1.4. Đánh giá và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh
1.4.3. Các phương pháp đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của
của học sinh trong mơn Tốn
Việc đánh giá năng lực người học thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của người học là cần thiết. Vì vậy, cần thực hiện một tiến trình gồm các bước cơ bản như: Xác định rõ mục đích đánh giá; Xác định bằng chứng cần thiết; Lựa chọn các phương pháp, cơng cụ đánh giá thích hợp; Thu thập bằng chứng; Giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Bên cạnh việc thiết kế, tổ chức các tình huống có vấn đề, để thơng qua việc xử lí, giải quyết các tình huống có vấn đề đó mà người học bộc lộ, thể hiện năng lực của mình, giáo viên cần lưu ý lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp.
Dựa trên thực tế dạy học hiện nay, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu một số phương pháp đánh giá cơ bản thường được đề cập cụ thể như sau:
1.4.3.1. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp là một phương pháp đánh giá sử dụng các câu hỏi trực tiếp (hỏi- đáp) để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc điểm, khả năng, thái độ, nhận thức... của người trả lời. Phương pháp này cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi trực tiếp, nhanh chóng và có độ chính xác tương đối cao; đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và khả năng phản ứng, lập luận diễn giải bằng lời tức thời cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau với những tình huống đa dạng để đánh giá học sinh. Tuy nhiên, phương pháp vấn đáp cũng có những hạn chế nhất định như:
- Thông tin trả lời mang nặng suy nghĩ chủ quan của người trả lời. - Dễ bị sai lệch bản chất.
- Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và thái độ của người hỏi và tâm thế của người trả lời. Không hỏi được nhiều người trong một lúc.
- Khó lưu giữ thơng tin trả lời. Chỉ hỏi được từng khía cạnh của vấn đề. - Tốn thời gian nếu số lượng học sinh đông.
Do đó, khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chú ý đưa ra những câu hỏi phải mang tính chính xác, rõ ràng, sát với trình độ của người học, diễn đạt câu đúng ngữ pháp, ngắn gọn, câu hỏi phải có tác dụng kích thích tích cực, độc lập tư duy và nên có từ hai người trở lên tham gia để đảm bảo tính khách quan.
1.4.3.2. Phương pháp quan sát
Quan sát là một phương pháp đánh giá sử dụng tri giác (trực tiếp hoặc gián tiếp) để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc điểm, tính chất, trạng thái của các đối tượng cần đánh giá. Phương pháp này thường sử dụng để quan sát kỹ năng, sản phẩm, thái độ. Đây là phương pháp được giáo viên sử dụng thường xuyên trong dạy học để đánh giá năng lực của học sinh, nhất là năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm vì năng lực này chỉ được bộc lộ trong khi học sinh tham gia giải quyết vấn đề trong nhóm. Trong q trình quan sát, giáo viên có thể nhận biết những hành vi, hoạt động, trạng thái,… cụ thể của đối tượng cần đánh giá và thu được thông tin một cách trực tiếp, trung thực và nhanh chóng. Ngồi ra, giáo viên có thể tìm hiểu được nhiều khía cạnh của đối tượng quan sát. Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp quan sát cũng tồn tại một số hạn chế như thông tin phản hồi mang nặng tính chất định tính, bề ngồi, hình thức, khó thấy bản chất; chịu ảnh hưởng của mơi trường, ngoại cảnh và thái độ của người quan sát; khó quan sát khi đối tượng đơng và có nhiều hoạt động phức tạp; tốn thời gian khi cần đánh giá quá trình.
Vì vậy, để tiến hành quan sát, giáo viên trước hết cần xác định được mục tiêu và hệ thống hành vi liên quan đến mục tiêu cũng như các mức độ của hành vi.
- Cần có kế hoạch trước cho việc quan sát, phải chuẩn bị một danh mục các hành vi cần quan sát, và phải dựa trên các mục tiêu sẽ đánh giá.
- Khi quan sát chỉ nên tập trung vào một hoặc hai đặc điểm để cho các số liệu tin cậy hơn, bởi vì người quan sát khó tập trung vào nhiều đặc điểm cùng một lúc.
- Số lượng đối tượng quan sát phải nhiều và thời gian quan sát diễn ra liên tục thì độ tin cậy của quan sát sẽ lớn hơn.
- Quan sát và hoạt động giảng dạy diễn ra song song với nhau, tức là khi giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy thì đồng thời cũng xây dựng mục tiêu cần quan sát học sinh trong mỗi hoạt động.
- Giáo viên nên ghi lại một cách cẩn thận và tóm tắt ngay sau khi kết thúc quan sát, tuy nhiên không nên đồng thời đưa ra những giải thích kết luận ngay, điều này sẽ gây trở ngại đến tính khách quan trong q trình thu thập thơng tin quan sát.
1.4.3.3. Phương pháp đánh giá tự luận
Phương pháp đánh giá tự luận là phương pháp sử dụng hình thức bài làm của học sinh để thu thập thông tin phản hồi nhằm đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, chúng đòi hỏi sử dụng nhận xét, phán xét và diễn giải của giáo viên khi đánh giá bài làm của học sinh.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên sẽ gặp một số khó khăn như khơng có khả năng đo lường tri thức về sự kiện hoặc kỹ năng hành động của học sinh một cách hữu hiệu; các câu trả lời thường dài, tốn thời gian trình bày, diễn đạt do phải viết ra giấy; việc nhận xét, đánh giá thường mất nhiều thời gian. Do đó, khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần tuân thủ một số yêu cầu sau:
- Cần xác định được thời gian cần thiết để học sinh hoàn thành bài làm. - Cần xác định thang điểm một cách chuẩn xác và chi tiết, trong đó đưa ra những phương án có thể chấp nhận được.
- Cần phải có một bảng hướng dẫn nêu rõ những yếu tố, những ý tưởng, những lập luận, và một số vấn đề khác tạo nên một bài làm chấp nhận được.
Mặt khác, cần có dự kiến đưa ra một số vấn đề có thể xuất hiện trong bài làm, để có cách xử lí và đánh giá.
1.4.3.4. Phương pháp tự đánh giá
Phương pháp tự đánh giá là phương pháp hiện nay được rất nhiều giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học. Việc học sinh tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn cùng nhóm, cùng lớp sẽ giúp các em nhận ra những điểm mạnh và hạn chế của bản thân để từ đó tìm cách khắc phục dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Trong dạy học Toán, giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá khơng chỉ về kiến thức mà cịn về năng lực và phẩm chất, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm.
Đối với phương pháp này, giáo viên cần lưu ý khi thực hiện:
- Hướng dẫn cho học sinh cách tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong học tập.
- Cung cấp cho học sinh bộ tiêu chí trước khi thực hiện tự đánh giá. - Quan sát, theo dõi hoạt động của học sinh trong q trình học để có thể tư vấn cho học sinh khi thực hiện tự đánh giá.
Những phương pháp đánh giá này cũng được chúng tơi đưa vào thực hiện trong q trình tiến hành nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong mơn Tốn của học sinh lớp 4.