Tác giả luận văn đã trưng cầu ý kiến của chuyên viên phòng giáo dục, cán bộ quản lí và giáo viên lớp 4 của các trường tiểu học quận Tân Phú sự nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề ra, kết quả đánh giá thu được như sau:
Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp của chuyên viên và cán bộ quản lý (N=8)
Stt
Giải pháp hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn Toán của học sinh lớp
4 Tính cấp thiết Tính khả thi Rất tán thành Tán thành Phân vân Rất tán thành Tán thành Phân vân 1
Giúp giáo viên biết và hiểu mục đích đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh lớp 4 trong dạy học toán
62.5 37.5 0.0 75.0 25.0 0.0
2
Hướng dẫn giáo viên xác định những tiêu chí thể hiện năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh lớp 4 trong dạy học toán
50.0 50.0 0.0 37.5 62.5 0.0
3
Tạo tình huống để học sinh lớp 4 thể hiện năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy học toán
Stt
Giải pháp hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn Toán của học sinh lớp
4 Tính cấp thiết Tính khả thi Rất tán thành Tán thành Phân vân Rất tán thành Tán thành Phân vân 4
Kĩ thuật thu thập thông tin đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh lớp 4 trong dạy học toán
87.5 12.5 0.0 62.5 37.5 0.0 5 Các hình thức lưu trữ minh chứng đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán lớp 4
75.0 25.0 0.0 87.5 12.5 0.0
6
Sử dụng kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong dạy học Toán tiểu học
87.5 12.5 0.0 75.0 25.0 0.0
7 Quản lý công tác đánh
Bảng 3.7. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp của giáo viên (N=40)
Stt
Giải pháp hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn Toán của học sinh lớp
4 Tính cấp thiết Tính khả thi Rất tán thành Tán thành Phân vân Rất tán thành Tán thành Phân vân 1
Giúp giáo viên biết và hiểu mục đích đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh lớp 4 trong dạy học toán
37.5 62.5 0.0 55.0 45.0 0.0
2
Hướng dẫn giáo viên xác định những tiêu chí thể hiện năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh lớp 4 trong dạy học toán
35.0 65.0 0.0 27.5 72.5 0.0
3
Tạo tình huống để học sinh lớp 4 thể hiện năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy học toán
Stt
Giải pháp hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn Toán của học sinh lớp
4 Tính cấp thiết Tính khả thi Rất tán thành Tán thành Phân vân Rất tán thành Tán thành Phân vân 4
Kĩ thuật thu thập thông tin đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh lớp 4 trong dạy học toán
25.0 75.0 0.0 25.0 75.0 0.0 5 Các hình thức lưu trữ minh chứng đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán lớp 4
50.0 50.0 0.0 50.0 50.0 0.0
6
Sử dụng kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong dạy học Toán tiểu học
60.0 40.0 0.0 60.0 40.0 0.0
7 Quản lý công tác đánh
giá của giáo viên 35.0 65.0 0.0 27.5 72.5 0.0 Từ bảng 3.6 có thể nhận thấy hầu hết chuyên viên và cán bộ quản lí đều cho rằng các biện pháp trên đều có tính cấp thiết và khả thi (100%), đặc biệt biện pháp về thu thập thông tin, lưu trữ minh chứng, sử dụng kết quả đánh giá và quản lí công tác đánh giá năng lực học sinh rất được tán thành. Điều này cho
thấy việc thu thập và lưu trữ thông tin, cũng như sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc dạy học rất được quan tâm.
Còn đối với ý kiến của giáo viên trong bảng 3.7 thì các biện pháp tạo tình huống để học sinh thể hiện năng lực vẫn còn một số giáo viên phân vân về tính khả thi (2,5%). Bởi vì, trong thực tế không phải giáo viên nào cũng có năng lực xây dựng được các tình huống toán học tốt để giúp học sinh thể hiện được kỹ năng học tập.
