Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Hai Bà

Một phần của tài liệu 1064 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)

Bà Trưng

Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại các nước và trên thế giới, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Hai Bà Trưng như sau:

- Hành lang pháp lý:

Hệ thống pháp luật phải phù hợp, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển. Nếu so sánh với một số nước phát triển thì hệ thống pháp luật về dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam còn khá ít. Quy định của pháp luật cần mang tính chất mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử có thể cập nhật các tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin tiên tiến vào hoạt động của mình.

- Trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng:

Để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng điện tử thì không thể thiếu yếu tố quan trọng là trình độ phát triển khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Do vậy SCB cần đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng cần được chú trọng nâng cấp hiện đại, vững chắc để việc phát triển kênh phân phối ngân hàng điện tử. Tại các quốc gia phát triển thành công dịch vụ NHĐT, họ chú trọng tới đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật không chỉ để phát triển kênh phân phối NHĐT tại các thành thị mà còn mở rộng mạng lưới phát triển ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của họ rất vững chắc. Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm

của họ đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của kênh phân phối ngân hàng điện tử.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử:

Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn phải triển tốt cần đảm bảo hài hòa các yếu tố khách hàng, ngân hàng và môi trường. Ở Việt Nam, phần lớn người dân vẫn có thói quen tiêu dùng tiền mặt trong các giao dịch mua bán. Do mức độ hiểu biết công nghệ thông tin ở các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên họ thường mang tâm lý e dè, lo sợ khi tiếp cận với các kênh phân phối điện tử này. Vì vậy SCB cần có những hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử đến với khách hàng để học hiểu rõ các tiện ích của sản phẩm này, từ đó thay đổi nhận thức, tư tưởng và thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm, dịch vụ.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đã và đang triển khai đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử nên sự cạnh tranh là rất lớn, đặc biệt giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài có ưu thế về dịch vụ, công nghệ, trình độ quản lý nên các ngân hàng trong nước cần tích cực nghiên cứu đổi mới, cung cấp các dịch vụ hiện đại và tiện ích hơn để thu hút khách hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi tính công nghệ cao, để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu công nghệ là điều quan trong, quyết định đến việc vận hành của hệ thống. Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài khi phát triển dịch vụ NHĐT cùng với những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình triển khai các dự án ngân hàng điện tử của SCB đều cho thấy cần trước hết là phải đầu tư, phát triển con người. bên cạnh đó, công nghệ thông tin liên tục đổi mới, sáng tạo đòi hỏi trình độ cũng như năng lực của cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ công nghệ thông tin cũng thường xuyên được đào tạo và nâng cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại, vẽ ra bức tranh toàn cảnh về xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học điện tử 4.0 đang phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực cuộc sống. Đứng trước xu thế đó, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang không ngừng nỗ lực tìm tòi và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và thị trường.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - CHI NHÁNH

HAI BÀ TRƯNG

Một phần của tài liệu 1064 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)