Về tầm quan trọng của từng mục đích, mục tiêu của việc đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 65 - 69)

2.3. Kết quả khảo sát về mặt nhận thức

2.3.3. Về tầm quan trọng của từng mục đích, mục tiêu của việc đánh giá

năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong dạy học tốn

Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn và giáo viên về tầm quan trọng của từng mục đích, mục tiêu của việc đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong mơn Tốn với 5 mức độ lựa chọn: 1–ít quan trọng nhất đến 5–mức quan trọng nhất, sau khi xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Ý kiến của chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn

Bảng 2.4. Mức độ quan trọng của từng mục đích, mục tiêu của việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong dạy học toán (N=8)

Mức quan trọng

1 2 3 4 5

2.1. Giáo viên nhận biết năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh, từ đó giáo viên điều chỉnh cách dạy

Mức quan trọng

1 2 3 4 5

2.2. Học sinh tự nhận biết năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của bản thân, từ đó điều chỉnh cách học

12.5 0.0 12.5 62.5 12.5

2.3. Nhận diện kết quả học tập mơn tốn của

học sinh 0.0 0.0 0.0 62.5 37.5

2.4. Xếp loại học lực của học sinh trong

mơn Tốn 0.0 12.5 25.0 25.0 37.5

2.5. Phản hồi cho gia đình, nhà trường để hai lực lượng này phối hợp hỗ trợ giáo viên trong dạy học

25.0 12.5 12.5 0.0 50.0

2.6. Điều chỉnh nội dung kế hoạch dạy học bằng cách sử dụng linh hoạt và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong sách giáo khoa, sách giáo viên.

0.0 0.0 0.0 25.0 75.0

Kết quả bảng 2.4 cho thấy đa số chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn cho rằng đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong mơn Tốn sẽ giúp giáo “Điều chỉnh nội dung kế hoạch dạy học bằng cách sử dụng linh hoạt và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong sách giáo khoa, sách giáo viên”; “Nhận diện kết quả học tập mơn tốn của học sinh” là quan trọng (100% ở mức 4 và 5). Tuy nhiên mục đích, mục tiêu “Điều chỉnh nội dung kế hoạch dạy học bằng cách sử dụng linh hoạt và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong sách giáo khoa, sách giáo viên” được các chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn tốn đánh giá cao hơn (75% ở mức 5). Tiếp đó là đến các mục đích, mục tiêu giúp “Giáo viên nhận biết năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh, từ đó giáo viên điều chỉnh cách dạy”. Cịn đối với

các mục đích, mục tiêu cịn lại thì ý kiến của các chun viên – thành viên hội đồng bộ mơn tốn cho rằng khá quan trọng. Trong đó hai mục đích, mục tiêu “Xếp loại học lực của học sinh trong mơn Tốn” (62,5% ở mức 4 và 5) và “Phản hồi cho gia đình, nhà trường để hai lực lượng này phối hợp hỗ trợ giáo viên trong dạy học” (50% ở mức 4 và 5) được các chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn cho rằng ít quan trọng nhất. Điều này cho thấy rằng nhận thức của các chun viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn về tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực học sinh trong mơn Tốn rất tốt, tạo thuận lợi cho việc hướng dẫn giáo viên thực hiện việc đánh giá năng lực học sinh trong mơn Tốn.

* Ý kiến của giáo viên

Bảng 2.5. Mức độ quan trọng của từng mục đích, mục tiêu của việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong dạy học tốn (N=54)

Mức quan trọng

1 2 3 4 5

2.1. Giáo viên nhận biết năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh, từ đó giáo viên điều chỉnh cách dạy

11.1 5.6 16.7 18.5 48.1

2. 2. Học sinh tự nhận biết năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của bản thân, từ đó điều chỉnh cách học

13.0 1.9 27.8 16.7 42.5

2.3. Nhận diện kết quả học tập mơn tốn

của học sinh 11.1 18.5 9.3 31.5 29.6

2.4. Xếp loại học lực của học sinh trong

Mức quan trọng

1 2 3 4 5

2.5. Phản hồi cho gia đình, nhà trường để hai lực lượng này phối hợp hỗ trợ giáo viên trong dạy học

14.8 9.3 16.7 13.0 46.2

2.6. Điều chỉnh nội dung kế hoạch dạy học bằng cách sử dụng linh hoạt và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong sách giáo khoa, sách giáo viên.

