Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 40 - 42)

1.4. Đánh giá và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh

1.4.2. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm

Hợp tác giải quyết vấn đề được xem là một trong những kỹ năng quan trọng cho thành công trong học tập và sự nghiệp trong thế kỷ 21 (P. Griffin, B. McGaw, và E. Care, 2012). Tuy nhiên, đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, đặc biệt trong một quy mơ lớn và chuẩn hóa, là rất khó khăn, như là phải tính đến các hình thức hợp tác, quy mơ của nhóm, và bối cảnh đánh giá. Trong số các nghiên cứu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm hiện có, đa số không được thiết kế từ quan điểm của một tiêu chuẩn đánh giá, nhưng từ nhiều quan điểm khác nhau đã cho thấy một số khía cạnh quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm. Đánh giá quy mơ lớn và tiêu chuẩn hóa đầu tiên cho năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm là Đánh giá và Giảng dạy các kĩ năng thế kỉ 21 (ATC21S) được thực hiện bởi Griffin và đồng nghiệp. Đánh giá này tập trung vào các học sinh lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Những bài kiểm tra được thiết kế sao cho phù hợp với các học sinh ở lứa tuổi này và thông qua những nhiệm vụ trong bài kiểm tra để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh.

Và trong các tài liệu hiện có, nhiều nghiên cứu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm đã tập trung vào khía cạnh xã hội (de Jong, 2012; DeChurch & Mesmer-Magnus, 2010; Griffin và cộng sự, 2012; OECD, 2013). Mặt khác, một số nhà nghiên cứu xem xét khía cạnh nhận thức của nhóm như một tồn thể và báo cáo các kết quả dựa trên khái niệm tập thể (O'Neil, 1997; Cohen và cộng sự, 1999; Woolley và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này bỏ qua quá trình hợp tác rất quan trọng để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm (Von Davier & Halpin, 2013). Von Davier và Halpin (2013) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng để đánh giá kỹ năng nhận thức của cá nhân trong một nhiệm vụ giải quyết vấn đề theo nhóm và trình bày một số các phương pháp mơ hình tâm lý để đánh giá quá trình hợp tác.

Thông qua kết quả nghiên cứu việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh dựa trên máy tính, Rosen và Tager (2015) cho thấy "bằng cách sử dụng các tác nhân điện toán trong một nhiệm vụ hợp tác giải quyết vấn đề, học sinh đã có thể cho thấy các kỹ năng hợp tác của họ với những người bạn trong nhóm. Tuy nhiên, ... mỗi phương thức hợp tác đều có những hạn chế và thách thức".

Đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là phải đặt học sinh vào một nhóm cùng với một hoạt động cụ thể, một tình huống cụ thể. Thơng qua hoạt động giải quyết vấn đề trong nhóm, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh mới được bộc lộ và khi đó giáo viên mới quan sát và đánh giá được năng lực này.

Vì vậy, để đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh, yêu cầu đặt ra cho người đánh giá là:

- Có kiến thức, hiểu biết về hoạt động đó;

- Biết tiến hành hoạt động phù hợp với mục đích, xác định mục tiêu cụ thể, có phương pháp và lựa chọn được phương pháp hoạt động phù hợp;

- Tiến hành hoạt động có hiệu quả, đạt được mục đích;

- Nhiệm vụ cần địi hỏi sự hợp tác của tất cả thành viên trong nhóm cùng giải quyết.

Năng lực nói chung, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề nói riêng khơng phải tự nhiên mà có. Thơng qua hoạt động, nhất là các hoạt động trong thực tế cuộc sống mà năng lực của mỗi người được phát triển và hồn thiện. Vì vậy, để đánh giá được năng lực của học sinh, nhất là năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm thì cần phải đặt học sinh vào một tình huống có vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)