Mục đích, mục tiêu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 55 - 58)

2.1. Cơ sở pháp lý

2.1.3. Mục đích, mục tiêu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm

của học sinh trong dạy học Toán tiểu học

Cùng với chức năng cơ bản của đánh giá là: Quản lí - Kiểm sốt và điều chỉnh hoạt động dạy và học - Giáo dục và phát triển người học (Hoàng Thị Tuyết, Vũ Thị Phương Anh, 2008), đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong dạy học tốn tiểu học nhằm mục đích giúp giáo viên nhận biết và giúp học sinh tự nhận biết mức độ năng lực huy động kiến thức, kỹ năng trong chương trình mơn Tốn tiểu học; thực hiện các thao tác tư duy; giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong học tập mơn Tốn và biết hợp tác với nhau để đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho một vấn đề. Từ đó, giáo viên có biện pháp bồi dưỡng, phát triển năng lực cho học sinh và giúp học sinh biết điều chỉnh, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm. Đồng thời có sự phản ánh để gia đình, nhà trường, xã hội tạo điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm cho học sinh.

Trong cuốn sách Kiểm tra đánh giá trong lớp học: Một hướng tiếp cận

chính xác (1996), tác giả P.W. Airasian đã đưa ra các mục đích cơ bản đánh giá

năng lực của học sinh:

Chẩn đoán và phân loại học sinh: Thu thập thơng tin chẩn đốn những điểm mạnh, những hạn chế, những tồn tại về năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh, để giáo viên giúp học sinh phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại; chẩn đốn những trở ngại, khó khăn, sai lầm học sinh gặp phải khi giải quyết vấn đề theo nhóm, từ đó có kế hoạch giúp các em vượt qua. Căn cứ vào kết quả đã chẩn đoán năng lực của các học sinh trong lớp, giáo viên sắp xếp học sinh vào các nhóm học tập hợp tác theo năng lực, để tổ chức hoạt động nhóm, đồng thời tạo điều kiện để học sinh đánh giá năng lực lẫn nhau.

Xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch dạy học hiệu quả: Quan sát q trình giải quyết vấn đề theo nhóm và nghiên cứu sản phẩm giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh, giúp giáo viên xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp nhằm bồi dưỡng, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Cùng với các quyết định lên kế hoạch, giáo viên phải thường xuyên đưa ra những đánh giá và quyết định trong suốt quá trình dạy học. Điều này giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh những hoạt động dạy học chưa phù hợp trong việc rèn và phát triển năng lực cho học sinh, nhất là năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm. Tuy nhiên, việc này cũng địi hỏi giáo viên có một sự quan sát và năng lực phán đốn tốt để nhận biết nhiệm vụ đặt ra cho nhóm có phù hợp và huy động mọi khả năng của học sinh chưa.

Đưa ra ý kiến phản hồi và khuyến khích, động viên: Trong q trình đánh giá, giáo viên sẽ đưa ra những ý kiến phản hồi và khuyến khích, động viên học sinh. Những lời nhận xét chính xác, cụ thể, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của học sinh sẽ là cơ sở để học sinh tiếp tục phát huy và tìm cách khắc phục những hạn chế của bản thân một cách hiệu quả nhất. Để đưa ra được các ý kiến

phản hồi phù hợp, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra – đánh giá việc học và hành vi của học sinh.

Đánh giá, xét hồn thành chương trình lớp học và khen thưởng học sinh: Hiện nay đánh giá cuối năm học của học sinh được thực hiện theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định đánh giá HS tiểu học và Thông tư 22/2016/ TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá HS tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Thông tư 30/2014 và Thơng tư 22/2016, học sinh được xét hồn thành chương trình lớp học phải hội đủ các điều kiện sau:

- Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành;

- Đánh giá định kì về từng năng lực và phẩm chất cuối năm học: Tốt hoặc Đạt;

- Bài kiểm tra định kì cuối năm học của các mơn học đạt điểm 5 trở lên; Và khi xét khen thưởng học sinh thì phải đạt u cầu “hồn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các mơn học đạt Hồn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các mơn học đạt 9 điểm trở lên”. Như vậy việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cũng như những năng lực khác ảnh hưởng đến đánh giá kết quả học tập cuối năm của học sinh theo văn bản quy định. Và năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực cần đạt trong mơn Tốn. Do vậy, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm tham gia trực tiếp vào đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình mơn Tốn Tiểu học.

Theo dõi sự tiến bộ trong học tập của học sinh: giáo viên tiến hành đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong suốt một giai đoạn học tập. Kết quả theo dõi được ghi nhận vào sổ theo dõi chất lượng học sinh hoặc sổ chủ

nhiệm; là một kênh thông tin quan trọng giúp giáo viên xác nhận sự tiến bộ, ít tiến bộ hoặc không tiến bộ trong học tập của học sinh. Từ đó có biện pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập.

Hiện nay, việc hướng dẫn giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cũng như năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm chưa có một tài liệu pháp quy nào đề cập đến, ngoại trừ Thơng tư 30/2014 và Thơng tư 22/2016 có đưa ra một số biểu hiện để giáo viên nhận biết khi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề “vận

dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết”. Tuy nhiên, những biểu hiện này quá chung chung, chưa

giúp giáo viên đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề một cách chính xác và hiệu quả.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng mơn Tốn tiểu học chiếm một vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục hiện nay. Cùng với xu thế phát triển của thế giới thì mục tiêu của mơn Tốn cũng thay đổi để phù hợp với yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học mà xã hội đặt ra. Bên cạnh đó, việc đánh giá học sinh cũng thay đổi với mục đích đánh giá sự tiến bộ của người học, nhằm phát triển năng lực cho người học.

Tóm lại, hiện nay việc đánh giá năng lực học sinh, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề, được đề cập đến trong mục tiêu của mơn Tốn cũng như trong trong các văn bản quy định về đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, nội dung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề chỉ mới dừng lại ở việc đề cập những năng lực cần phát triển và đánh giá đối với học sinh tiểu học. Việc hướng dẫn hoặc đưa ra những tiêu chí làm cơ sở để cho giáo viên đánh giá năng lực học sinh thì chưa được đề cập đến trong các văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)