Việc thực hiện mục tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 70 - 72)

2.4. Kết quả khảo sát về việc thực hiện đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

2.4.1. Việc thực hiện mục tiêu đánh giá

Mục tiêu đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đánh giá. Vì vậy để tìm hiểu xem chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn và giáo viên thường đánh giá những mục tiêu nào trong quá trình đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong mơn Tốn chúng tơi đưa ra câu hỏi về thực hiện mục tiêu đánh giá với 3 mức độ: 3-rất thường xuyên, 2-không thường xuyên, 1-không bao giờ. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong mơn Tốn Mục tiêu Chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn (N=8) Giáo viên (N=54) 3 2 1 3 2 1

Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào

tình huống quen thuộc 62.5 37.5 0.0 66.7 33.3 0.0 Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào

tình huống mới, ít quen thuộc 37.5 50.0 12.5 88.9 11.1 0.0 Biết hợp tác với bạn để cùng giải

quyết vấn đề 75.0 25.0 0.0 55.6 44.4 0.0

Chia sẻ ý kiến để cùng giải quyết

Kết quả thu được ở bảng 2.6 cho thấy:

* Ý kiến của chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn

Mục tiêu được chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn cho rằng cần chú trọng khi đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong mơn Tốn là “Biết hợp tác với bạn để cùng giải quyết vấn đề” và “Chia sẻ ý kiến để cùng giải quyết vấn đề” (75%). Tiếp đó là mục tiêu “Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống quen thuộc” (62,5%). Xếp cuối cùng là mục tiêu “Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống mới, ít quen thuộc” (37,5%).

* Ý kiến của giáo viên

Trái ngược với ý kiến của chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn, mục tiêu mà giáo viên chú trọng nhất khi đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong mơn Tốn là “Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống mới, ít quen thuộc” (88,9%). Sau đó là mục tiêu “Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống quen thuộc” (66,7%). Cuối cùng mới là hai mục tiêu “Biết hợp tác với bạn để cùng giải quyết vấn đề” và “Chia sẻ ý kiến để cùng giải quyết vấn đề” (55,6%).

Như vậy, ta có thể thấy rằng, trong quá trình đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong mơn Tốn, chun viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn cho rằng cần ưu tiên đánh giá cho hai mục tiêu về việc hợp tác và chia sẻ ý kiến trong quá trình giải quyết vấn đề nhiều hơn. Điều này cho thấy, trong quá trình đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn quan tâm nhiều đến đánh giá kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề. Đây là một kĩ năng quan trọng trong năng lực hợp tác giải quyết vấn đề. Chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn cũng đã thực hiện đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong các tình huống mới nhưng mới chỉ tập trung vào đánh giá các mục tiêu vận dụng ở mức độ thấp chứ chưa thực sự chú ý đến đánh giá các mục tiêu vận dụng ở mức độ cao. Trong khi đó, giáo viên lại chú trọng nhiều

vào đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, chưa chú ý nhiều đến việc đánh giá năng lực làm việc theo nhóm của học sinh trong q trình học sinh giải quyết vấn đề theo nhóm. Điều này dẫn đến việc đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Toán chưa thật sự đạt hiệu quả cao trong thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)