Thực hiện các hình thức đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 73 - 75)

2.4. Kết quả khảo sát về việc thực hiện đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

2.4.3. Thực hiện các hình thức đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn

đề của học sinh trong mơn Tốn

Trong mơn Tốn, khi đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh, giáo viên đã sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để đánh giá. Dưới đây là kết quả khảo sát về các hình thức giáo viên đã sử dụng để đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh.

Bảng 2.8. Hình thức đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong dạy học tốn (N=54)

Hình thức Số lượng Tỉ lệ %

1. Đánh giá đột xuất 19 35.2

2. Đánh giá thường xuyên 40 74.1

3. Đánh giá vào cuối mỗi học kì hoặc năm học hoặc cuối cấp

27 50

4. Đánh giá dựa vào các bài kiểm tra theo quy định 28 51.8 5. Đánh giá do giáo viên tự đặt ra (trong các hoạt

động dạy học,…)

28 51.8

6. Đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng 45 83.3 7. Đánh giá theo tiêu chí do giáo viên đưa ra 23 42.6

8. Khơng dùng hình thức nào 2 3.7

9. Hình thức khác 0 0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy hình thức được giáo viên sử dụng nhiều nhất để đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán là “Đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng” (83,3%). Và hình thức “Đánh giá thường xuyên” cũng được giáo viên sử dụng nhiều (74,1%). Tiếp theo là các hình thức Đánh giá dựa vào các bài kiểm tra theo quy định (51,8%), Đánh giá do giáo viên tự đặt ra (trong các hoạt động dạy học,…) (51,8%), Đánh giá vào cuối mỗi học kì hoặc năm học hoặc cuối cấp (50%), Đánh giá theo tiêu chí do giáo viên đưa ra (42,6%). Hình thức giáo viên sử dụng ít nhất là Đánh giá đột xuất (35,2%). Điều này cho thấy rằng, đa số giáo viên hiểu rằng đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong học toán cần được đánh giá thường xuyên. Tuy nhiên cũng có một số lượng giáo viên khơng nhỏ cho rằng có thể đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh bằng hình thức dựa vào các bài kiểm tra theo quy định (51,8%). Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là năng lực được thể hiện thông qua hoạt

động giải quyết vấn đề theo nhóm và chỉ có thể đánh giá thông qua việc học sinh cùng hoạt động trong một nhóm để giải quyết một vấn đề. Còn các bài kiểm tra thường được thiết kế chỉ dành cho từng cá nhân học sinh, do đó việc sử dụng bài kiểm tra để đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh cần được quan tâm về hiệu quả của hình thức này. Ngồi ra, cịn 02 (3,7%) giáo viên không sử dụng bất cứ hình thức nào để đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình dạy học mơn Tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)