2.4. Kết quả khảo sát về việc thực hiện đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
2.4.4. Việc sử dụng công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
đề của học sinh trong mơn Tốn
Để tìm hiểu các cơng cụ giáo viên thường sử dụng để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh khi dạy học toán như thế nào, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Thầy cô đã sử dụng những công cụ để đánh giá năng lực
hợp tác giải quyết vấn đề trong mơn Tốn của học sinh hiện nay như thế nào?”
và kết quả được thể hiện ở biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.2. Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong dạy học tốn
Đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh là đánh giá trong quá trình học sinh đang hoạt động giải quyết vấn đề, vì vậy giáo viên lựa chọn
42.6 92.6 18.5 90.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
đúng phương tiện để đánh giá học sinh là điều hết sức quan trọng. Biểu đồ 2.2 cho thấy 92,6% và 90,7% giáo viên lựa chọn cơng cụ “Câu hỏi, bài tập tại lớp” và “Tình huống có vấn đề” để đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học tốn là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít giáo viên sử dụng “Đề kiểm tra” (42,6%) và “Bài tập ở nhà” (18,5%) là phương tiện để đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh. việc sử dụng các công cụ đề kiểm tra và bài tập ở nhà khi đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh sẽ đạt hiệu quả khơng cao. Bởi vì năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là năng lực chỉ được bộc lộ thông qua các hoạt động nhóm trên lớp. Trong q trình học sinh hoạt động, giáo viên mới có thể quan sát được sự thể hiện kỹ năng của học sinh và đánh giá chúng. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng các công cụ đề kiểm tra và bài tập ở nhà thì giáo viên khơng quan sát được các biểu hiện của năng lực này và kết quả đánh giá không đạt hiệu quả cao.