1.3. Học tập hợp tác và đặc trưng của hợp tác trong học Toán tiểu học
1.3.2. Những đặc trưng của học tập hợp tác
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thành tựu lớn lao thu được liên quan đến sự nỗ lực chung của cả tập thể chứ không phải là kết quả của một cá nhân tạo lập. Cùng với những người khác, người học có thể làm nhiều hơn và thu được nhiều hơn mức họ làm một mình. Theo Vygotsky: "Điều người học có thể làm qua hợp tác hơm nay thì họ có thể làm một mình ngày mai" và học
tập cùng nhau có thể phát triển được kỹ năng nhận thức và xã hội. Do đó, học tập hợp tác có những điểm đặc trưng sau:
Làm việc tập thể - hướng đến một mục đích nhất định
Tất cả các mơ hình của học tập hợp tác đều dưới dạng tổ chức nhóm hoặc tổ chức lớp học. Học tập hợp tác đòi hỏi sự cộng tác giữa các thành viên, khác với kiểu học cá nhân (tự học hoặc một thầy một trò). Mỗi một thành viên trong nhóm sẽ đóng góp hiểu biết, năng lực bản thân để cùng giải quyết một vấn đề đặt ra nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng. Vì có cùng mục tiêu hướng đến nên các thành viên trong nhóm sẽ nỗ lực hết mình để đạt được. Điều này giúp cho việc giải quyết vấn đề sẽ được hoàn thành nhanh và đạt được kết quả cao nhất. Học sinh sẽ tương tác trực tiếp với nhau, chia sẻ, trao đổi những ý kiến, ý tưởng cá nhân nhằm tạo ra sản phẩm chung cuối cùng của nhóm. Việc hợp tác trong học tập sẽ rèn cho học sinh các kỹ năng tranh luận, bày tỏ ý kiến, lắng nghe và giao tiếp. Học tập hợp tác sẽ tạo ra một môi trường học tập thân thiện, thoải mái, mọi ý kiến đều được tôn trọng, lắng nghe và ghi nhận bởi các thành viên trong nhóm. Sau đó, từng ý kiến sẽ được xem xét và tổng hợp lại để thành ý kiến chung của nhóm. Từ đó, mọi học sinh đều sẽ được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
Ngoài ra, học tập hợp tác sẽ giúp học sinh tăng vốn sống, vốn hiểu biết, kiến thức học sinh có được sẽ sát với thực tế hơn do được đóng góp từ nhiều người, nhiều nguồn khác nhau trong nhóm. Trong q trình hợp tác để cùng giải quyết vấn đề, học sinh sẽ phải tích cực cùng tham gia nghiên cứu, tìm kiếm kiến thức để cùng giải quyết vấn đề. Do đó, sau mỗi hoạt động học tập hợp tác, ngoài các kỹ năng xã hội và kỹ năng nhận thức được phát triển thì hiểu biết của học sinh cũng phát triển đáng kể.
Thúc đẩy lòng tự trọng, nâng cao ý thức bản thân, biết tôn trọng sự khác biệt
Để học tập hợp tác thành công, điều kiện bắt buộc với mỗi thành viên là phải có ý thức trách nhiệm, tính tổ chức và sự tự giác cao. Bởi vì, khi học tập hợp tác là học sinh cùng tham gia vào một nhóm, cùng làm việc với các thành viên khác trong nhóm, và mỗi người sẽ đảm nhận một nhiệm vụ được phân công sẽ đạt kết quả cuối cùng mà mục tiêu đã đặt ra. Do đó, học sinh khơng thể ỷ lại vào người khác hoặc ngồi chờ người khác làm. Nếu mỗi thành viên trong nhóm khơng có ý thức trách nhiệm, tính tổ chức và sự tự giác cao thì việc học tập hợp tác sẽ khơng đạt hiệu quả cao.
Khả năng thích nghi, chấp nhận sự khác biệt khi làm việc trong một tập thể là điều cần thiết. Sự khác biệt của mỗi cá nhân trong tập thể sẽ giúp tập thể phát triển vì khi mỗi cá nhân muốn thể hiện mình trong tập thể bắt buộc họ phải tìm tịi, suy nghĩ những ý tưởng sáng tạo, tốt nhất và điều này sẽ kích thích khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể. Tuy nhiên, người đứng đầu trong tập thể phải biết điều chỉnh để nhiệm vụ của nhóm khơng đi lệch khỏi mục tiêu chung nhưng khơng kìm hãm sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể.
Mỗi thành viên đều phải phản hồi
Khi làm việc trong nhóm, việc đưa ra ý kiến cá nhân để đóng góp cho giải pháp chung của nhóm về một vấn đề được đặt ra là hết sức quan trọng. Nếu giải pháp của nhóm đưa ra chỉ là sản phẩm của một cá nhân thì đây khơng được gọi là giải quyết vấn đề theo nhóm. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải đưa ra phản hồi của bản thân về vấn đề cần giải quyết. Phản hồi có thể sai, có thể đúng. Tuy nhiên, điều này khơng quan trọng vì dựa trên những phản hồi của mỗi cá nhân mà nhóm sẽ lựa chọn và đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Do đó, việc mỗi thành viên cung cấp thơng tin dựa trên sự hiểu biết của bản thân sẽ giúp ích rất nhiều cho nhóm trong việc kiểm tra, đối chiếu lại giải pháp mà nhóm đã lựa chọn, hạn chế được việc giải pháp chỉ là ý kiến chủ quan của một người, nhất là của nhóm trưởng.
Như vậy, trong quá trình học tập hợp tác, học sinh có thể trao đổi, thảo luận thơng tin, và điều chỉnh lẫn nhau về sự hiểu biết liên quan đến một vấn đề Toán học. Phương pháp này giúp người học chia sẻ và tiếp nhận được nhiều ý tưởng khác nhau từ các thành viên trong nhóm trong việc giải quyết một vấn đề tốn học. Ngồi ra, phương pháp học tập này còn tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và quan điểm của học sinh về các mối quan hệ trong xã hội. Trong quá trình làm việc cùng nhau theo cặp hoặc nhóm, học sinh sẽ nhận ra để giải quyết một vấn đề có thể có nhiều câu trả lời hay nhiều ý kiến quan điểm khác nhau và ý kiến tập thể bao giờ cũng tốt hơn ý kiến cá nhân.