Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1064 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 92)

Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể các Ngân hàng thương mại trong hoạt động ngân hàng điện tử. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều cơ hội và thách thức khi Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu rộng thị trường tài chính quốc tế, thì các văn bản luật ngân hàng mới và sửa đổi những điểm không phù hợp cần được ban hành nhanh chóng và chính xác. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động trong kế hoạch kinh doanh, hạn chế khó khăn trong việc thực thi các chính sách do Nhà nước đề ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ, gắn điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá theo cơ chế thị trường. Các văn bản cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng phát triển khoa học công nghệ, hoặc phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tốc độ phát triển chung của khoa học công nghệ. Nền tài chính kinh tế lành mạnh và ổn định sẽ thu hút được đầu tư, tạo niểm tin cho người dân và khuyến khích họ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nhiều hơn.

Thứ ba, hiện nay, ở Việt Nam, các sản phẩm ngân hàng bán lẻ hiện đại, mang tính công nghệ cao còn hạn chế như các sản phẩm đầu tư, các sản phẩm tài chính phái sinh, sản phẩm quản lý tài sản, ủy thác,... Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, các quy trình phục vụ giao dịch với khách hàng và các kênh phân phối mới bằng việc áp dụng các quy trình xin phép và phê duyệt đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp kiểm soát, quản trị rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng điện tử để đảm bảo an toàn cho hệ thống cũng như tính lành mạnh trong cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời cần nâng cao mức độ tín nhiệm của hệ thống ngân hàng thương mại, tạo sự yên tâm cho người dân khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần đầu tư tăng cường áp dụng các công nghệ cao vào hoạt động ngân hàng, thực hiện nâng cấp hệ thống quản lý công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và hệ thống giám sát, quản lý từ xa. Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước có thể nắm bắt cơ hội trong hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút, tận dụng nguồn vốn đầu tư cũng như công nghệ thông tin từ các quốc gia phát triển, trao đổi và chuyển giao công nghệ ngân hàng.

Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức nhiều hơn các buổi hội thảo, các khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và các bộ phận có liên quan trong hệ thống ngân hàng để cung cấp đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong nước và quốc tế liên quan đến hoạt động tổ chức và phát triển hoạt động ngân hàng điện tử.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các giải pháp về công nghệ là nội dung đặc biệt quan trong trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, SCB cần quan tâm tới các vấn đề quản trị nguồn nhân lực và quản trị rủi ro trong hoạt động NHĐT. Ngoài ra, sự quan tâm, ủng hộ trên nhiều phương diện của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng là yếu tố quan trọng để các ngân hàng thương mại cũng như SCB nói chung và SCB Hai Bà Trưng nói riêng triển khai tốt công tác này.

KẾT LUẬN

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một phần quan trọng của thương mại điện tử và tiến trình toàn cầu hóa. Trong vòng hơn 10 năm qua, ngân hàng điện tử đã phát triển thành kênh thanh toán tiện ích, phổ biến, mạng lại những đóng góp đáng kể vào việc tăng nguồn thu cho ngân hàng, cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển thanh toán không sử dụng tiền mặt mà Chính phủ đề ra. Mặc dù chứa đựng những rủi ro nhưng với những lợi ích to lớn mà ngân hàng điện tử đem lại, các NHTM đã và đang nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng không nằm ngoài xu hướng tất yếu đó.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Hai Bà Trưng ” đã tập trung giải quyết một số nội dung sau:

Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM, quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SCB Chi nhánh Hai Bà Trưng, những thuận lợi và hạn chế còn tồn tại để từ đó có những định hướng và giải pháp đúng đắn cho việc phát triển dịch vụ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Ba là, trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SCB Chi nhánh Hai Bà Trưng, luận văn đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ này trong thời gian tới.

Cùng với quá trình phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhanh, các hoạt động dịch vụ điện tử trong thời gian tới sẽ có những thay đổi lớn, ngày càng hoàn thiện và tiện ích hơn. Với hệ thống các giải pháp trên, tác gỉả hy vọng rằng SCB Hai Bà Trưng sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ nhằm gia tăng doanh số, thị phần và vị thế của hoạt động ngân hàng điện tử trên thị trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gòn các năm 2017-2019. 2. Báo cáo kết quả kinh doanh của SCB Hai Bà Trưng các năm 2015-2020 .

3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2018), tài liệu Quy định hoạt động ngân hàng

điện tử của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

4. Báo cáo tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của SCB 2015 -2020 5. Tài liệu đào tạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

6. Vũ Ngọc Dung (2010), Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu

hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng, Tạp chí ngân hàng.

7. ThS. Kim Đức thịnh (2010), Bàn về ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở

Ngân hàng thương mại Việt Nam.

8. TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

9. TS. Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing ngân hàng, NXB Thống kê.

10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Tài liệu hội thảo khoa học “ Phát

triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

11. Tạp chí Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Hà Nội.

12. Luật các tổ chức tín dụng và sửa đổi luật các tổ chức tín dụng năm 2005. 13. Một số website:

https://www.sbv. gov.vn https://www.scb.com.vn

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Tuổi :...

Nghề nghiệp:...

Công ty: ...

Câu 1. Anh/Chị đã giao dịch với SCB trong thời gian bao lâu ? Dưới 2 năm Từ 2 năm đến 5 năm Từ 5 năm đến 10 năm Trên 10 năm Câu 2. Anh/Chị đang sử dụng dịch vụ của mấy ngân hàng ? 1 ngân hàng :...

2 ngân hàng : ...

3 ngân hàng: ...

Trên 3 ngân hàng :... Câu 3. Anh/Chị đang sử dụng dịch vụ NHĐT nào của SCB ?

Thẻ ATM Máy POS SMS Banking

Internet Banking Mobile Banking Chưa sử dụng

Câu 4. Anh/Chị biết đến dịch vụ NHĐT của SCB qua nguồn thông tin nào ?

Nhân viên tư vấn

Nguười thân, bạn bè, đồng nghiệp

Phương tiện truyền thông

Tờ rơi ở ngân hàng

Khác

Câu 5. Anh/Chị thường sử dụng dịch vụ NHĐT của SCB mỗi tháng: ...lần/tháng.

Câu 6. Lý do Anh/Chị chưa sử dụng dịch vụ NHĐT của SCB ?

Dịch vụ còn mới, chưa biết, chưa có thông tin

Chưa có nhu cầu sử dụng

Cảm thấy không yên tâm, không an toàn

Thói quen giao dịch tại ngân hàng

Lo ngại thủ tục rườm rà

Không quan tâm

Quen sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác

Khác

Câu 7. Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ hài lòng về dịch vụ NHĐT ?

Hoàn toàn không hài lòng

Không hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

Câu 8. Anh/Chị có muốn tiếp tục duy trì quan hệ với Ngân hàng SCB không ?

Không

Câu 9. Anh/Chị vui lòng cho biết thu nhập bình quân trong 1 tháng ?

Dưới 5.000.000 đ

Từ 5.000.000 đ đến 10.000.000 đ

Từ 10.000.000 đ đến 15.000.000 đ

Trên 15.000.000 đ

Câu 10. Những ý kiến, đóng góp của Anh/Chị để cải tiến, phát triển dịch vụ NHĐT của SCB ?

Một phần của tài liệu 1064 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 92)