11.1 0.0 16.7 26.0 46.2

Bảng 2.5 cho thấy rằng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc nhận biết năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh cũng tương đồng với chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn là sẽ giúp giáo viên “Điều chỉnh nội dung kế hoạch dạy học bằng cách sử dụng linh hoạt và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong sách giáo khoa, sách giáo viên” được cho là rất quan trọng (72,2% ở mức 4 và 5). Giáo viên cũng đánh giá khá cao tầm quan trọng của các mục đích, mục tiêu “Giáo viên nhận biết năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh, từ đó giáo viên điều chỉnh cách dạy” (66,6% ở mức 4 và 5). Cịn đối với mục đích, mục tiêu “Nhận diện kết quả học tập mơn tốn của học sinh” (61,1% ở mức 4 và 5), giáo viên cho rằng khá quan trọng, điều này trái ngược với ý kiến của chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn. Kế tiếp là hai mục đích, mục tiêu giúp “Học sinh tự nhận biết năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của bản thân, từ đó điều chỉnh cách học” và “Phản hồi cho gia đình, nhà trường để hai lực lượng này phối hợp hỗ trợ giáo viên trong dạy học” (cùng 59,2% ở mức 4 và 5). Mục đích, mục tiêu ít quan trọng nhất là “Xếp loại học lực của học sinh trong mơn Tốn” (50% ở mức 4 và 5). Mục đích đánh giá để “Nhận diện kết quả học tập mơn tốn của học sinh” và “Xếp loại học lực của học sinh trong mơn Tốn” khơng được giáo viên đánh giá cao bởi lẽ, giáo viên nhận thấy được ý nghĩa của đánh giá là hình thành

năng lực cho người học hơn xếp loại học lực của học sinh. Việc xếp loại học lực của học sinh trong thực tiễn cho thấy nó khơng phù hợp ở độ tuổi này và ít khuyến khích hứng thú học tập của học sinh, do đó trong Thơng tư 30/2014 và Thơng tư 22/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ việc xếp loại học lực của học sinh để tránh gây áp lực cho học sinh tiểu học. Từ đó có thể thấy rằng, hầu hết giáo viên có nhận thức khá tốt về mục tiêu của việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong dạy học tốn ở tiểu học.

Qua phân tích số liệu ở bảng 2.4 và 2.5, chúng tôi nhận thấy: nhận thức của chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn và giáo viên lớp 4 của quận Tân Phú về tầm quan trọng của các mục đích, mục tiêu đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong mơn Tốn rất tốt. Cả hai đối tượng được khảo sát đều đồng ý mục tiêu quan trọng trong đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong mơn Tốn là nhằm điều chỉnh cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh để phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học tốn. Cịn đối với mục tiêu xếp loại học lực của học sinh thì đây khơng cịn là mục tiêu quan trọng trong dạy học theo hướng phát triển năng lực người học trong giai đoạn hiện nay. Điều này đúng với chủ trương mà nước ta, cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hướng tới. Tuy nhiên, với mục tiêu Phản hồi cho gia đình, nhà trường để hai lực lượng này phối hợp hỗ trợ giáo viên trong dạy học lại không được cả chun viên – thành viên hội đồng bộ mơn tốn và giáo viên lớp 4 chú trọng. Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục thì cần có sự phối hợp giữa ba lực lượng nhà trường – gia đình – xã hội. Nếu kết quả đánh giá không được phản hồi đến gia đình học sinh thì việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cụ thể là giữa giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc rèn và phát triển năng lực cho học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí sẽ khơng nhận được sự đồng thuận từ phía cha mẹ học sinh trong công tác đánh giá học sinh cuối năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)