Tăng cường quản lý rủi ro trong qua trình thực hiện dịch vụ ngân hàng điện

Một phần của tài liệu 1064 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80 - 82)

điện tử.

Để triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử, điều đầu tiên là ngân hàng phải tạo được lòng tin của khách hàng. Do đó, SCB Hai Bà Trưng phải đặc biệt chú trọng đến công tác an toàn, bảo mật cũng như quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện các giao dịch NHĐT. Cũng như bất cứ hoạt động nào của ngân hàng, việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NHĐT đòi hỏi phải xây dựng một phương thức bảo mật toàn diện, từ khách hàng đến ngân hàng cũng như đối tác thứ ba ( nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, nhà cung cấp công nghệ ). Một giải pháp bảo mật toàn diện, ngoài việc đảm bảo nguyên tắc phân quyền, phân cấp người truy nhập, còn phải được tích hợp các chương trình chống vi rút và mã hóa dữ liệu. Trong thời gian tới, SCB Hai Bà Trưng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thiết lập cơ chế giám sát rủi ro hiệu quả trong các hoạt động NHĐT. Các quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động NHĐT được thường xuyên xem xét, đánh giá,

điều chỉnh, nâng cấp kịp thời nhằm đảm bảo tính phù hợp và đủ khả năng xử lý các rủi

ro phát sinh trong các hoạt động NHĐT ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Những

nội dung cần xem xét bao gồm: đánh giá rủi ro liên quan đến ngân hàng điện tử của các

tổ chức ngân hàng, thiết lập cơ chế báo cáo, quy trình công việc đảm bảo công tác an ninh, an toàn và quản lý các hoạt động ngân hàng được thực hiện một cách hợp lý, phát

hiện các nhân tố tiềm ẩn rủi ro để từ đó đưa ra các phương án bảo đảm an ninh, tính toàn vẹn và nguyên bản của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Đánh giá và phê duyệt các nội dung cơ bản của quy trình kiểm soát bảo mật của ngân hàng, phân công nhiệm vụ cho từng người quản lý trong việc giám sát việc

thiết lập và duy trì các chính sách bảo mật, kiểm soát dữ liệu, kiểm soát logic và giám sát chặt chẽ các quy trình nhằm ngăn chặc sự truy cập trái phép từ bên trong và bên ngoài đến cơ sở dữ liệu và các ứng dụng ngân hàng điện tử, thường xuyên kiểm tra và đánh giá các giải pháp, các quy trình kiểm soát bảo mật ở các khâu, phát triển các giải pháp bảo mật, nâng cấp phần mềm, gói dịch vụ và các phương pháp cần thiết khác.

- Quan tâm đúng mực và thiết lập quy trình giám sát các quan hệ với bên ngoài và các sản phẩm của đối tác hỗ trợ hoạt động của ngân hàng điện tử. Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu rủi ro và những khả năng giám sát quả lý rủi ro của ngân hàng đối với bên thứ ba bao gồm: Phải lường trước được những rủi ro có thể phát sinh khi tham gia hợp tác với các đối tác triển khai các ứng dụng và hệ thống ngân hàng điện tử, đánh giá năng lực và khả năng tài chính của nhà cung ứng dịch vụ trước khi ký kết hợp đồng thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử, hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm của tất cả các bên tham gia, chính sách bảo mật và cơ chế quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng điện tử liên quan phải đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của chính ngân hàng, công tác kiểm tra nội bộ và kiểm toán độc lập phải được thực hiện theo định kỳ, có phương án cụ thể khả thi, kế hoạch dự phòng thích hợp đối với các hoạt động ngân hàng điện tử.

- Để giảm thiểu các rủi ro pháp lý và rủi ro uy tín có thể xảy ra trong các hoạt động ngân hàng điện tử , ngân hàng cần cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên website cho phép khách hàng đánh giá về vấn đề bảo mật và các quy định của ngân hàng trước khi tham gia vào các giao dịch ngân hàng điện tử.

- Có kế hoạch dự phòng nhằm bảo bảo tính sẵn sàng cao của dịch vụ và hệ thống ngân hàng điện tử.

- Phát triển các kế hoạch để quản lý, ngăn chặn và giảm thiểu những rủi ro trong công việc cung cấp các dịch vụ và hoạt đông NHĐT.

- Các biện pháp nâng cao trình độ hiểu biết của khách hàng. Trên thực tế, những sơ suất do sự thiếu hiểu biết của khách hàng đã dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Khách hàng dường như phó mặc cho ngân hàng và không nghĩ rằng mình cũng

phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình. Hiện nay có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm ngân hàng điện tử, đặc biệt là dịch vụ thẻ, có hiểu biết rất ít về các biện pháp tự bảo vệ mình. Họ không biết và chưa hiểu về quy trình xử lý khi gặp các rắc rối hoặc trục trặc khi sử dụng dịch vụ, ví dụ chuyển tiền bị lỗi mà vẫn bị trừ tiền, thẻ ATM bị nuốt,... Điều này đòi hỏi SCB cần phải có các biện pháp hướng dẫn khách

Một phần của tài liệu 1064 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80 - 82)