưởng đến sự tiến triển trong việc giải quyết vấn đề (Arthur C. Graesser, et.al, 2017).

Như vậy, để giải quyết được vấn đề, trước hết các cá nhân phải nhận thức được mâu thuẫn giữa tình huống thực tế và hiểu biết của bản thân, biến mâu

thuẫn đó thành vấn đề cần giải quyết dựa trên khả năng của bản thân trong việc tìm tịi, khám phá, tổng hợp và xử lí thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, các thành viên trong nhóm phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong nhóm và có trách nhiệm hồn thành nhiệm vụ của mình để khơng ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề của nhóm. Đồng thời trong q trình giải quyết vấn đề, mỗi nhóm cần có nhóm trưởng để dẫn dắt cuộc thảo luận của nhóm đi đúng trọng tâm, tránh sa đà vào những vấn đề không liên quan.

Tóm lại, tất cả các định nghĩa về năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho rằng: một nhóm bao gồm hai hoặc nhiều cá nhân có cùng nhiệm vụ giải quyết một vấn đề mà khơng thể hồn thành thành cơng hoặc hiệu quả chỉ bởi một cá nhân.

Và, Samuel Greiff (2012) đã rút ra được những đặc điểm chung từ một số định nghĩa hiện có về năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là:

(a) sự tồn tại của một nhóm người học gồm ít nhất hai người trở lên (b) có một vấn đề cần giải quyết và một mục tiêu chung

(c) để giải quyết vấn đề theo nhóm người học khơng chỉ cần có năng lực nhận thức mà cịn cần đến cả năng lực xã hội, năng lực giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)