CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới.
Vào năm 1995, khi phần mềm Quicken của công ty Intuit tại Mỹ được triển khai, 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã tham gia đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của dịch vụ ngân hàng điện tử. Kể từ đó, ngân hàng điện tử đã và đang được phát triển rộng khắp nước Mỹ và các châu lục khác. Tính đến hiện nay, dịch vụ ngân hàng trên Internet là kênh phân phối ngân hàng điện tử ở cấp độ cao nhất, đem lại cho các ngân hàng ở Mỹ những khoản lợi nhuận khổng lồ. Các ngân hàng ở Mỹ hầu hết đều cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet, trong đó số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trên các websites ngày càng gia tăng. Năm 2006, khoảng 85% ngân hàng Mỹ đã cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, trong đó trong toàn nước Mỹ có tới 95% khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua Internet. Năm 2008, thanh toán trực tuyến chiếm 85% tổng thanh toán, hầu như các ngân hàng đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng . Năm 2010, doanh số thanh toán trực tuyến chiếm gần 94%, bên cạnh đó, phương thực giao dịch trực tiếp và truyền thống sẽ giảm xuống tương ứng khoảng 1%/năm.
Tại Anh và một số nước châu Âu khác, phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, sao kê giao dịch hàng ngày, đối chiếu số dư. Cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng giảm được một khoản đáng kể chi phí hoạt động và chi phí nhân công. Dịch vụ này cũng đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng như nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật, tiết kiệm thời gian giao dịch,.. .Cùng với những đổi mới, cải tiến trong công nghệ, tại các ngân hàng ở châu Âu, hệ thống phone banking trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong các hoạt động tư vấn, thực hiện giao dịch nghiệp vụ tại ngân hàng, 55% số lượng bảo lãnh, cầm cố được thực hiện qua mạng điện thoại. Trong thời gian tới, tốc độ phát triển của phone banking
sẽ chậm lại, nhường chỗ cho sự phát triển của dịch vụ Internet banking mặc dù vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối tại ngân hàng.
Trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay, nhiều mô hình kinh doanh mới được xây dựng triển khai như: Số hóa kênh quầy, ngân hàng hợp kênh, xây dựng ngân hàng điện tử, liên kết với các công ty Fintech,...
(Nguồn Tổng hợp )
Hình 1.1. Các xu hướng ngân hàng hiện đại đang được áp dụng
Tại các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng đang dần áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin mang hàm lượng công nghệ cao như : Samsung Pay, QR Pay, Apple Pay, ví điện tử, tiền mã hóa,.
(Nguồn Tổng hợp )
Tại Trung Quốc, thương mại điện tử phát triển rất muộn, khoảng cuối năm 1997 mạng internet mới chính thức được đưa vào sử dụng, nhưng ngay sau đó tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2000, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã khuyến khích các dịch vụ ebanking phát triển, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các ngân hàng trong nước tiến hành dịch vụ ebanking. Tuy nhiên mức độ phát triển dịch vụ này ở Trung Quốc chưa cao, số lượng người sử dụng dịch vụ còn ít vì các hoạt động trao đổi thông tin qua mạng vẫn phải chịu sự theo dõi và kiểm duyệt của chính phủ, do vậy đã khiến cho hoạt động ngân hàng điện tử chưa phát triển mạnh mẽ.
Theo các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về lĩnh vực thương mại điện tử thì triển vọng phát triển kênh phân phối ngân hàng điện tử ở Trung Quốc vẫn còn chưa rõ ràng, vì lĩnh vực này đòi hỏi một trong các yếu tố quan trọng là không bị theo dõi, kiểm duyệt, đảm bảo tính riêng tư cá nhân.
Tại Singapore, Chính phủ đã tuyên bố mục tiêu đưa đất nước trở thành một trong các quốc gia dẫn đầu về điện toán hóa, làm cho công nghệ thông tin thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Đến năm 1997, tất cả các cơ quan, công sở đều đã liên kết sử dụng internet.
Singapore là một trong những nước áp dụng thanh toán điện tử đầu tiên trên thế giới. Tháng 12 năm 1996 Singapore đã chính thức khai chương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ thông minh, thẻ mua hàng điện tử, ví điện tử. Hệ thống giao dịch bảo đảm an toàn quốc tế, thành lập tháng 4 năm 1997 và đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998.
Để đạt được những thành công dó, chính phủ Singapore đã đưa ra nhiều văn kiện quan trọng quản lý hoạt động thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng như: Luật giao dịch điện tử, luật bí mật riêng tư, luật chống lạm dụng máy tính điện
tử, luật bản quyền được sửa đổi cho phù hợp với các yêu cầu của thương mại điện tử. Hiện tại các ngân hàng tại Singapore đang áp dụng những kế hoạch mang tính đột phá như:
- Xây dựng hệ sinh thái trên Mobile UOB Mighty ( Card payment, mobile banking, đặt nhà hàng ăn uống )
- Số hóa ngân hàng hiện tại, tích hợp kênh truyền thông - kênh số. - Bigdata và cảnh báo online khách hàng rút tiền bất bình thường.
Tại Thái Lan, từ năm 1995 dịch vụ ngân hàng điện tử bắt đầu phát triển, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các ngân hàng Thái Lan buộc phải cắt giảm chi phí nên đã chuyển hướng sang đẩy mạnh khai thác và cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, coi đây là một trong các giải pháp giảm bớt chi phí nhân công và đáp ứng các nhu cầu hiện đại hóa của khách hàng.