Mục đích và tiến trình khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 58 - 62)

Nhằm có thể đưa ra những giải pháp khả thi hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong mơn Tốn, chúng tơi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các chuyên viên – thành viên hội đồng bộ mơn Tốn và giáo viên lớp 4 thông qua các bảng hỏi, phiếu lấy ý kiến cũng như dự giờ các tiết tốn của giáo viên để thu thập thơng tin về nhận thức của cả hai đối với việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong mơn Toán và việc thực hiện đánh giá của giáo viên đối với năng lực này trong dạy học toán hiện nay. Từ kết quả khảo sát thu được, chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp giúp giáo viên thực hiện đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong dạy học toán, đồng thời cũng đưa ra giải pháp giúp người quản lí thực hiện tốt cơng tác quản lí, đánh giá việc thực hiện của giáo viên trong q trình dạy học mơn Tốn.

2.2.1. Mục đích khảo sát

Cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin và ý kiến của chuyên viên phòng giáo dục phụ trách mơn Tốn, thành viên Hội đồng bộ mơn Toán và giáo viên lớp 4 về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh lớp 4 đối với dạng tốn có lời văn tại trường Tiểu học.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để nắm bắt được tình hình đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm thực tế hiện nay của giáo viên trong mơn Tốn, chúng tôi tập trung khảo sát theo bốn nội dung sau:

- Nhận thức của giáo viên lớp 4 về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh lớp 4 trong dạy học mơn Toán.

- Việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh lớp 4 trong giờ học toán.

- Thu thập và lưu trữ minh chứng của giáo viên về việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong mơn Tốn.

- Sử dụng kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh lớp 4 trong dạy học toán.

2.2.3. Phương pháp khảo sát thực trạng và xử lí kết quả khảo sát

Nhằm giúp cho tiến trình khảo sát đạt hiệu quả, chúng tơi sử dụng hai nhóm phương pháp khảo sát sau:

Nhóm phương pháp thu thập thơng tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đánh giá học sinh, đặc biệt về đánh giá năng lực, năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để điều tra thực trạng về dạy học giải quyết vấn đề và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh lớp 4 trong mơn Tốn, việc sử dụng kết quả đánh giá sau khi đánh giá.

- Phương pháp quan sát để ghi chép q trình dạy học tốn của giáo viên lớp 4 làm căn cứ bổ sung cho phần phân tích kết quả.

Nhóm phương pháp xử lí kết quả

Phương pháp phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo để phân tích các số liệu thu được sau khi khảo sát và tổng hợp các kết quả thu được để đưa ra những nhận định về thực trạng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong mơn Tốn của học sinh lớp 4 hiện nay.

2.2.4. Mẫu khảo sát

Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát chuyên viên phòng giáo dục, thành viên Hội đồng bộ mơn Tốn của quận Tân Phú và giáo viên lớp 4 của 6 trường tiểu học trong quận Tân Phú gồm trường Tiểu học Hiệp Tân, Tân Sơn Nhì, Lê Văn Tám, Huỳnh Văn Chính, Phan Chu Trinh và Âu Cơ. Trong đó, chúng tơi lựa chọn nhiều loại hình trường khác nhau để khảo sát nhằm tìm hiểu nhận thức và việc thực hiện của giáo viên về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong mơn Tốn. Cụ thể như sau:

- Trường có số giáo viên đơng và lâu năm: Lê Văn Tám, Huỳnh Văn Chính, Phan Chu Trinh

- Trường mới thành lập, giáo viên trẻ: Hiệp Tân

Bảng 2.1. Mẫu khảo sát

Mẫu Giới tính Số lượng Tỉ lệ %

Giáo viên Nam Nữ Tổng 5 49 54 87.1 Chuyên viên - thành viên Hội đồng bộ mơn Tốn Nam Nữ Tổng 1 7 8 12.9 Tổng 62 100

Ngoài ra, để đánh giá được nhận thức của giáo viên về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm, chúng tơi đã tiến hành khảo sát việc tập huấn cho giáo viên về nội dung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh trong thực tế tại các trường tiểu học ở quận Tân Phú.

Bảng 2.2. Số lượng giáo viên được tập huấn các cấp Cấp tập huấn Số giáo viên được tập

huấn Tỷ lệ (N=54) Quốc gia 0 0.0 Thành phố 2 3.7 Quận 54 100.0 Trường 54 100.0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy việc tập huấn cho giáo viên về đánh giá học sinh ở các cấp được thực hiện chưa đồng bộ, nhất là với những khoá tập huấn ở cấp quốc gia và cấp thành phố. Hầu hết, giáo viên được tập huấn về đánh giá ở cấp quận và cấp trường. Điều này cho thấy rằng, việc tập huấn cho giáo viên về đánh giá học sinh ở quận và trường được đẩy mạnh và quan tâm nhiều.

Về nội dung của các khoá tập huấn mà giáo viên đã được tham gia được thể hiện cụ thể trong bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Nội dung của những khoá tập huấn về đánh giá học sinh (N=54)

Nội dung tập huấn Khơng

1) Đánh giá phẩm chất, thái độ 72.2 27.8

2) Đánh giá kết quả học tập 81.5 18.5

3) Đánh giá năng lực 83.3 16.7

4) Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm

72.2 27.8

Bảng 2.3 cho thấy đa số giáo viên đều đã được tham gia tập huấn về các nội dung theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học các mặt phẩm chất, thái độ; kết quả học tập; năng lực, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm. Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít giáo viên chưa được tập huấn đầy đủ về đánh giá học sinh, dẫn đến việc đánh giá học sinh trong nhà trường chưa đồng đều và đạt hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm trong môn toán của học sinh lớp 4 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)