Dạy học theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi việc đánh giá cũng phải tập trung vào đánh giá năng lực học sinh. Cụ thể đối với môn Tốn thì mục tiêu đánh giá khơng chỉ tập trung vào kỹ năng tính tốn mà cịn tập trung vào nhiều kỹ năng khác, nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề. Mục tiêu này được thể hiện khá rõ trong chương trình Tốn của một số nước trên thế giới.
Trong sách giáo khoa của Mỹ, mỗi bài học thường được cấu trúc thành các hoạt động: - Tìm hiểu vấn đề; - Chia sẻ và trình bày; - Giải quyết vấn đề; - Tạo kết nối; - Trao đổi toán học; - Làm việc cá nhân; - Toán học trong thế
giới thực (Kiều Thu Linh, Phùng Thị Thu Trang, và Phạm Thị Hoa, 2018). Như vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề được đưa ra ngay trong mỗi bài học. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải thiết kế các hoạt động để đánh giá năng lực này của học sinh.
Cịn ở Pháp thì chương trình tốn học ở phổ thơng chú trọng các năng lực tốn học sau: tưởng tượng khơng gian; lập luận; giải quyết vấn đề; mơ hình
hóa tốn học; giao tiếp; sử dụng cơng cụ, phương tiện học tốn (Kiều Thu Linh, Phùng Thị Thu Trang, và Phạm Thị Hoa, 2018). Điều này cho thấy năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng cần được rèn và phát triển cho học sinh trong chương trình học Tốn ở Pháp. Do đó, việc đánh giá năng lực này của học sinh trong học Toán cũng được đặt ra đối với giáo viên.
Đối với chương trình mơn Tốn của Ireland thì mục tiêu của mơn Tốn nhằm giúp học sinh: “Phát triển một thái độ tích cực đối với tốn học và đánh giá cao các ứng dụng thực tế trong cuộc sống; Phát triển kỹ năng giải quyết
vấn đề và khả năng sử dụng toán học trong cuộc sống hàng ngày; Sử dụng ngơn
ngữ tốn học một cách hiệu quả và chính xác; Hiểu các khái niệm và quy trình tốn học ở mức tương xứng với khả năng phát triển và khả năng của học sinh; Trở nên thành thạo các kỹ năng toán học cơ bản và trong việc thu thập các số liệu cơ bản” (Mullis, I. V. S., Martin, M. O., Goh, S., & Cotter, K. (Eds.), 2016).
Còn ở Việt Nam, theo Ban phát triển các chương trình mơn học (2018) thì mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục mơn Tốn là cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học, cấp học, điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục mơn Tốn. Từ đó lập kế hoạch thúc đẩy quá trình học tập tiếp theo.
Việc đánh giá năng lực người học thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của người học. Điều
quan trọng là giáo viên cần thiết kế, tổ chức các tình huống có vấn đề, để thơng qua việc xử lý, giải quyết các tình huống có vấn đề đó mà người học bộc lộ, thể hiện năng lực của mình. Ngồi ra, cần lưu ý lựa chọn các phương
pháp, công cụ đánh giá phù hợp. Chẳng hạn: Để đánh giá năng lực tư duy và lập luận tốn học: Có thể sử dụng một số phương pháp, cơng cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... mà địi hỏi người học phải trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hố kiến thức; phải vận dụng kiến thức tốn học để giải thích, lập luận (Ban phát triển các chương trình mơn học, 2018).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là một năng lực quan trọng và cần thiết của thế kỉ 21, nhất là trong môi trường học tập và làm việc toàn cầu như hiện nay.
Việc hợp tác trong học tập là cần thiết khi cần giải quyết một vấn đề mà cá nhân học sinh không thể thực hiện thành công. Khi hợp tác để giải quyết vấn đề, mỗi cá nhân sẽ chia sẻ nguồn lực và ý tưởng để đạt được một mục tiêu chung.
Đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là một hoạt động đòi hỏi người đánh giá phải có kiến thức, hiểu biết rõ về lĩnh vực này; biết xây dựng các tình huống có vấn đề tốn học gắn với thực tiễn, yêu cầu học sinh phải hợp tác cùng nhau để giải quyết.
Có rất nhiều phương pháp đánh giá để đánh giá năng lực học sinh. Giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp khi đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh như phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp đánh giá dạng tự luận, phương pháp tự đánh giá,…
Việc nghiên cứu đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề sẽ góp phần đổi mới cách thức đánh giá năng lực của học sinh trong học tập mơn Tốn giúp nâng cao chất lượng của công tác đánh giá cũng như chất lượng dạy học môn học.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO NHĨM TRONG MƠN TỐN
CỦA HỌC SINH LỚP 4
Nhằm tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tế của hoạt động đánh giá năng lực học sinh hiện nay trong dạy học tốn tiểu học, chúng tơi đã tiến hành phân tích, khảo sát theo hai hướng:
(1) Tìm hiểu thực tế hoạt động đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh dựa trên các văn bản pháp quy hướng dẫn về dạy học mơn Tốn tiểu học và quy định về đánh giá học sinh đã được ban hành;
(2) Khảo sát, phân tích hoạt động đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong thực tế dạy học của giáo viên lớp 4 tại các trường tiểu học trong quận Tân Phú.