Đối với khảo sát tính khả thi, các biện pháp còn lại được tán thành khá cao cho thấy nhận thức của chuyên viên, cán bộ quản lí và giáo viên trong việc đánh giá năng lực học sinh nếu thực hiện được các biện pháp này sẽ giúp cho công tác đánh giá chất lượng học sinh đúng thực chất, đảm bảo được chất lượng nhà trường và theo đúng xu hướng dạy học tích cực, dạy học hướng đến năng lực của người học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ những cơ sở lí luận ở chương 1, những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của HS quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2, đề tài đã đề xuất các biện pháp hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong môn Toán lớp 4 đạt hiệu quả tại các trường tiểu học quận Tân Phú là một nhiệm vụ trọng tâm của đề tài nghiên cứu. Các nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất dựa trên cơ sở lí luận và phân tích thực trạng là một hệ thống đồng bộ, liên quan tác động lẫn nhau trong một chỉnh thể; do vậy, khi thực hiện từng giải pháp phải phối hợp với nhau và thực hiện đồng bộ.
Mặc dù các giải pháp đưa ra đã được cân nhắc, có sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, mang tính khả thi cao nhưng trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu đánh giá ở mỗi giai đoạn cụ thể. Chương 3 cũng trình bày kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ở 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết; rất khả thi, khả thi và không khả thi. Mặc dù, còn một số ý kiến chưa đồng thuận nhưng các biện pháp đã đề xuất đều nhận được ý kiến ủng hộ của đa số những người được hỏi. Do đó, cho phép tác giả đưa ra kết luận rằng các biện pháp đã đề xuất cần thiết được triển khai trong thời gian tới nhằm hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực nói chung và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề nói riêng của học sinh tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá năng lực học sinh, nhất là năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là một yêu cầu trọng tâm trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Từ những nghiên cứu về hoạt động đánh giá năng lực học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 của đề tài luận văn, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:
1. Đề tài luận cứ cho vấn đề đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong môn Toán theo xu hướng đổi mới đánh giá hiện nay. Đây là một trong những vấn đề cần được nghiên cứu, hiểu rõ trong giai đoạn đổi mới toàn diện, căn bản nền giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh đồng thời phải đổi mới kiểm tra đánh giá thì mới đồng bộ, thể hiện được đúng quá trình dạy học .
2. Đề tài đã khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong môn Toán của học sinh lớp 4 tại các trường tiểu học quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích cho thấy cán bộ quản lí và giáo viên trong quận Tân Phú có nhận thức tốt về đánh giá năng lực học sinh. Tuy nhiên về thực hiện đánh giá năng lực học sinh trong thực tiễn của giáo viên còn chưa tốt. Nguyên nhân do việc tập huấn bồi dưỡng giáo viên về đánh giá năng lực học sinh chưa được quan tâm đúng mức ở các cấp, và việc tập huấn chưa đi vào chiều sâu nên giáo viên chưa hiểu hết mục đích và ý nghĩa của việc đánh giá năng lực học sinh. Do đó, công tác đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong môn Toán của học sinh lớp 4 chưa đạt hiệu quả cao.
3. Đề tài đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn Toán của học sinh lớp 4 nhằm đảm bảo việc đánh giá học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường, của ngành. Giúp giáo viên hiểu rõ việc đánh giá vì chính học sinh, không phân biệt so sánh học sinh này với học sinh khác; giúp giáo viên không sa đà vào việc
dành quá nhiều thời gian làm hồ sơ sổ sách mà không quan tâm chú ý đến đánh giá thường xuyên quá trình rèn luyện của học sinh.
Những biện pháp này đã được khảo sát tính cần thiết và tính khả thi, chúng tác động vào nhiều khâu, nhiều yếu tố khác nhau và tạo nên những chuyển biến tích cực trong hoạt động đánh giá năng lực học sinh. Do đó, có thể áp dụng các biện pháp mà đề tài đã đề xuất để nâng cao chất lượng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn Toán của học sinh lớp 4.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá năng lực học sinh tại quận Tân Phú, cần tiến hành đồng bộ, nghiêm túc, triệt để, khoa học các giải pháp này.
KIẾN NGHỊ
Cơ quan quản lí cấp Bộ cần tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng của hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến, đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về đánh giá, quản lí chất lượng giáo dục chặt chẽ, nhất quán trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá, một lĩnh vực quan trọng của ngành giáo dục hiện nay. Đặc biệt cần bổ sung văn bản hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh, nhất là đánh giá về năng lực học sinh theo Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 để công tác đánh giá năng lực học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ nhất: Cách đánh giá năng lực còn nặng về định tính, chưa ghi nhận được hết sự phấn đấu của học sinh (cách đánh giá chỉ có 3 mức: Tốt, Đạt và Cần bổ sung).
