1.4. Đánh giá và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh
1.4.4. Sử dụng kết quả đánh giá năng lực học sinh
P.W. Airasian (1996) cho rằng sử dụng kết quả đánh giá năng lực học sinh có thể liên kết giảng dạy với kiểm tra đánh giá theo những cách khác nhau. Giáo viên căn cứ vào kết quả đánh giá năng lực học sinh để điều chỉnh việc dạy học như kế hoạch giảng dạy đã phù hợp chưa; tiến trình dạy học có giúp học sinh thể hiện được các kỹ năng học tập; …
Ngồi ra, theo Thơng tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì kết quả đánh giá năng lực học sinh được sử dụng để:
Xét hồn thành chương trình lớp học: Cuối năm giáo viên rà sốt lại kết quả học tập cả một năm học của học sinh về kiến thức, năng lực và phẩm chất để lập danh sách học sinh hồn thành chương trình lớp học đủ điều kiện lên lớp và trình hiệu trưởng xét duyệt; đối với những học sinh chưa hồn thành chương trình lớp học cần chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ học sinh, đánh giá bổ sung để xét hồn thành chương trình lớp học
Xét hồn thành chương trình tiểu học: đối với học sinh lớp 5 hồn thành chương trình lớp học sẽ được xét hồn thành chương trình tiểu học.
Nghiệm thu, bàn giao chất lượng học sinh
Cán bộ quản lý nhà trường tổ chức cho giáo viên lớp trên và lớp dưới cùng ra đề, cộng đồng trách nhiệm ngay từ khâu kiểm tra đánh giá. Giáo viên hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho giáo viên lớp trên.
Xét khen thưởng học sinh
Giáo viên tổ chức các hoạt động bình bầu học sinh vào cuối học kì 1 và cuối năm học theo sự chỉ đạo của người quản lí, kết hợp với ý kiến cha mẹ học sinh để xét khen thưởng học sinh và trình hiệu trưởng ký duyệt.
Hiệu quả, chất lượng giáo dục luôn phụ thuộc vào việc kiểm tra, đánh giá chính xác, đúng thực chất. Việc sử dụng kết quả đánh giá đúng mục đích và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.