Thứ hai: Các tiêu chí để đánh giá năng lực học sinh còn chung chung, giáo viên khó hình dung để đưa ra nhận xét và đánh giá.
Thứ ba: Việc xét khen thưởng học sinh nổi trội về mặt năng lực không có tiêu chí cụ thể, rõ ràng nên giáo viên gặp khó khăn trong việc bình chọn và xét khen thưởng.
Việc tập huấn, bồi dưỡng về đánh giá học sinh, nhất là đánh giá về năng lực cần có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đánh giá giáo dục trong nhà trường tiểu học hiện nay.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Ban lãnh đạo cấp tiểu học nên xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng đánh giá năng lực của học sinh; đồng thời tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng “Tổ tư vấn đánh giá chất lượng học sinh”; thường xuyên kiểm tra công tác đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì tại các trường tiểu học; phổ biến, nhân rộng các cách làm hay, sáng tạo trong công tác đánh giá học sinh.
Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo nên tham mưu với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển trường lớp nhằm giảm áp lực sĩ số học sinh, tăng số lượng học sinh được học 2 buổi/ngày, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đảm bảo thuận lợi cho việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, đổi mới đánh giá chất lượng học sinh.
3. Đối với các cơ sở giáo dục
Các trường nên tăng cường giáo dục đội ngũ, nâng cao nhận thức đối với việc đánh giá học sinh theo xu hướng mới; tăng cường phổ biến, phối hợp với cha mẹ học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau để công tác đánh giá học sinh được khách quan, công bằng.
Cán bộ quản lí tiếp tục chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, coi trọng sự sáng tạo và tính trung thực của giáo viên trong giảng dạy và trong đánh giá năng lực học sinh; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng đánh giá học sinh.
Trong các hội thi, nhà trường nên lồng ghép nội dung thi kiến thức, thi giảng thực tế có vận dụng đánh giá học sinh theo hướng đổi mới.
4. Đối với giáo viên
Giáo viên tiểu học nói chung, giáo viên lớp 4 nói riêng nên tích cực học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực giảng dạy để tiếp cận với chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới sắp ban hành cũng như cách đánh giá mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Ngoài ra, giáo viên cũng nên thường xuyên vận dụng các phương pháp dạy học mới, tích cực vào trong giờ dạy, thường xuyên thay đổi hình thức trong các tiết dạy tạo mọi điều kiện cho học sinh được chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập, từ đó rèn luyện năng lực tự học, tự đánh giá cho học sinh.
Giáo viên nên thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện hồ sơ đánh giá học sinh, đảm bảo theo dõi sát việc học tập, rèn luyện của học sinh trong nhà trường; tăng cường sự phối hợp với cha mẹ học sinh để đánh giá đúng năng lực của học sinh trong từng giai đoạn và cuối kì, cuối năm học./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. A. Von Davier and P. F. Halpin. (2013). Collaborative problem solving and
the assessment of cognitive skills: Psychometric considerations, ETS
Research Report Series, 2013(2):i–36.
A.N. Cônmôgôrôp. Về nghề nghiệp của các nhà toán học.
Arthur C. Graesser, Zhiqiang Cai, Xiangen Hu, Peter W. Foltz, Samuel Greiff, Bor-Chen Kuo, Chen- Huei Liao, and David Williamson Shaffer. (2017).
Assessment of Collaborative Problem Solving (chapter 24), The National
Science Foundation (NSF) (DRK–12-0918409, DRK–12 1418288), the Institute of Education Sciences (IES) (R305C120001), the US Army Research Laboratory (W911INF-12-2-0030), and the Office of Naval Research (N00014-12-C-0643; N00014-16-C-3027).
Ban phát triển các chương trình môn học. (2018). Chương trình các môn học
mới sẽ thay đổi thế nào. Vnexpress.net (https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-
duc/chuong-trinh-cac-mon-hoc-moi-se-thay-doi-the-nao-3698294- p3.html)
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2000). Điều lệ trường tiểu học. Nxb GD, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2002). Chương trình giáo dục phổ thông Ban hành
kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 21 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về Ban
hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường Tiểu học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020. Nxb Giáo dục.